- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Bèo tấm tía, phát tán phong nhiệt
Bèo tấm tía, phát tán phong nhiệt
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Bèo tấm tía, Bèo đánh trống - Spirodela polyrrhiza (L.) Schicil, thuộc họ Bèo tấm - Lemnaceae.
Mô tả
Tản xoan hay tròn, rộng 6 - 8mm dài hơn ngang 1 - 1,5 lần, gân 7 - 16, khó nhận, mặt dưới đỏ, mỗi tản mang 7 - 21 rễ. Mo có hai môi; buồng mang hai nhị; noãn 1-2, đứng trong lá noãn.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Spirodelae; thường gọi là Phù bình.
Nơi sống và thu hái
Cây mọc trà trộn với các loại bèo khác trên ao hồ, ruộng khắp nơi.
Tính vị, tác dụng
Vị cay, tính hàn; có tác dụng phát tán phong nhiệt, trừ phong chống ngứa, lợi tiểu, tiêu thũng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng trị sởi không mọc, mày đay, ghẻ ngứa, phù thũng, đái ít. Liều dùng 3 - 9g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài với lượng vừa phải, giã cây tươi đắp, rửa.
Bài viết cùng chuyên mục
Cóc kèn leo: dùng thân làm thuốc giải nhiệt
Cây dùng để duốc cá, nhưng lại không có tính chất diệt trùng mạnh, ở Thái Lan, trong y học cổ truyền, người ta dùng thân làm thuốc giải nhiệt
Khoai dái, thuốc tiêu viêm
Trong y học cổ truyền, thường dùng Dái củ, Nó có vị đắng, tính bình, có tác dụng tiêu viêm, tiêu sưng, long đờm, cầm máu
Ngõa vi gân mờ: thanh nhiệt giải độc
Ở Trung Quốc, cây được dùng trị viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm thận, lỵ, viêm gan, viêm kết mạc mắt, viêm hầu họng.
Quao nước: làm thuốc điều kinh
Dân gian thường dùng lá Quao, phối hợp với ích mẫu, Ngải cứu, Cỏ gấu, Muồng hoè để làm thuốc điều kinh, sửa huyết, bổ huyết.
Ngót nghẻo: trị các bệnh về da
Nó có tính kích thích dạ dày ruột nên có thể gây nôn và xổ, nước chiết củ có tính kháng khuẩn đối với Staphylococcus aureus.
Lưỡi nai, rút mủ mụn nhọt
Chuỳ hoa ở nách lá, ngắn hơn lá, có lông. Hoa to to, màu trăng trắng; phiến hoa 6, dài 6mm, nhị sinh sản 9, nhị lép 3, bầu tròn, không lông
Gia đỏ trong, cây thuốc trị lỵ
Loài đặc hữu ở miền Nam Việt Nam, gặp ở rừng Bảo chánh thuộc tỉnh Đồng Nai và một số nơi khác thuộc các tỉnh Kontum, Gia Lai và Đắc Lắc
Đậu chiều, cây thuốc trợ tỳ tiêu thực
Đậu săng có vị đắng, tính mát; có tác dụng ấm phế, trợ tỳ, tiêu thực, làm thông huyết mạch
Mức lông: thuốc trị rắn độc cắn
Mức lông, với tên khoa học Wrightia tomentosa (Roxb.) Roem. et Schult., là một loài cây thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae). Cây thường mọc ở các vùng rừng núi, đặc biệt là ở các khu vực khô hạn.
Dưa lông nhím, cây thuốc lợi sữa
Loài của Trung Quốc và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở Lào Cai và Ninh Bình, Thu hái cây và quả vào mùa thu-đông, dùng tươi hay phơi khô
Ngọc lan tây lá rộng: tác dụng hạ sốt
Gỗ được xem như là có tác dụng hạ sốt. Vỏ cây được sử dụng ở Campuchia làm thuốc trị bệnh về mũi hầu
Chè dại: cây thuốc làm dễ tiêu và bổ
Lá không chứa alcaloid, không có chất thơm, thường được đồng bào Mường ở Lai Châu, Hoà Bình dùng nấu nước uống thay chè, xem như là dễ tiêu và bổ
Giá co: cây thuốc thanh nhiệt mát gan
Lá nấu canh ăn được, Dân gian dùng toàn cây chữa rắn cắn và chữa chân tay co quắp, Ở Trung Quốc có nơi dùng chữa bệnh về gan và phổi.
Đa tròn lá, cây thuốc chữa bệnh lậu
Nhựa cũng được dùng đắp ngoài vào các chỗ đau do tê thấp và đau lưng, Nước pha vỏ cây làm thuốc trị lỵ, ỉa chảy và đái đường
Đơn hẹp: cây thuốc chữa đau đầu
Cây mọc hoang và cũng thường được trồng phổ biến khắp nơi làm cây cảnh vì hoa đẹp. Còn phân bố ở Ân Độ, Trung Quốc, Malaixia.
Chút chít Nepal: làm thuốc xổ chữa tiện kết
Người ta thường dùng Chút chít Nepal thay vị Đại hoàng để làm thuốc xổ chữa tiện kết, lá được dùng ở Ấn Độ trị đau bụng
Chùm bao lớn: chữa lở ngứa ngoài da
Dùng uống trong chữa phong hủi, lở ngứa ngoài da, giang mai, hay nấu với Hạt gấc, Khinh phấn, Hùng hoàng, dầu Vừng để bôi ngoài
Đơn trà: cây thuốc
Cây bụi nhỏ: Thường mọc dưới tán rừng, cao khoảng 1-2 mét. Lá: Đơn, mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng, mép nguyên. Hoa: Mọc thành chùm ở kẽ lá, màu trắng. Quả: Hình cầu, khi chín có màu đen.
Kinh giới đất, thuốc chữa cảm cúm
Cũng như nhiều loài khác, có thể dùng làm thuốc phát hàn và lợi tiểu, giải nắng, chỉ hoắc loạn, đau bụng, mặt mắt phù nề, cước khí và cấp tính viêm dạ dày
Hoắc hương nhẵn: cây thuốc trị ho ra máu
Hoắc hương nhẵn, với tên khoa học là Agastache rugosa, là một loại cây thảo dược quý hiếm, từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt là ho ra máu.
Ô quyết: chữa cảm mạo phát sốt lị viêm ruột
Cây được chữa cảm mạo phát sốt, lị, viêm ruột, viêm gan, hoàng đản cấp tính, sưng amygdal, viêm tuyến nước bọt, trúng độc thức ăn, trúng độc thuốc.
Chân chim núi đá: dùng làm thuốc trị hậu sản
Dân gian dùng làm thuốc trị hậu sản. Ở Trung Quốc Vân Nam rễ được dùng trị cam tích trẻ em, gân cốt đau nhức
Móng rồng nhỏ: dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống
Rễ cây sắc nước dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống, các lương y ở Đồng Tháp, An Giang dùng nó làm thuốc thông kinh, trục huyết ứ và làm thuốc trị trúng gió và chữa đau nhức gân xương.
Du sam: cây thuốc trị ho tiêu đờm
Hạt có thể ép lấy dầu, thường dùng để đốt, chế xà phòng và dùng để đánh bóng đồ gỗ, dầu này còn dùng làm thuốc ho, tiêu đờm và sát trùng.
Cách cỏ, trị bò cạp và rắn cắn
Rễ được dùng ở Ân Độ làm một chế phẩm trị tê thấp; cây được dùng làm thuốc trị bò cạp và rắn cắn. Có người dùng rễ trị suyễn, cúm, ho khan