Bèo lục bình: sơ phong thanh nhiệt

2018-04-01 06:00 PM

Bèo lục bình có thể dùng làm thức ăn cho người; người ta lấy cả đọt non và cuống lá mang về, rửa sạch, nấu canh, chỉ cần cho chín tái, không nên chín nhừ.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bèo lục bình, Bèo tây, Bèo Nhật Bản, Bèo sen - Eichhornia crassipes (Mart) Solms, thuộc họ Bèo lục bình - Pontederiaceae.

Mô tả

Cây thảo sống nhiều năm, nổi ở nước hoặc bám trên đất bùn, mang một chùm rễ dài và rậm ở phía dưới. Kích thước cây thay đổi tuỳ theo môi trường sống có nhiều hay ít chất màu. Lá mọc thành hoa thị, có cuống phồng lên thành phao nổi, gân lá hình cung. Cụm hoa bông hay chuỳ ở ngọn thân dài 15cm hay hơn. Hoa không đều, màu xanh nhạt hay tím; đài và tràng cùng màu, hàn liền với nhau ở gốc, cánh hoa trên có một đốm vàng; 6 nhị (3 dài, 3 ngắn); bầu trên 3 ô, chứa nhiều noãn, nhưng chỉ có một cái sinh sản. Quả nang.

Cây ra hoa từ mùa hạ tới mùa đông.

Bộ phận dùng

Phần của cuống lá phồng lên thành phao nổi - Petiolus Eichhorniae, hoặc dùng toàn cây - Herba Eichhorniae.

Nơi sống và thu hái

Cây gốc ở châu Mỹ (Brazin) năm 1905 được đem vào trồng làm cảnh ở Hà Nội. Về sau lan ra khắp nơi một cách nhanh chóng. Nhân dân ta thường dùng toàn cây làm phân xanh hoặc chất độn có phân chuồng và dừng chân nuôi lợn. Để dùng làm thuốc, lấy cây về, bỏ thân và rễ, chỉ lấy lá, chủ yếu là phần phình của cuống lá.

Thành phần hoá học

Người ta đã biết thành phần hoá học của Bèo lục bình theo tỷ lệ %: Nước 92,6, protid 2,9, glucid 0,9, xơ 22, tro 1,4, calcium 40,8mg%, phosphor 0,8mg%, caroten o,66mg% và vitamin C 20mg%.

Tính vị, tác dụng

Vị nhạt, tính mát; có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, lợi niệu giải độc, tiêu sưng, giảm đau.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Bèo lục bình có thể dùng làm thức ăn cho người; người ta lấy cả đọt non và cuống lá mang về, rửa sạch, nấu canh, chỉ cần cho chín tái, không nên chín nhừ, dùng ăn mát, không ngứa. Bông hoa cũng ăn được, có thể dùng ăn sống hoặc nấu canh như các đọt non. Bèo lục bình dùng chữa sưng tấy, viêm đau như sưng bắp chuối bẹn, tiêm bị áp xe, chín mé, sưng nách, viêm tinh hoàn, viêm khớp ngón tay, viêm hạch bạch huyết vv.. Thường dùng phần phồng của cuống lá giã nát, thêm muối (5 - 8g trong 100 g bèo) đắp, bó. Ở Ân Độ, hoa được dùng làm thuốc chữa bệnh về đường hô hấp. Nhân dân ta còn dùng Bèo lục bình làm thuốc chữa các vết thương trên cơ thể bị nhiễm chất độc hoá học. Dùng lá bèo rửa sạch, thêm muối giã nát, đắp dàn đều lên chỗ sưng rồi băng lại, phải quấn băng lỏng, đừng để chảy mất nước. Nên đắp cách đêm, từ tối hôm trước đến sáng hôm sau. Thường chỉ đắp 1 - 2 lần là hết đau nhức. Trong khi chữa không phải tiêm hay uống thuốc kháng sinh.

Ở Trung Quốc, người ta dùng toàn cây làm thuốc trị cảm mạo phát nhiệt, tiểu tiện đỏ đau, phong chẩn, mụn nhọt sưng đỏ.

Ghi chú

Gần đây người ta đã phát hiện các lợi ích khác của Bèo lục bình như:

Chống ô nhiễm nguồn nước như. Bèo lục bình làm sạch nước nơi chúng mọc, có khả năng làm giảm bớt ô nhiễm môi trường. Chỉ cần 1/3 ha bèo, mỗi ngày đủ để lọc 2225 tấn nước bị ô nhiễm các chất thải sinh học và các hoá chất. Bèo này còn loại được các kim loại nặng độc như thuỷ ngân, chì, kền, bạc, vàng vv...

Cung cấp năng lượng

Dùng vi khuẩn cho bèo lên men; 1kg bèo sẽ cho 0,3m3 khí methan. Bã bèo sau khi lên men có thể dùng làm phân bón.

Bài viết cùng chuyên mục

Mắm đen: thuốc trị bệnh phong hủi

Lá dùng làm phân xanh, chứa nhiều đạm. Quả ăn được, cây làm củi, hoa là nguồn nuôi ong mật. Vỏ thân và vỏ rễ dùng làm thuốc trị bệnh phong hủi. Ở Trung Quốc người ta dùng làm thuốc trị lỵ

Mè đất mềm: nhuận phế làm ngừng ho

Ở Trung Quốc cây được dùng trị cảm mạo phát sốt, ho gà, lạc huyết, đau ngực, ho do viêm khí quản, trẻ em cam tích. Dùng ngoài trị mụn lở, viêm tuyến vú, đòn ngã sưng đau.

Chè: dùng khi tâm thần mệt mỏi đau đầu mắt mờ

Chè có vị đắng chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải khát, tiêu cơm, lợi tiểu, định thần, làm cho đầu não được thư thái, da thịt mát mẻ, khỏi chóng mặt xây xẩm.

Dương xỉ thường: cây thuốc trị vết thương

Dương xỉ thường là một loại cây dễ trồng và chăm sóc, thường được trồng làm cảnh. Cây có khả năng hấp thụ các chất độc hại trong không khí, giúp làm sạch môi trường.

Hoa chông: cây thuốc trị ho ra máu

Ở Trung Quốc dùng trị phổi nóng, ho ra máu, ho gà, sốt rét, Ở Ân Độ, rễ và lá dùng tiêu sưng, nước sắc rễ, lá dùng trị ho; cây được dùng trị rắn cắn

Muồng ngót, tiêu viêm giảm đau

Ở Ân Độ, cũng được xem như có tính chất tương tự Cốt khí muồng Cassia occidentalis; lá dùng ngoài trị nấm gây các đốm tròn, nước sắc cây dùng trị viêm phế quản cấp tính

Găng hai hạt: cây thuốc trị sốt

Vỏ dùng trị sốt, Cũng được dùng sắc uống chữa đau bụng cho phụ nữ sau khi sinh, Gỗ cứng dùng để đóng đồ đạc thông thường.

Nghiến: chữa ỉa chảy

Nghiến là một loài cây thuộc họ Đay, có tên khoa học là Burettiodendron tonkinensis. Loài cây này có giá trị kinh tế và y học cao, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Nam mộc hương, làm thuốc để trị lỵ

Vỏ được sử dụng làm thuốc để trị lỵ và cùng dùng trị bí tiểu tiện; có khi dùng chữa thấp khớp

Khoai vạc, thuốc bổ tỳ thận

Củ tươi chát, được dùng thay củ Mài làm Hoài sơn, với tác dụng bổ tỳ thận nhưng hoạt lực kém hơn

Cáp mộc hình sao: vỏ cây sắc rửa vết thương

Ở nước ta, nhân dân dùng vỏ cây sắc rửa vết thương. Còn ở Trung Quốc, người ta dùng rễ chữa bệnh phong thấp, viêm đau khớp xương

Cà dại hoa tím, trị sưng amydal

Còn dùng trị hen suyễn, ho, bệnh xuất tiết, sinh đẻ khó, sốt, bệnh giun, đau bụng, đái khó

Chè lông: uống lợi tiêu hoá và lợi tiểu

Chè lông có vị ngọt, tính mát, không có tác dụng tiêu thực, phá tích, giải nhiệt, trừ phiền, tán khí, thông huyết mạch, lợi tiểu, lợi sữa

Hà thủ ô trắng, cây thuốc bổ máu; bổ gan và thận

Thường dùng chữa thiếu máu, thận gan yếu, thần kinh suy nhược, ăn ngủ kém, sốt rét kinh niên, phong thấp tê bại, đau nhức gân xương

Háo duyên: cây thuốc uống trị giun

Mọc hoang trong rừng thường xanh hay trên các đồi cây bụi, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Dân gian dùng rễ sao lên sắc uống trị giun.

Lê, thuốc trị lỵ

Cây nhập từ Trung Quốc vào trồng ở vùng núi cao miền Bắc Việt Nam, tại Cao Bằng, Lạng Sơn ở độ cao 1000m, Cây trồng để lấy quả ăn. Quả khô dùng làm thuốc trị lỵ

Nấm xốp hồng, dùng làm gia vị

Nấm mọc đơn độc trên đất rừng, đặc biệt rừng có lẫn cây sồi, dẻ, ở môi trường chua. Thường xuất hiện vào mùa hè và mùa thu, với nhiều dạng

Quyển bá bám đá: tác dụng thanh nhiệt lợi thấp tiêu viêm

Được dùng trị viêm gan truyền nhiễm cấp tính, lưng eo đau nhức, mồ hôi trộm, trướng bụng, phù thũng toàn thân, tiểu tiện bất lợi, bỏng lửa, bỏng nước, dao chém xuất huyết, rắn cắn

Hoàng cầm: cây thuốc trị phế nhiệt ho

Chữa sốt cao kéo dài, phế nhiệt, ho, kiết lỵ, đái dắt, ung nhọt, nôn ra máu, chảy máu cam, ỉa ra máu, băng huyết, an thai.

Cóc chua: dùng vỏ cây trị lỵ

Nhân hạt dùng làm gia vị, ở Campuchia, người ta cũng thường trồng trong các vườn để lấy quả ăn và lấy lá làm rau

Ô rô lửa hoa cong: dùng trị chứng bệnh đau đầu chóng mặt

Ở Trung Quốc rễ cũng được dùng trị chứng bệnh lâu dài khó chữa, chứng phát lạnh phát nóng, đau đầu chóng mặt, ngực bụng có báng.

Ngọc nữ: trị viêm tai giữa mạn tính

Cây nhỡ nhẵn, nhánh gần như leo cuốn, sinh trưởng khoẻ. Lá mọc đối, xoan ngọn giáo, có mũi nhọn, mép nguyên dài.

Lan gấm, thuốc tiêu viêm

Vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng tư âm nhuận phế, làm mát phổi, mát máu sinh tân dịch, tiêu viêm, lọc máu

Cải kim thất, chữa phong thấp

Cây mọc hoang ở các đồi bãi, savan cỏ và cả trên núi đá, núi đất sa thạch, từ Nam Hà, Ninh Bình, qua Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, đến Kontum, Lâm Đồng

Thông đất: dùng chữa viêm gan cấp tính

Thông đất thường dùng chữa viêm gan cấp tính, mắt sưng đỏ đau, phong thấp nhức xương và ho mạn tính, liều dùng 20 đến 40g, sắc uống, hay phối hợp với các vị thuốc khác