- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Bèo cái: uống chữa mẩn ngứa
Bèo cái: uống chữa mẩn ngứa
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Bèo cái, Bèo ván hay Bèo tai tượng - Pistia stratiotes L., thuộc họ Ráy - Araceae.
Mô tả
Cây thảo thuỷ sinh nổi. Thân đâm chồi, mang các nhánh ngắn, có lá mọc chụm lại. Lá màu lục tuoi, có nhiều lông nhu nhung và không thấm nuớc. Buồng hoa nhỏ độ 1cm, màu lục nhạt. Mo màu trắng. Mỗi buồng chỉ mang 2 hoa trần: hoa đực ở phần trên với 2 nhị dính nhau; ở phần giữa có hoa lép thành vẩy; hoa cái ở dưới có bầu 1 ô, chứa nhiều noãn thẳng. Quả mọng chứa nhiều hạt.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Pistiae.
Nơi sống và thu hái
Loài liên nhiệt đới, sống trôi nổi trong các ao hồ, sinh sản sinh dưỡng mạnh bằng cách mọc nhánh ngang và nẩy chồi thành cây mới. ít khi gặp cây có hoa.
Thu hái toàn cây quanh năm, thường dùng tươi, không phải chế biến gì đặc biệt.
Thành phần hoá học
Bèo cái chứa 93,13% nước; 6.87% chất khô; 5,09% chất hữu cơ, 0,63% protid thô, 0,29% chất béo thô, 1,24% cellulos, 2,93% chất không chứa nitrogen, 1,78% tro, 0,185% phosphor, 1,80% calcium. Trong tro hầu hết là muối kali (75% kali chlorua, 25% kali sul fat). Toàn cây bèo cái có một chất gây ngứa tan trong nước.
Tính vị, tác dụng
Bèo cái có vị cay, tính lạnh; có tác dụng giải biểu cho ra mồ hôi và thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu độc.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Bèo cái là vị thuốc dân gian. Nhân dân thường dùng loại bèo có mặt dưới tía làm thuốc uống trong chữa mẩn ngứa, tiêu độc mụn nhọt, chữa ho, hen suyễn, thông kinh, chữa đái buốt, đái dắt... Còn dùng ngoài để rửa mụn nhọt, mẩn ngứa và giã đắp ezema. Bèo khô dùng hun trừ muỗi.
Thường dùng bèo cái phơi khô, sao, sắc nước uống, mỗi ngày 10 - 20g. Dùng ngoài nấu nước rửa.
Đơn thuốc
Chữa đau mặt sưng ngứa, đau mắt, khắp mình nổi mẩn ngứa hoặc sưng phù, dùng Bèo cái bỏ rễ, Bạc hà, Kinh giới mỗi thứ một nắm (30g) sắc uống và xông rửa.
Chữa phù thũng mới phát: Bèo cái một nắm sắc uống.
Chữa hen suyễn, dùng 100g Bèo cái tươi, bỏ rễ, giã nát vắt lấy nước, pha với xirô chanh, ngày dùng 1 - 2 lần 100ml, điều trị trong 2 - 3 tháng. Có người còn dùng bèo nấu với cơm nếp ăn trị hen.
Chữa eczena, dùng Bèo cái, rửa sạch, thêm muối giã nát, đắp ngày một lần, trong 7 - 10 ngày. Đồng thời với việc đắp ở bên ngoài, nên uống những thang thuốc giải độc có Kim ngân hoa, Bồ công anh.
Chữa mẩn ngứa, dùng 50g Bèo rửa sạch, sao vàng, sắc nước uống hàng ngày, trong 2 - 3 ngày. Khi uống nước Bèo cái, có thể thấy ngứa cổ, nhưng sẽ quen dần. Bèo cái có khả năng chống dị ứng và không có độc.
Bài viết cùng chuyên mục
Muồng lùn, dùng làm thuốc xổ
Loài phân bố trên toàn châu Á và châu Úc nhiệt đới. Ở Việt Nam, cây dọc đường đi, trong ruộng, xavan, rừng thưa vùng đồng bằng tới độ cao 500m, từ Hoà Bình tới Thanh Hoá, từ Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc
Lục lạc tù: trị bệnh đường hô hấp
Hạt rang lên, bỏ vỏ, dùng ăn được. Cây được sử dụng làm thuốc trị một số bệnh đường hô hấp. Cây được dùng ở Ân Độ trị ghẻ và ngứa lở.
Điền thanh gai, cây thuốc giải nhiệt
Thân xốp dùng đan làm mũ, cũng dùng được làm nút chai, Hột ăn được, cũng được dùng làm thuốc giải nhiệt, điều kinh, trị mụn nhọt
Quế hoa trắng: dùng trị tê thấp đau bụng ỉa chảy
Vỏ dùng ăn trầu, làm nhang, làm thuốc trị bệnh lậu, lá dùng trị tê thấp, đau bụng, ỉa chảy và trị bò cạp đốt.
Qua lâu bao lớn: tác dụng làm giảm đau tiêu viêm
Rễ được dùng ở Trung Quốc để trị mụn nhọt sưng lở, còn ở Ấn Độ, người ta dùng để trị bệnh về phổi cho vật nuôi, cũng dùng làm thuốc trị mụn nhọt và nấu với dầu mù tạc để trị đau đầu
Anh đào
Quả có vỏ quả khá dày, thịt đỏ, mọng nước, mùi dễ chịu, có thể ăn được và chế rượu uống, người ta đã chế ra loại rượu Anh đào của Đà Lạt
Mía dò, lợi thuỷ tiêu thũng
Vị chua, đắng, cay, tính mát, hơi có độc; có tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng, giải độc, chẩn dương. Ở Ân Độ, rễ cây được xem như có tác dụng xổ, lọc máu, kích thích, bổ, trừ giun
Đa lông, cây thuốc giảm phù
Tua rễ cả vỏ lẫn lõi được dùng trị phù nề cổ trướng do xơ gan; nó làm tăng bài tiết nước tiểu, làm hết hoặc giảm phù nề cổ trướng
Ké khuyết: thuốc khư phong trừ thấp
Tính vị, tác dụng, Vị đắng, tính bình; có tác dụng khư phong trừ thấp, giải độc tiêu thũng, Công dụng, Cũng dùng như Ké hoa đào.
Lan hạc đính: thuốc tiêu mụn nhọt
Ở Trung Quốc, người ta dùng thân củ để trị ho có nhiều đờm, lạc huyết đòn ngã viêm tuyến vú, ngoại thương xuất huyết.
Bí đao, có tác dụng lợi tiểu tiện
Bí đao có vị ngọt, tính lạnh, không độc, có tác dụng lợi tiểu tiện, tiêu phù thũng, thanh nhiệt, tiêu viêm. Vỏ Bí đao vị ngọt, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm tiêu thũng
Đinh lăng, cây thuốc giải độc bổ huyết
Trong rễ có glucosid, alcaloid, saponin triterpen, tanin, 13 loại acid amin, vitamin B1. Trong thân và lá cũng có nhưng ít hơn
Gạo: cây thuốc bổ âm
Hoa được dùng trị viêm ruột, lỵ, Cũng dùng như trà uống vào mùa hè, Nước hoa gạo được xem như một dung dịch bổ âm, dùng chữa thiếu máu suy nhược.
Cang: giúp tiêu hoá tốt
Cây mọc ở ruộng, hồ, rạch tĩnh khắp nước ta, từ vùng thấp đến vùng cao. Cũng phân bố ở nhiều nước nhiệt đới châu Á
Men bia, kích thích hấp thụ thức ăn
Khi còn tươi men bia là một loại bột vàng sáng, khó bảo quản. Còn ở trạng thái khô, nó lại là một loại bột màu xám xám có thể bảo quản trong vòng một năm trong lọ kín, tránh ánh sáng và nóng tới 45 độ
Nấm dắt: dùng nấu canh
Nấm dắt mọc thành cụm, có khi thành đám lớn, thường mọc rộ sau những ngày oi bức, có mưa rào ở trong rừng và ven rừng nước ta, cả trên bãi cỏ và trên đất vùng đồng bằng.
Đại kế: cây thuốc tiêu sưng
Chữa thổ huyết, chảy máu mũi, rong kinh, đái ra máu Đại kế, Trắc bá sao, Lá Sen, Thiến thảo, Rễ Cỏ tranh, Dành dành sao già, mỗi vị 20g, sắc uống.
Ớt làn lá nhỏ: dùng trị đau bụng
Rễ dùng trị đau bụng, hầu họng sưng đau, phong thấp tê đau và huyết áp cao, cũng có thể dùng trị rắn cắn và rút gai dằm.
Nắm cơm, khư phong tán hàn
Vị ngọt, hơi cay, tính hơi ấm, mùi thơm; có tác dụng khư phong tán hàn, hành khí chỉ thống, thư cân hoạt lạc
Ngấy lá đay: hoạt huyết tán ứ
Quả ăn rất ngon, có mùi vị ngấy dâu, có thể dùng chế rượu. Rễ được dùng ở Trung Quốc làm thuốc hoạt huyết tán ứ, chỉ huyết.
Hà thủ ô, cây thuốc chữa thận suy, gan yếu
Hà thủ ô có vị đắng chát, hơi ngọt, tính bình, có tác dụng bổ huyết giữ tinh, hoà khí huyết, bổ gan thận, mạnh gân xương, nhuận tràng
Lan chân rết lá nhọn, thuốc chữa liệt dương
Phần trên của thân không lá, mang hoa nhỏ màu trắng với môi vàng vàng ở tâm, rộng 6mm, dài 8mm, phiến hoa tròn dài
Bạch cổ đinh: cây thuốc chữa rắn cắn
Ở Ân Độ, người ta dùng toàn cây uống trong và đắp ngoài, làm thuốc chữa vết độc do rắn cắn và các loài bò sát khác cắn.
Đơn nem: cây thuốc tiêu thũng
Lá thường được dùng để ăn gỏi, ướp nem, ăn với thịt, cá nướng, Lá cũng được dùng nấu nước uống thay chè, Thường được dùng làm thuốc trị.
Ngải nạp hương đầu to, thuốc lợi tiêu hoá
Ở Malaixia, lá và cuống lá được dùng như thuốc lợi tiêu hoá, sát trùng và làm ra mồ hôi. Rễ được dùng sắc uống trị ho. Rễ cũng có thể sắc uống bổ máu cho phụ nữ sau khi sinh