- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Bầu nâu: chữa táo bón
Bầu nâu: chữa táo bón
Thịt quả chín thơm, ăn mát, chữa táo bón, lỵ, trị lao và bệnh về gan. Quả chưa chín hay mới chín tới, se, bổ tiêu hoá, dùng trị ỉa chảy.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Bầu nâu, Cây trái nấm - Aegle marmelos (L.) Correa, thuộc họ Cam - Rutaceae.
Mô tả
Cây gỗ rụng lá có thân hình trụ cao đến 15m, vỏ thơm màu vàng đen đen lại trên thân già, có nhánh mảnh, hơi thòng, với gai to ở nách, đơn hay xếp từng đôi màu vàng, có mũi nhọn đen. Lá có 3 lá chét thuôn, hình ngọn giáo, có mũi cứng cong ở đầu, có mép uốn lượn, cái cuối cùng lớn hơn, có mùi của lá cam. Hoa lớn, màu trắng, rất thơm, xếp thành chùm ở nách lá, đơn hay kép. Quả mọng, treo, đường kính 6-8cm, hình cầu dẹp hay dạng trứng, màu lục. Vỏ quả nhẵn và cứng bao phủ một lớp cơm nhầy, chia ra 10 - 15 ô, chứa mỗi ô 6 - 10 hạt thuôn, dẹp, có lớp lông màu trắng.
Bộ phận dùng
Quả, lá và vỏ - Fructus, Folium et Cortex Aegles.
Nơi sống và thu hái
Cây trồng ở các tỉnh phía Nam của nước ta, ở Campuchia và Lào. Ở Ân Độ, cây mọc hoang khá phổ biến ở phần Nam dãy Himalaya và được trồng khắp cả nước.
Thành phần hoá học
Cây có hàm lượng tanin cao; 9% trong thịt, 20% trong vỏ cây. vỏ thân non chứa coumarin 0,03%, alcaloid 0,003% và umbelliferon. Vỏ già chứa umbelliferon và coumarin 0,6% - fragrine 0,3%, marmesin 0,6%.. Lõi gỗ chứa một alcaloid feroquinoline, dictamin, một dihydrofurocoumarin, marmesin và - sitosterol. Quả chứa marmalosin là hoạt chất chính, nó tương đồng với imperatorin; còn có một tinh dầu có d-(-phellandren và cả allo-imperatorin và b-sitosterol; còn là có cả carbohydrat.
Tính vị, tác dụng
Quả xanh làm săn da. Thịt quả nhuận tràng giúp tiêu hoá, lại chỉ tả, trừ lỵ.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thịt quả chín thơm, ăn mát, chữa táo bón, lỵ, trị lao và bệnh về gan. Quả chưa chín hay mới chín tới, se, bổ tiêu hoá, dùng trị ỉa chảy. Thịt quả có thể ăn tươi hay chế xirô. Lá nón ăn được như rau gia vị, nhưng khó tiêu, làm cho phụ nữ khó thụ thai, tuy nhiên các lá này lại gây sẩy thai ở phụ nữ mang thai. Ở các nước Đông Dương, Ân Độ, Inđônêxia, lá được dùng trị sốt rét. Còn dùng phối hợp với trầu không, chanh trị ghẻ và vết thương. Giã ra, hơ nóng làm thuốc đắp trị đau mắt, ở Ân Độ, vỏ rễ được dùng trị sốt rét gián cách và làm thuốc duốc cá.
Bài viết cùng chuyên mục
Chìa vôi mũi giáo: cây thuốc trị phong thấp
Dây và thân được dùng ở Vân Nam Trung Quốc trị phong thấp, đòn ngã, cơ bắp co quắp, khó co duỗi và dùng ngoài đắp trị mụn nhọt.
Bầu đất dại: cây thuốc giải nhiệt
Người ta còn dùng củ sắc uống làm thuốc trị sốt rét, nên ở vùng Lai Vung tỉnh Đồng Tháp có tên gọi là Ngải rét.
Câu đằng lá to: làm thuốc trấn tĩnh, chữa đau đầu
Dùng làm thuốc trấn tĩnh, êm dịu, chữa đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, trẻ em kinh giật, nổi ban, lên sởi
Phong vũ hoa: dùng trị mụn nhọt ghẻ lở
Ở Vân Nam Trung Quốc, cây và thân tươi được dùng trị mụn nhọt ghẻ lở, đòn ngã sưng đỏ, rắn độc cắn, thổ huyết, băng huyết
Mức hoa trắng, tác dụng trừ lỵ
Vỏ thân và các bộ phận khác được dùng trị lỵ amip; vỏ cũng được dùng trị sốt, ỉa chảy, viêm gan. Vỏ và lá dùng nấu nước tắm ghẻ; có thể dùng vỏ rễ giã giập ngâm rượu
Gáo viên, cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Lá thu hái giữa mùa hè và mùa thu, Tính vị, tác dụng, Vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ, giảm đau
Mua rừng trắng: thuốc bổ chữa thiếu máu
Dân gian dùng làm thuốc bổ chữa thiếu máu; còn dùng lá sắc uống chữa phụ nữ bí đái. Rễ cây sao vàng sắc đặc uống ngừa thai sản, thường dùng mỗi tuần một chén.
Ổ vạch lá ngón: sắc uống chữa bong gân sai khớp
Dân gian dùng thân rễ giã đắp và sắc uống chữa bong gân sai khớp, ở Trung Quốc, người ta dùng lá trị đòn ngã tổn thương
Cà trời: hạt để trị đau răng
Dùng ngoài, người ta lấy rễ nấu tắm trị sốt về đêm và dùng đắp trị ghẻ, các vết đứt, vết thương, dao chém và đau bìu dái
Cò ke lông: cây thuốc trị ỉa chảy và kiết lỵ
Quả và rễ dùng trị ỉa chảy và kiết lỵ, Rễ cũng được dùng giã ra ngâm trong nước để dùng ngoài chống sự mưng mủ và dùng như thuốc bột lên vết thương
Chìa vôi Java: dùng trị bệnh mày đay
Ở Vân Nam Trung Quốc, cây được dùng trị bệnh mày đay, thấp sang, viêm da dị ứng, gãy xương đứt gân, đòn ngã tổn thương, phong thấp tê bại
Đậu cộ, cây thực phẩm rau sạch
Loài phân bố ở Đông á, Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Campuchia, Việt Nam, bán đảo Malaixia, Ở nước ta, cây mọc trên các bãi cát dọc các sông, rạch
Nhãn hương: trị chứng đau đầu cảm sốt
Cây thảo mọc đứng, cao 60 - 90cm, nhánh mảnh không lông. Lá có 3 lá chét, lá chét hình trái xoan ngược thuôn, lá phía trên thuôn dài,
Nhựa ruồi lá nhỏ: làm tan máu ứ và tiêu sưng
Nhựa Ruồi Lá Nhỏ là một loại cây bụi nhỏ thuộc họ Nhựa ruồi. Cây có nhiều ứng dụng trong y học cổ truyền, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh về da.
Đậu mèo: cây thực phẩm
Cây dây leo dài hàng chục mét, thân tròn, có khía rãnh dọc và lông trắng, lá kép với 3 lá chét mỏng, hình xoan hoặc tam giác.
Bướm bạc: thanh nhiệt giải biểu
Bướm bạc có vị hơi ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, khai uất, hoà lý, lương huyết, tiêu viêm
Lạc: thuốc trị suy nhược
Lạc có vị ngọt, bùi, béo có tác dụng bổ tỳ, dưỡng vị, nhuận phế, lợi tràng. Trong hạt lạc có một chất cầm máu, có tác dụng trên trương lực cơ.
Bèo hoa dâu, chữa sốt chữa ho
Cây mọc hoang dại trên các ruộng lúa, ao hồ và cũng được trồng làm phân xanh bón lúa, làm thức ăn cho vịt. Cây sinh sản rất nhanh, tạo thành một thảm màu lục trên mặt nước
Quyết chân phù: cây để chữa phong thấp
Ở Vân Nam Trung Quốc, người ta dùng cây này để chữa phong thấp, đau khớp xương, lỵ và dùng ngoài trị mụn nhọt độc, ngoại thương xuất huyết
Khôi, thuốc chữa đau dạ dày
Nhiều địa phương khác ở tỉnh Nghệ an cũng dùng lá Khôi chữa đau dạ dày. Lá Khôi được dùng với lá Vối, lá Hoè nấu nước tắm cho trẻ bị sài lở
Ba gạc lá nhỏ, cây thuốc chữa huyết áp cao
Vỏ rễ thường dùng trị cao huyết áp và lỵ, Còn dùng chữa chốc đầu, Trong dân gian, có khi dùng rễ sắc uống trị thương hàn, tiêu độc và trị đau đầu
Nhót Loureiro: cây thuốc có tác dụng trừ ho chống hen
Dùng ngoài trị bệnh nấm ecpet mọc vòng, trĩ nhức nhối, đòn ngã bầm giập, nghiền quả thành bột và đắp vào chỗ đau hoặc nấu nước để xông và rửa
Kim giao, thuốc chữa ho ra máu
Lá cây sắc uống chữa ho ra máu và sưng cuống phổi, cũng dùng làm thuốc giải độc. Gỗ quý, nhẹ, thớ mịn, có nhiều vân đẹp nên thường được dùng làm đồ mỹ nghệ
Cải trời, thanh can hoả
Cải trời có vị đắng, mùi thơm, tính bình, có tác dụng thanh can hoả, giải độc tiêu viêm, tán uất, tiêu hòn cục, cầm máu, sát trùng
Đảng sâm: cây thuốc bổ
Đảng sâm là một loại cây thảo sống lâu năm, thân leo, có củ. Củ đảng sâm là bộ phận được sử dụng làm thuốc, có hình trụ dài, phân nhánh, màu vàng nhạt.