Bầu đất dại: cây thuốc giải nhiệt

2017-11-05 11:10 AM

Người ta còn dùng củ sắc uống làm thuốc trị sốt rét, nên ở vùng Lai Vung tỉnh Đồng Tháp có tên gọi là Ngải rét.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bầu đất dại, Kim thất giả, Thổ tam thất, Ngải rít - Gynura pseudocchina (L.) DC., thuộc họ Cúc Asleraceae.

Mô tả

Cây thảo mọc đứng, nhẵn nhiều hay ít, có rễ nạc tròn, có thớ, nom như dạng củ Tam thất.

Lá mọc từ gốc hình trái xoan ngược hay thuôn, gân nhẵn hay có lông phấn, chóp tròn, gốc thót lại hẹp dài, mép hầu như nguyên, lượn sóng hay xẻ thuỳ lông chim, dài 10 - 15cm, rộng 1,5 - 5cm. Cụm hoa hình rổ màu vàng, xếp 4 - 5 cái thành ngù ở ngọn cây; bao chung có nhiều hàng lá bắc có hình dạng khác nhau. Quả bế hình trụ dài 2,5mm, có 10 cạnh.

Bộ phận dùng

Toàn cây, nhất là củ - Radix Gynurae; thường gọi là Thổ tam thất, Nam bạch truật.

Nơi sống và thu hái

Cây mọc phổ biến trong các savan cỏ khô hạn khắp Đông Dương và cũng phổ biến ở Ân Độ, Inđônêxia, Thái Lan, Trung Quốc. Ở nước ta, thường gặp ở vùng núi Quảng Trị, Lâm Đồng, Tây Ninh cho tới đồng bằng. Có nơi trồng để lấy củ. Đào lấy củ, cắt bỏ rễ con, rửa sạch, thái lát phơi hay sấy khô, cũng thường dùng tươi.

Tính vị, tác dụng

Lá cây có tính làm dịu và tan sương có tác dụng giải nhiệt và tiêu độc. Củ có tính bổ dưỡng, điều huyết. Ở Hải Nam (Trung Quốc), người ta cho rằng rễ chống ho, làm mát máu, sinh tân dịch.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thân và lá có thể dùng làm rau ăn như rau bầu đất, vừa mát lại giải nhiệt. Người ta thường dùng cây lá giã nát đắp trên các mụn nhọt để làm tan sưng và trị viêm quầng. Dịch lá dùng làm thuốc súc miệng để trị viêm họng. Nhưng cách sử dụng thông thường nhất là dùng rễ củ phơi hay sấy khô tán nhỏ thành bột và chiên với nước trà làm thuốc uống cho phụ nữ sinh nở để điều hoà huyết; cũng có tác dụng bổ. Theo Poilane, lá cây có tác dụng ngăn thụ thai. Người ta còn dùng củ sắc uống làm thuốc trị sốt rét, nên ở vùng Lai Vung tỉnh Đồng Tháp có tên gọi là Ngải rét; có khi còn dùng làm thuốc đắp vào tay người bệnh khi lên cơn. Rễ còn được dùng trị xuất huyết tử cung, lỵ và tiêu viêm các vết thương.

Ở Ân Độ, cây được dùng làm thuốc dịu, tan sưng, dùng chữa viêm quầng và u bướu ở vú. Dịch lá làm thuốc súc miệng dùng khi bị viêm họng.

Bài viết cùng chuyên mục

Ổ vạch lá ngón: sắc uống chữa bong gân sai khớp

Dân gian dùng thân rễ giã đắp và sắc uống chữa bong gân sai khớp, ở Trung Quốc, người ta dùng lá trị đòn ngã tổn thương

Câu đằng lá to: làm thuốc trấn tĩnh, chữa đau đầu

Dùng làm thuốc trấn tĩnh, êm dịu, chữa đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, trẻ em kinh giật, nổi ban, lên sởi

Hoa hiên: cây thuốc thanh nhiệt lợi niệu

Hoa hiên (Hemerocallis fulva L.) là một loài cây thân thảo thuộc họ Hoa hiên (Hemerocallidaceae), thường được trồng làm cảnh và sử dụng trong y học cổ truyền.

Bách nhật: cây thuốc chữa bệnh hô hấp

Bầu hình trứng với hai đầu nhuỵ hình chỉ, Quả là một túi có vỏ mỏng như màng, Hạt hình trứng màu nâu đỏ, bóng loáng.

Bèo lục bình: sơ phong thanh nhiệt

Bèo lục bình có thể dùng làm thức ăn cho người; người ta lấy cả đọt non và cuống lá mang về, rửa sạch, nấu canh, chỉ cần cho chín tái, không nên chín nhừ.

Cào cào: thuốc sắc uống để điều kinh

Cây mọc trên đất ẩm ướt vùng núi cao Lào Cai Sapa, Quảng Ninh Kế Bào và Lâm Đồng.

Ngọc trúc hoàng tinh: chữa cơ thể suy nhược

Ngọc trúc hoàng tinh là thuốc bổ chữa cơ thể suy nhược, sốt nóng âm ỉ, mồ hôi ra nhiều, mồ hôi trộm

Mẫu kinh, trị cảm cúm

Lá được dùng trị cảm cúm, sốt rét, viêm ruột, lỵ viêm đường niệu - sinh dục, eczema, viêm mủ da. Quả dùng trị ho, hen suyễn đau vùng thượng vị, rối loạn tiêu hoá, viêm ruột lỵ

Mùi chó quả mọng, cây thuốc

Thuốc đắp thường không có kết quả tốt, nhưng lá khô ngâm trong cồn chiết ether lại làm phồng da nhanh và không gây đau đớn. Nếu cho nước cồn chiết ether bay hơi thì phần còn lại là một chất nhựa

Đầu nưa: cây thuốc trị nọc rắn

Gốc ở Trung Mỹ, được nhập trồng ở Thảo cầm viên và các vườn cảnh ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Ná nang, chữa ngứa và nấm da

Cây mọc phổ biến một số nơi tại các tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Tây đến Thừa Thiên Huế và Quảng Nam Đà Nẵng

Na rừng, thuốc an thần gây ngủ

Rễ có vị cay ấm, hơi đắng, có hương thơm; có tác dụng hành khí chỉ thống, hoạt huyết, tán ứ, khư phong tiêu thũng

Cỏ may: cây thuốc chữa da vàng, mắt vàng

Chữa da vàng, mắt vàng, bệnh về gan, dùng 360g rễ Cỏ may thái nhỏ, sao vàng, sắc với nửa lít nước còn 250ml, chia 2 lần uống thay nước trà trong ngày, Uống liền trong 5 ngày

Găng nam bộ: cây thuốc trị sốt rét

Vỏ dùng trị sốt rét rừng, gỗ cũng được dùng trị sốt rét, Hoa, lá vỏ cây được dùng nấu nước uống thay trà.

Cóc (cây): sắc uống để trị ỉa chảy

Quả có thịt cứng, nhiều dịch màu vàng có vị chua, thường dùng ăn, ở Campuchia, vỏ cóc phối hợp với vỏ Chiêu liêu nghệ được dùng sắc uống để trị ỉa chảy

Nghể hoa đầu, tác dụng giải độc

Vị đắng, cay, tính nóng, có tác dụng giải độc, tán ứ, lợi niệu thông lâm. Có tác giả cho là cây có vị chua, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, lợi niệu

Long não: chữa cảm cúm đau đầu

Rễ gỗ chữa cảm cúm, đau đầu, đau dạ dày và đầy bụng, thấp khớp, đòn ngã tổn thương, quả trị đau dạ dày, khó tiêu hoá, trướng bụng, viêm dạ dày ruột.

Húng lũi, thuốc lợi tiêu hoá

Dùng hãm uống làm thuốc lợi tiêu hoá, Cũng dùng ngoài giã đắp làm thuốc sát trùng, chữa vết thương chữa sưng vú

Hoàng liên gai: cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Thường dùng làm thuốc chữa ỉa chảy, lỵ, đau mắt, ăn uống kém tiêu.

Cất hoi: sử dụng để điều trị tưa lưỡi

Cất hoi có vị hơi chua, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, tiêu sưng, lợi tiểu.

Mua bà: trị ỉa chảy

Dân gian dùng lá chữa mụn nhọt, sâu quảng, chữa sưng khớp và tê thấp, chữa cam tẩu mã. Rễ dùng chữa sâu răng. Có thể sắc nước uống hoặc dùng lá giã đắp hay tán bột đắp.

Quyển bá xanh lục: có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ thấp tiêu viêm

Quyển bá xanh lục vị ngọt, tính bình có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ thấp tiêu viêm, chống khối u tân sinh

Hướng dương dại: thuốc trị ghẻ

Hướng dương dại, hay còn gọi là các loài hoa trong họ Cúc (Asteraceae) có hình dáng tương tự hoa hướng dương nhưng mọc hoang dã, thường được sử dụng trong y học dân gian để điều trị một số bệnh.

Me rừng: cây thuốc có tác dụng hạ nhiệt

Rễ có vị đắng chát, tính bình có tác dụng thu liễm, hạ huyết áp, vỏ cũng có tác dụng thu liễm, hoa làm mát, hạ nhiệt, nhuận tràng

Quế gân to: dùng chữa bụng lạnh ngực đau

Ở Vân Nam Trung Quốc, vỏ cây cũng được dùng chữa bụng lạnh ngực đau, nôn mửa ế ách, phong thấp tê đau, đòn ngã ứ trệ, huyết ứ trường phong.