Bầu đất, cây thuốc giải nhiệt

2017-11-05 11:09 AM
Người ta dùng cành lá, ngọn non chần qua nước sôi, xào hoặc nấu canh cua, cũng dùng làm rau trộn dầu giấm, Canh bầu đất được xem như là bổ, mát

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bầu đất, Kim thất, Rau lúi, Rau bầu đất - Gynura procumbens (Lour) Merr. (G. sarmentosa DC), thuộc họ Cúc - Asteraceae.

Mô tả

Cây thảo mọc bò và hơi leo, cao đến 1m. Thân mọng nước, phân nhiều cành. Lá dày, dòn, thuôn, xanh lợt ở mặt dưới, hơi tía ở mặt trên và xanh ở các gân, dài 3 - 8cm, rộng 1,5 - 3,5cm, khía răng ở mép; cuống dài cỡ 1cm. Cụm hoa ở ngọn cây, gồm nhiều đầu màu tía, các hoa trong đầu hoa hình ống, màu vàng da cam. Quả bế có ba cạnh, mang một mào lông trắng ở đỉnh.

Cây ra hoa kết quả vào mùa xuân-hè.

Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Gynurae Procumbentis.

Nơi sống và thu hái

Hầu hết phân bố ở nhiều nước châu á như Ân Độ, Inđônêxia, Thái Lan, Philippin và Việt Nam.

Ở nước ta, bầu đất mọc hoang dại, nhưng cũng thường được trồng làm rau ăn và làm thuốc. Người ta thu hái cả cây vào mùa hạ, dùng tươi hay phơi khô.

Ngọn cây mang hoa; 2. Cụm hoa; 3. Quả

Tính vị, tác dụng

Bầu đất có vị đắng thơm, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Người ta dùng cành lá, ngọn non chần qua nước sôi, xào hoặc nấu canh cua; cũng dùng làm rau trộn dầu giấm. Canh bầu đất được xem như là bổ, mát.

Bầu đất được dùng làm thuốc để chữa: 1. Đái són, đái buốt; 2. Phụ nữ viêm bàng quang mạn tính, khí hư bạch đới, bệnh lậu, kinh nguyệt không đều; 3. Trẻ em đái dầm và ra mồ hôi trộm; 4. Sốt phát ban (sởi, tinh hồng nhiệt) và lỵ. Dùng ngoài trị đau mắt đỏ.

Ở Campuchia, thân và lá bầu đất dùng phối hợp với những vị thuốc khác để hạ nhiệt, trong chứng sốt phát ban như các bệnh sởi, tinh hồng nhiệt. Ở Malaixia, người ta cũng dùng lá ăn trộn với dầu giấm và cũng dùng cây để trị lỵ. Còn ở Java người ta dùng nó để trị bệnh đau thận.

Đơn thuốc

Đái són, đái buốt, trẻ em đái dầm: Bầu đất tươi 80g, sắc nước uống.

Chữa phụ nữ viêm bàng quang, khí hư, bạch đới: Bầu đất sắc nước uống với bột Thổ tam thất và ý dĩ sao với liều bằng nhau, mỗi lần 10 - 15g ngày uống 2 lần.

Bài viết cùng chuyên mục

Chuồn chuồn (cây): sắc uống để chữa bệnh tim đập nhanh

Nước hãm thân cây mang lá được dùng sắc uống để chữa bệnh tim đập nhanh và dùng nấu nước tắm để làm cho sự mọc răng được dễ dàng

Lài trâu lá nhỏ, thuốc dạ dày

Cụm hoa xim hay chùm ở nách lá. Hoa màu trắng, có cuống dài, thõng. Quả gồm hai quả đại rẽ ra, dạng túi, hơi dài, nhọn mũi, nhẵn

Mơ: giáng khí chỉ khái

Mơ là một loại cây ăn quả quen thuộc, được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Quả mơ không chỉ ngon ngọt mà còn có nhiều giá trị dinh dưỡng và dược liệu.

Địa phu, cây thuốc thanh nhiệt lợi thấp

Quả có vị cay, đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khư phong trừ ngứa, trợ tim và lợi tiểu

Ngải tiên: khư phong trừ thấp

Vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng khư phong trừ thấp, ôn trung tán hàn. Tinh dầu có tính gây trung tiện, trừ giun.

Cà dại hoa trắng: tác dụng hoạt huyết

Dùng ngoài trị đinh nhọt và viêm mủ da, giã lá tươi và đắp vào chỗ đau. Người bị bệnh tăng nhãn áp không dùng.

Huệ: thuốc lợi tiểu gây nôn

Ở Ấn Độ, người ta dùng hành phơi khô và tán bột dùng làm thuốc trị lậu, Có nơi, như ở Vũng Tàu, người ta thường dùng củ chữa bệnh sốt rét.

Cám: cây làm thuốc

Quả không ngọt như các loại quả khác nhưng vỏ quả và hạt đều ăn được, có thể chống đói. Cũng dùng lấy đường và chế rượu

Mâu linh: chống co giật

Cây thảo bò, không lông, thân hình trụ, nâu. Lá ở phía dưới có phiến hình tim, các lá trên hình xoan, bầu dục, gốc hơi bất xứng dài 5,5cm, rộng 4,5cm, gân phụ 2 cặp, một đi từ gốc.

Cỏ gấu ăn: trị bệnh viêm dạ dày

Củ dịu và ngọt giống hạt dẻ và dùng làm thức ăn ngon, do có tỷ lệ dầu cao nên chất bột chế từ củ là một loại thức ăn cho nhiều năng lượng, củ có tác dụng kích dục và kích thích.

Đen, cây thuốc bổ dưỡng

Gỗ xấu, dễ bị mối mọt nên ít được sử dụng, Hạt luộc ăn được hay ép lấy dầu dùng ăn thay mỡ có tính bổ dưỡng

Móc mèo xanh, chữa bệnh mắt vàng

Loài phân bố từ Xri Lanca, Ân Độ tới bán đảo và quần đảo Malaixia. Thường gặp ở những đất không còn rừng, rú bụi thứ sinh, rừng thưa tới độ cao 1200m

Nga trưởng: uống trị sốt

Lá dùng sắc uống trị sốt, lá khô, tán thành bột, hoà vào nước, nguội uống trong trị bệnh ngoài da, thân rễ nghiền ra, trộn với dầu Vừng dùng bôi làm tóc mọc nhanh.

Đậu rựa: cây thuốc trị hư hàn

Quả non có thể xào nấu, quả già ương thì lấy hạt hầm với thịt gà, thịt lợn rất ngon và bổ, Thường được dùng làm thuốc trị hư hàn, ách nghịch, nôn mửa.

Ngải nạp hương đầu to, thuốc lợi tiêu hoá

Ở Malaixia, lá và cuống lá được dùng như thuốc lợi tiêu hoá, sát trùng và làm ra mồ hôi. Rễ được dùng sắc uống trị ho. Rễ cũng có thể sắc uống bổ máu cho phụ nữ sau khi sinh

Đơn kim: cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Cây thảo sống hàng năm: Thân mảnh, có lông, cao khoảng 30-100cm. Lá: Đối diện, hình mác, mép có răng cưa. Hoa: Cụm hoa đầu, màu vàng. Quả: Hình dẹt, có nhiều gai nhỏ.

Câu đằng: chữa trẻ em kinh giật

Câu đằng có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, trừ phong, hạ huyết áp. Câu đằng có tác dụng hạ huyết áp là do hoạt chất rhynchophyllin quyết định

Hoàng liên: cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Hoàng liên là vị thuốc bổ đắng, có tác dụng kiện vị, thường được dùng điều trị tiêu hoá kém, viêm dạ dày, trị oẹ khan, tả lỵ, bệnh trĩ, uống nhiều vật vã.

Nghể chàm, chữa thổ huyết

Hoa được dùng như Thanh đại, giã lấy nước bôi ngoài làm thuốc chữa loét vòm miệng, viêm họng cấp, viêm amygdal, viêm lợi, viêm niêm mạc vòm miệng

Đinh lăng, cây thuốc giải độc bổ huyết

Trong rễ có glucosid, alcaloid, saponin triterpen, tanin, 13 loại acid amin, vitamin B1. Trong thân và lá cũng có nhưng ít hơn

Phi yến: đắp ngoài da điều trị chấy ở tóc

Hạt chứa dầu cố định 39 phần trăm và alcaloid toàn phần là 1 phần trăm, các alcaloid đã biết là ajacine, ajaconine, ajacinine, ajacinoidine và một base tương tự lycoctonine

Địa y phổi: cây thuốc kích thích tiêu hóa

Cây có vị đắng, có tác dụng kích thích các tuyến nước bọt, dạ dày và ruột; mặt khác giúp khai vị và tăng lực.

Móng bò vàng: dùng trị viêm gan

Ở Ân Độ, nước sắc vỏ rễ dùng trị viêm gan, trị giun; chồi và hoa non dùng trị bệnh lỵ. Quả dùng lợi tiểu. Cây dùng trị rắn cắn và bò cạp đốt.

Nghệ bụi: khư phong lợi thấp

Nghệ bụi và nghệ phù (Polygonum caespitosum Blume) là một loại cây thảo dược thuộc họ Rau răm (Polygonaceae). Loài cây này thường mọc hoang ở các vùng đất ẩm, ven suối, hoặc các khu vực có độ cao thấp.

Cào cào: thuốc sắc uống để điều kinh

Cây mọc trên đất ẩm ướt vùng núi cao Lào Cai Sapa, Quảng Ninh Kế Bào và Lâm Đồng.