- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Bầu: cây thuốc giải nhiệt
Bầu: cây thuốc giải nhiệt
Quả bầu có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, tiêu thũng, trừ ngứa, Lá bầu có vị ngọt, tính bình, có thể làm thức ăn chống đói.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Bầu - Lagenaria siceraria (Molina) Standl, thuộc họ Bầu bí - Cacurbitaceae.
Mô tả
Dây leo thân thảo có tua cuốn phân nhánh, phủ nhiều lông mềm màu trắng. Lá hình tim rộng, không xẻ thuỳ hoặc xẻ thuỳ rộng, có lông mịn như nhung màu trắng; cuống có 2 tuyến ở đỉnh. Hoa đơn tính cùng gốc, to, màu trắng, có cuống hoa dài tới 20cm. Quả mọng màu xanh dợt hay đậm, có hình dạng khác nhau hoặc tròn, dài thẳng hoặc thắt eo, vỏ già cứng hoá gỗ, thịt trắng. Hạt trắng, dài 1,5cm.
Có nhiều thứ được trồng, khác nhau bởi hình dạng và kích thước của quả:
Ở var siceraria, quả hình bầu to.
Ở var hispida (Thunb) Hara, quả hình trụ, có đốm, dài đến 1m (Bầu sao).
Ở var microcarpa (Naud) Hara, quả thắt co lại như bầu rượu (Bầu nậm);
Loại này để chín già có thể làm bình đựng nước, đựng rượu, làm dàn bầu.
Bộ phận dùng
Quả và hạt - Fructus et Semen Lagenariae. Quả thường có tên gọi là Hồ lô. Rễ, lá, tua cuốn, hoa cũng được sử dụng.
Nơi sống và thu hái
Loài của Nam Mỹ, ngày nay đã trở thành liên nhiệt đới, được trồng phổ biến ở các vùng nóng trên thế giới. Quả thường được dùng làm rau ăn luộc hoặc nấu canh; lá cũng dùng làm rau ăn chống đói. Người ta thường thả giàn; bầu mọc rất khoẻ, sinh nhiều rễ phụ ở các đốt thân. Bầu ưa đất cao ráo. Nếu trồng đúng thời vụ (tháng 10) và chăm sóc tốt, bầu cho nhiều quả, ít ruột, năng suất cao. Nếu ăn quả lúc còn non, hạt nhỏ, vỏ mềm; nếu để già thì nạc có vị chua và có xơ. Người ta cắt bầu thành khoanh, gọt bỏ vỏ cứng, loại bỏ hạt già, rồi thái miếng nhỏ dựng tươi, có khi đem phơi khô để cất dành. Hạt thu hái ở quả già, phơi khô.
Thành phần hoá học
Quả tươi chứa 95% nước, 0,5% protid, 2,9% glucid, 1% cellulos, 21mg% calcium, 25% phosphor, 0,2mg% sắt và các vitamin: caroten 0,02mg%, vitamin B1: 0,02mg%, vitamin B2 0,03mg%, vitamin PP 0,40mg% và vitamin C 12mg%. Trong quả còn có saponin. Quả bầu là nguồn tốt về vitamin B và vitamin C. Nhân hạt già chứa tới 45% dầu béo.
Tính vị, tác dụng
Quả bầu có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, tiêu thũng, trừ ngứa. Lá bầu có vị ngọt, tính bình, có thể làm thức ăn chống đói. Tua cuốn và hoa bầu có tác dụng giải nhiệt độc. Còn có thứ bầu đắng, tính lạnh, hơi độc, có tác dụng lợi tiểu, thông đái dắt, tiêu thũng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Bầu là món ăn phổ biến của nhân dân ta. Ta thường dùng thịt quả ăn luộc, nấu canh hoặc xào. Bầu luộc ăn mát lại trị được bón kết. Nước luộc bầu để uống mát và thông đường tiểu tiện. Nhiều bộ phận của cây bầu được sử dụng làm thuốc.
Thịt quả bầu dùng chữa đái dắt, chứng phù nề (nhưng trong chứng sưng ống chân và chứng đầy hơi, nếu ăn thì lâu khỏi). Còn dùng chữa bệnh tiêu khát (đái đường), đái tháo và máu nóng sinh mụn lở. Ở Ân Độ, người ta dùng đắp vào bàn chân đang sưng tấy.
Rễ được dùng ở Ấn Độ làm thuốc trị phù. Nước sắc có thêm đường dùng uống chữa chứng vàng da.
Tua cuốn và hoa cây bầu dùng nấu nước tắm cho trẻ em để phòng ngừa đậu, sởi, lở ngứa.
Hạt bầu dùng chữa lợi răng sưng đau, tụt lợi, chân răng lộ ra, dùng với Ngưu tất, mỗi vị 20g, nấu lấy nước ngậm và súc miệng, ngày 3 - 4 lần. Ở Ân Độ, người ta dùng hạt bầu trong bệnh phù và dùng làm thuốc trị giun, dầu hạt dùng trị đau đầu.
Ghi chú: Bầu tính lạnh, ăn nhiều thì sinh nôn tháo. Người hư hàn, lạnh dạ nên kiêng.
Bài viết cùng chuyên mục
Ngải đắng, lợi tiêu hóa
Vị đắng, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng bổ, lợi tiêu hóa, hạ nhiệt, làm dịu đau, chống ho, trừ giun và điều kinh. Hoa có tác dụng trị giun và bổ
Muồng hai nang, kích thích làm thức
Dân gian dùng hạt khô để sống sắc uống thì kích thích, làm thức nhiều. Nếu rang đen, đâm ra đổ nước sôi vào lọc, uống thì an thần gây ngủ như vị Táo nhân
Mây dẻo, điều trị bệnh về buồng trứng
Ở Campuchia dân gian dùng làm dây buộc và đan lát. Rễ được dùng trong một chế phẩm để điều trị bệnh về buồng trứng. Quả dùng ăn được
Nhài nhiều hoa: thuốc đắp trị loét
Ở Ấn Độ, lá khô nhúng nước cho mềm làm thành thuốc đắp trị loét ngoan cố làm cho chóng lành
Mò đỏ: chữa bạch đới khí hư
Chữa xích bạch đới ra chất trắng như mũi hay đỏ nhạt như máu cá, âm đạo ngứa ngáy, đái ra nước vàng đục hay đỏ nhạt: Mò trắng, Mò đỏ lấy cả hoa, lá mỗi thứ một nắm 15g phơi héo.
Huyết rồng hoa nhỏ, thuốc bổ huyết, hoạt huyết
Cũng dùng như Huyết rồng, chữa khí hư, kinh bế, trị di tinh, bạch đới, kinh nguyệt không đều và làm thuốc bổ huyết
Hoa cỏ: cây thuốc ướp hương
Bothriochloa pertusa là một loài cỏ thuộc họ Lúa (Poaceae), có tên gọi khác là Amphilophis pertusa. Loài cỏ này phân bố rộng rãi trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.
Chìa vôi mũi giáo: cây thuốc trị phong thấp
Dây và thân được dùng ở Vân Nam Trung Quốc trị phong thấp, đòn ngã, cơ bắp co quắp, khó co duỗi và dùng ngoài đắp trị mụn nhọt.
Mấm núi: thuốc bổ và lợi tiêu hoá
Mấm núi, hay còn gọi là lá ngạnh, là một loài cây thuộc họ Màn màn (Capparaceae). Cây mấm núi có giá trị dược liệu cao, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh khác nhau.
Cau cảnh vàng: dùng lá nấu nước trị ghẻ
Người ta dùng lá nấu nước trị ghẻ, Ở Trung Quốc, người ta dùng làm thuốc cầm máu
Mã tiền cành vuông, cây thuốc
Hoa nhỏ màu trắng hay màu vàng nhạt, lá đài 5, có lông, ống tràng ngắn, thường dài 3mm. Quả chín màu vàng cam, đường kính 2cm
Bạch đàn đỏ: cây thuốc chữa cảm cúm
Dùng ngoài trị bỏng, viêm mũi, viêm tế bào, viêm vú, cụm nhọt, chốc lở, viêm quầng, mày đay, eczema, nấm tóc, viêm âm đạo do nấm Candida.
Mộc: dùng làm thuốc trị đau răng
Hoa cũng có thể dùng nấu với dầu vừng làm một loại mỹ phẩm thơm cho tóc. Vỏ cũng dùng nấu nước uống để làm cho sáng mắt và tăng sắc đẹp.
Quảng phòng kỷ: tác dụng lợi niệu khư phong
Ở Trung Quốc, cây được dùng trị phong thũng, thủy thũng, tiểu tiện khó khăn, phong thấp tê đau, cước khí thấp thũng, hạ bộ ung thũng và thấp sang
Giổi găng: cây thuốc hạ nhiệt
Phân bố: Mọc tự nhiên ở các khu rừng nhiệt đới ẩm, thường gặp ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt
Quế Bắc bộ: chữa thận hư đau lưng cảm mạo và đau xương
Cây gỗ lớn, nhánh mảnh, dẹp dẹp, nâu đen, lá mọc so le, có phiến bầu dục, thon nhỏ, dài 7,5 đến 10cm, rộng 2,5 đến 3cm; mặt trên ôliu nâu nâu, 3 gân gốc, một cặp cách gốc 3 đến 4mm
Mua bò: cây làm thuốc trị lỵ
Mua bò, nhả thốt nưa, với tên khoa học Sonvrila rieularis Cogu., là một loài thực vật thuộc họ Mua (Melastomataceae). Cây thường mọc ở các vùng rừng núi, đặc biệt là ở các khu vực ẩm ướt.
Quyết lá thông: cây được dùng chữa đòn ngã tổn thương
Ở Vân Nam Trung Quốc, cây được dùng chữa đòn ngã tổn thương, nội thương xuất huyết, phong thấp đau nhức, viêm thần kinh toạ, kinh bế
Bời lời lá tròn, khu phong trừ thấp
Loài của Việt Nam, Nam Trung Quốc. Cây gặp ở lùm bụi một số nơi thuộc các tỉnh Bắc Thái, Hải Hưng, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An
Háo duyên: cây thuốc uống trị giun
Mọc hoang trong rừng thường xanh hay trên các đồi cây bụi, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Dân gian dùng rễ sao lên sắc uống trị giun.
Nho đất: làm thuốc trừ thấp
Quả ăn được, hơi chua. Ở Trung Quốc, người ta dùng cành, lá thuốc làm thuốc trừ thấp, tiêu thũng, lợi tiểu
Nấm dắt: dùng nấu canh
Nấm dắt mọc thành cụm, có khi thành đám lớn, thường mọc rộ sau những ngày oi bức, có mưa rào ở trong rừng và ven rừng nước ta, cả trên bãi cỏ và trên đất vùng đồng bằng.
Cây men: trị đau nhức đầu do cảm mạo
Vị cay hơi đắng, tính hơi ấm, có tác dụng tán hàn giải biểu, thanh nhiệt giải thử, tán thấp chỉ dương, tiêu viêm chỉ huyết.
Bưởi chùm: đề kháng chống cảm sốt
Người xứ lạnh ưa ăn loại Bưởi đắng cùng với đường; ở nước ta ít dùng ăn. Ở Ân Độ, người ta dùng dịch quả như chất đề kháng chống cảm sốt và vết thương.
Phấn phòng kỷ: thanh nhiệt giải độc lợi tiểu tiêu thũng
Có tác giả nghi ngờ sự có mặt của cây Stephania tetrandra S Moore vì trong Củ gà ấp lấy ở Yên Bái có alcaloid là tetrahydropalmatin không có trong củ Phấn phòng kỷ