Báng, cây thuốc bổ

2017-11-02 05:16 PM
Báng đã được nhân dân ta sử dụng từ thời đại các vua Hùng, Tổ tiên ta đã từng lấy bột trong thân cây và củ để ăn thay cơm

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Báng, Búng báng, Đoác, Quang lang, Đao rừng - Arenga pinnata (Wurmb) Merr, thuộc họ Cau - Arecaceae.

Mô tả

Cây cao khoảng 7 - 10m, hay hơn, đường kính tới 40 - 50cm. Thân có nhiều bẹ, gốc cuống lá tàn lụi đầy đông đặc. Lá mọc vòng quanh thân và tập trung ở phía ngọn, toả rộng ra chung quanh; lá kép lông chim, dài 3 - 5m có nhiều lá chét xếp hai bên cuống lá; mỗi lá chét dài 0,8-  1,2m, rộng 4 - 5,5cm, mặt trên màu lục, mặt dưới trắng như phấn, gốc lá chét rộng kéo dài thành đai ôm lấy cuống lá. Cụm hoa hình bông mo to, dài 0,9 - 1,2m, chia nhiều nhánh cong xuống. Hoa đực hình nón có 70 - 80 nhị; hoa cái có 3 lá đài tồn tại ở quả. Quả hình cầu dài 3,5 - 5cm, màu vàng nâu nhạt, trong có 3 hạt, hơi 3 cạnh, màu ám nâu, quả tiết chất, nước gây ngứa do có nhiều tinh thể oxalat calcium hình kim rất nhỏ.

Ra hoa vào mùa hè.

Bộ phận dùng

Quả, thân và rễ - Fructus, Caulis et Radix Arengae.

Nơi sống và thu hái

Báng phân bố ở Ân Độ, Mianma, Nam Trung Quốc, các nước Đông Dương, Malaixia, Philippin, Inđônêxia, mọc nhiều ở chân núi ẩm. Trong thung lũng núi đá vôi miền trung du, trong rừng thứ sinh ít cây gỗ lớn ở hầu khắp các vùng đồi núi của nước ta.

Thành phần hoá học

Theo tài liệu phân tích năm 1979 của Viện chăn nuôi: Nước 14,8%, protid 2,6%; lipid 1,1%; celluloza 7,6%; dẫn xuất không protein 74,1%; khoáng toàn phần 2,5%, trong đó có calcium, phosphor. Tính vị, tác dụng: Bột Báng có vị ngọt tính bình; có tác dụng bổ ích cho cơ thể, làm mạnh sức, nhẹ mình. Quả Báng có vị đắng, tính bình, có tác dụng làm tan máu ứ. Thân cây có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Báng đã được nhân dân ta sử dụng từ thời đại các vua Hùng. Tổ tiên ta đã từng lấy bột trong thân cây và củ để ăn thay cơm. Ruột thân cây chứa nhiều bột gỡ ra làm bánh ăn ngon. Cuống cụm hoa chứa nhiều nước, ngọt có thể nấu thành đường ăn hoặc cho lên men để chế rượu. Nhân hạt luộc chín ăn ngon. Đồng bào miền núi cũng thường trồng thêm ở một số nơi để lấy bột ăn thay lương thực khi cần thiết (mỗi cây có thể cho khoảng 100kg bột). Nõn cây bóc vỏ cứng, thái nhỏ, luộc bỏ nước, dùng nấu canh ăn hay xào ăn.

Bột Báng cũng được sử dụng làm thuốc bồi bổ hư tổn suy yếu, ăn lâu thì lưng gối khỏi yếu mỏi. Quả cũng được dùng sắc uống chữa đau nhức. Dịch của lớp vỏ quả ăn da, độc đối với cá. Thân cây cũng được dùng sắc uống chữa cảm sốt, rễ dùng trị viêm cuống phổi và làm dễ tiêu hoá. Ngoài ra những sợi ở bẹ lá còn lại trên cây có thể dùng làm chỉ khâu nón lá hay bện thừng xe làm dây buộc.

Bài viết cùng chuyên mục

Lạc địa, thuốc giải độc

Thường được trồng làm cây phủ đất trong các đồn điền. Cũng dùng được làm thức ăn gia súc. Đồng bào dân tộc ở Bắc Thái dùng toàn cây chữa phù thận

Mạnh trâu, bổ gân

Cây nhỡ leo mọc trên đá hoặc bám vào các cây gỗ lớn. Có hai loại lá, lá ở thân mọc bò bò, có phiến hình tim, có lông mịn, còn lá ở nhánh sinh sản có phiến mỏng, không lông, láng như da

Hồi nước, cây thuốc thanh nhiệt giải biểu

Hồi nước có vị cay, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải biểu, khư phong trừ thấp, làm ngừng ho và giảm đau

Bạch đồng nữ: cây thuốc chữa cảm lạnh

Cây bụi nhỏ, cao khoảng 1m; thường rụng lá, nhánh vuông, có lông vàng, Lá mọc đối, hình tim, có lông cứng và tuyến nhỏ, mép có răng nhọn hay nguyên.

Canh châu: thanh nhiệt giải độc

Lá thường dùng riêng hoặc phối hợp với lá Vối làm nước uống thay trà, vừa giải khát, vừa phòng bệnh sởi đậu.

Ban lá dính, cây thuốc giải độc

Nhọt sưng đinh độc, đòn ngã tổn thương, rắn cắn, chốc đầu, bỏng nước sôi. Lấy cây tươi giã đắp hoặc tán bột đắp; cũng có thể nấu nước để rửa

Bí kỳ nam: lợi tiểu tiêu viêm

Cây mọc hoang, bám vào các cây gỗ trong rừng thứ sinh ở miền Nam nước ta. Thu hái thân, thái mỏng, phơi đến gần khô thì phơi tiếp trong râm.

Keo đẹp: thuốc long đờm

Cây Keo đẹp (tên khoa học là Acacia concinna) thuộc họ Đậu (Fabaceae) là một loại cây nhỡ leo, thường gặp ở chỗ sáng và bìa rừng của nhiều kiểu rừng, tới độ cao 1400m.

Khôi nước: thuốc trị thấp khớp

Hạt dùng trị rắn cắn, dầu hạt được sử dụng ở Ân độ đắp ngoài trị thấp khớp, Ở Trung quốc dùng thay cho hạt Ba đậu, Với liều cao sẽ gây độc.

Quyết ấp đá lá nạc: cây được dùng chữa đòn ngã sưng đau

Dùng chữa đòn ngã sưng đau, ho do phổi nóng, rắn độc cắn, có nơi dùng chữa trẻ em sốt cao, dùng ngoài trị phong thấp, gãy xương, viêm tai giữa.

Lấu bò, thuốc giảm đau

Cây của vùng Ân Độ, Malaixia, mọc hoang bám trên các cây gỗ hay trên đá. Thu hái toàn cây quanh năm dùng tươi hay phơi khô

Cọc vàng: đắp ngoài chữa ecpet và ngứa

Ở Ấn Độ, người ta lấy nước dịch chảy ra từ vết rạch trên thân cây để đắp ngoài chữa ecpet và ngứa, cây cọng vàng có nhiều công dụng trong đời sống, làm củi đun, gỗ làm cầu, trụ cầu

Móng bò sọc, tác dụng chỉ huyết

Rễ có vị hơi chát, hơi mát; có tác dụng chỉ huyết, kiện tỳ. Vỏ thân đắng, chát, tính bình; có tác dụng kiện tỳ táo thấp. Lá nhạt, tính bình; có tác dụng nhuận phế chỉ khái, hoàn tả

Chùm hôi trắng: dùng để trị lỵ ỉa chảy

Người ta dùng ăn sáng để trị lỵ, nghiền nát ra và đắp ngoài để trị phát ban da; dùng sắc với rượu bia đắng lấy nước như là thuốc hạ sốt và dùng trị rắn cắn

Cao căng lá nhỏ: trị bán thân bất toại

Thân rễ cũng được dùng thay Mạch môn trị ho kinh niên, tê thấp, bán thân bất toại, mệt mỏi, còi xương

Giổi trừ ho, cây thuốc nhuận tràng

Cây mọc ở rừng vùng núi miền Bắc nước ta, ven các sông suối, thung lũng, Thu hái vỏ cây và vỏ rễ quanh năm

Bàm bàm nam, cây thuốc chống co giật

Dây có vị hơi đắng và se, tính bình có tác dụng trừ phong thấp và hoại huyết, Hạt có vị ngọt và se, tính bình, có độc, có tác dụng chống co giật, giảm đau, lợi tiểu

Cỏ kỳ nhông: cây thuốc uống trị ban

Được dùng để chữa bệnh ỉa chảy, và bệnh giang mai, Dân gian dùng toàn cây phối hợp với các vị thuốc khác sắc uống trị ban

Nữ lang nhện: cây thuốc trị nhức đầu đau dạ dày

Vị cay, đắng, ngọt, mùi thơm, có tác dụng giảm đau, trừ thấp tán hàn, điều kinh hoạt huyết và cầm máu. Tinh dầu có tác dụng kháng sinh và kháng động vật nguyên bào

Muồng trinh nữ: trị đinh nhọt và viêm mủ da

Dùng 10 đến 20g, dạng thuốc sắc hoặc dùng lá sao làm trà uống. Phụ nữ có thai dùng phải cẩn thận. Không dùng trong trường hợp ỉa chảy.

Quế quan: gây kích thích hệ thần kinh

Với liều thấp, nó gây kích thích hệ thần kinh, tăng hô hấp và nhịp tim và là một chất kháng sinh, nó còn dùng thúc đẻ, kích thích ruột và trừ giun

Quan thần hoa: dùng toàn cây trị cảm mạo phong hàn

Loài của Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia, Ở nước ta, cây mọc dọc đường đi ở Lạng Sơn, Sơn La, Hà Bắc, Hoà Bình, Ninh Bình

Húng giổi, thuốc làm ra mồ hôi, lợi tiểu

Cây có vị cay, tính nóng, mùi thơm dịu, có tác dụng kích thích sự hấp thụ, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, lương huyết, giảm đau, Quả có vị ngọt và cay, tính mát

Chùm ruột: chữa tụ máu gây sưng tấy

Quả có tác dụng giải nhiệt và làm se, rễ và hạt có tính tẩy, lá và rễ dùng như chất chống độc đối với nọc rắn độc, lá và rễ có tính nóng, làm tan huyết ứ, tiêu độc tiêu đờm và sát trùng.

Ban rỗ: cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Quả và hạt có khi còn được dùng phối hợp với các vị thuốc khác để trị các bệnh về da, điều hoà kinh nguyệt và trị lậu.