- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Ban rỗ: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Ban rỗ: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Quả và hạt có khi còn được dùng phối hợp với các vị thuốc khác để trị các bệnh về da, điều hoà kinh nguyệt và trị lậu.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Ban rỗ, Hồ nam liên kiều - Hypericum ascyron L., thuộc họ Măng cụt - Clusiaceae.
Mô tả
Cây thảo lâu năm, không lông, cao 50 - 80cm, nhánh có 4 cạnh. Lá có phiến thon, dài 5 - 9cm, rộng 1 - 2cm, gốc có khi hình đầu tên, có đốm trong gân phụ 5 cặp, không có cuống Hoa ở ngọn, 1 - 3 hoa, to; cuống dài 1 - 1,5cm; lá đài không có rìa lông; cánh hoa 5 vặn, dài 2,5 - 3,5mm, vàng đo đỏ; nhị thành ba nhóm; bầu 3 ô. Quả nang dài 2,5cm, hạt nhỏ. Hoa tháng 6 - 7, quả tháng 8 - 9.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Hyperici, thường gọi là Hồng hán liên.
Nơi sống và thu hái
Chỉ gặp trong các savan cỏ ở Sapa, thuộc tỉnh Lào Cai. Thành phần hoá học: Có quercetin, kaempferol, hyperin, isoquercitrin, rutin; có dầu dễ bốc hơi, trong dầu chủ yếu là - caryophylen, ngoài ra còn có caroten, biotin, sinh tố B2.
Tính vị, tác dụng
Vị hơi đắng, tính hàn; có tác dụng bình can, hoạt huyết, chỉ huyết, thanh nhiệt, giải độc.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng để cầm máu, trừ phong thấp, trị đòn ngã tổn thương. Nhân dân dùng uống thay trà.
Quả và hạt có khi còn được dùng phối hợp với các vị thuốc khác để trị các bệnh về da, điều hoà kinh nguyệt và trị lậu. Công dụng chính là dùng chế nước uống có hiệu quả làm cho tai thính để tiếp nhận âm thanh.
Bài viết cùng chuyên mục
Bìm bìm tía, trừ thấp nhiệt
Cây mọc tự nhiên ở độ cao 2000m, và cũng được trồng ở Himalaya. Thu hái vào mùa thu, đông, phơi khô đập lấy hạt
Lan gấm đất cao, thuốc trừ ho
Vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khư phong trấn kinh, trừ ho chặn suyễn, tiêu thũng lợi niệu, khư phong thấp
Mua thấp: thanh nhiệt giải độc
Dân gian còn dùng lá giã nhỏ lẫn ít nước tiểu, gói nướng nóng đắp vào chỗ đau do bị thương gẫy chân tay, cũng còn dùng làm thuốc chữa thấp khớp; lá dùng đắp chữa đinh tay.
Móc bông đơn: nhuận tràng
Buồng thường là 1, thòng dài 30 -60cm; hoa đực có cánh hoa dính, cao 7mm, nhị rất nhiều; hoa cái tròn hơn, to 4mm, có 2, 4 nhị lép. Quả tròn, to 3cm, hạt 2
Mã đề Á, thanh nhiệt lợi niệu
Trong quả, hạt có nhiều chất nhầy, glucosid aucubin, acid planten olic, cholin, adenin và nhựa. Trong lá có chất nhầy chất đắng caroten, vitamin C, vitamin K và acid citric
Cải rừng bò lan: cây thuốc
Cải rừng bò lan, hay còn gọi là Hoa tím lông (Viola serpens), là một loài thực vật thuộc họ Hoa tím. Cây thường mọc ở vùng núi cao, có nhiều tác dụng trong y học dân gian.
Cám: cây làm thuốc
Quả không ngọt như các loại quả khác nhưng vỏ quả và hạt đều ăn được, có thể chống đói. Cũng dùng lấy đường và chế rượu
Gạt nai, cây thuốc trị bệnh thuỷ đậu
Người ta dùng lá thay thế men để chế biến rượu gạo, Ở Campuchia, người ta dùng vỏ hãm uống để trị bệnh thuỷ đậu
Kinh giới phổ biến: thuốc trị cảm mạo
Ngọn và lá non dùng được làm rau ăn uống. Toàn cây được dùng ở Trung quốc làm thuốc trị cảm mạo và ăn uống không tiêu.
Ba gạc Ấn Độ: cây thuốc hạ huyết áp
Vỏ rễ có vị đắng tính hàn, có tác dụng hạ huyết áp và an thần, thu nhỏ đồng tử, làm se mí mắt, làm chậm nhịp tim và kích thích hoạt động của ruột.
Khoai ca, thuốc bổ
Rễ có vị đắng và gây buồn nôn, Toàn cây có vị đắng, mùi thơm yếu, có tác dụng bổ, kích thích, điều kinh, gây nôn
Nghể bún: dùng trị lỵ
Cây thường được dùng trị lỵ, xuất huyết, bệnh scorbut, vàng da, thấp khớp mạn tính. Rễ dùng trị ho và các bệnh về ngực.
Cẩm cù nhiều hoa: thuốc lợi tiểu
Ở Ân Độ, dịch của cây dùng làm thuốc lợi tiểu. Ở Java của Inđonêxia, người ta dùng lá giã ra đắp trị tê thấp.
Duối ô rô, cây thuốc tiêu độc mụn nhọt
Loài phân bố ở Mianma, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin. Gặp ở nhiều nơi của nước ta, nhưng phổ biến ở miền Bắc Việt Nam
Nhót dại: cây thuốc hành khí giảm đau
Quả dùng ăn tươi hay nấu canh chua, cũng thường dùng làm mứt. Có thể dùng làm thuốc tương tự như Nhót
Chân chim leo hoa trắng: dùng trị ho trị nôn ra máu
Trong Y học cổ truyền Thái Lan, lá tươi được dùng trị ho, trị nôn ra máu, dùng ngoài làm thuốc cầm máu và làm săn da
Chuối rừng: vỏ quả dùng chữa ỉa chảy
Rễ làm an thai; vỏ quả dùng chữa ỉa chảy, lõi thân có thể đắp cầm máu, thường dùng 10 đến 20g rễ sắc nước uống, có thể phối hợp với rễ móc, vỏ quả 4 đến 8g sắc nước uống.
Phấn phòng kỷ: thanh nhiệt giải độc lợi tiểu tiêu thũng
Có tác giả nghi ngờ sự có mặt của cây Stephania tetrandra S Moore vì trong Củ gà ấp lấy ở Yên Bái có alcaloid là tetrahydropalmatin không có trong củ Phấn phòng kỷ
Môn đốm: thanh nhiệt tiêu thũng
Ở Trung Quốc, người ta dùng củ để trị: miệng lệch, tứ chi đau nhức, kinh phong trẻ em, đau đầu chóng mặt, nguời già ho khan, trẻ em ho gió, sốt cao ngất lịm, phổi sưng sinh ho.
Mung rô Trung Quốc: thư cân hoạt lạc
Có một loài khác là Munronia henryi Harms, có tác dụng thư cân hoạt lạc, khư phong chỉ thống, giải nhiệt triệt ngược, được dùng làm thuốc trị đòn ngã tổn thương.
Bìm bìm chân cọp, trừ độc chó cắn
Rễ thường dùng trị ho ra máu và hạt dùng trị thủy thũng. Rễ và lá cũng được dùng trị đinh nhọt và cụm nhọt. Cây dùng làm thức ăn gia súc
Mỏ chim, có thể gây sẩy thai
Cây gỗ cao đến 15m, có các nhánh nhỏ. Lá có phiến hình bầu dục, tù hay hơi nhọn ở gốc, có mũi tù và nhọn cứng ở chóp, dạng màng cứng hơi có răng cưa ở mép dài
Ná nang lá nguyên: chữa đái dầm
Dịch cây được dùng ở Java để chữa đái dầm, cũng dùng rửa mặt và trị mụn. Ở Sumatra, người ta giã lá ra đắp vào đầu trị đau đầu.
Ké đầu ngựa, thuốc chữa phong hàn đau đầu
Ké đầu ngựa được dùng chữa phong hàn đau đầu, tay chân đau co rút, phong tê thấp, đau khớp, mũi chảy nước hôi, mày đày, lở ngứa, tràng nhạc
Đậu đỏ: cây thuốc tiêu thũng giải độc
Thường dùng trị thuỷ thũng đầy trướng, sưng phù chân tay, vàng da đái đỏ, phong thấp tê đau, mụn nhọt lở ngứa, đau dạ dày ruột, tả, lỵ.