Bán biên liên, cây thuốc lợi tiểu

2017-11-02 05:15 PM
Tràng hoa màu tím, màu xanh lơ hay trắng, chẻ tới gốc, 5 thuỳ hình trái xoan, 2 cánh tròn nhỏ hơn, Nhị 5, hình cong, dính ở đỉnh thành một cái vòng quanh nuốm

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bán biên liên - Lobelia chinensis Lour., thuộc họ Bò biên - Lobeliaceae.

Mô tả

Cây thảo mọc hằng năm, có thân nhẵn, có 3 góc, mọc thẳng hướng lên hay mọc nằm, có khi đâm rễ, đơn hay phân nhánh, dài 5 - 15cm. Lá mọc so le gần như không cuống, các lá ở góc hình trái xoan, các lá phía trên thon, dài 0,7 - 2cm, rộng 3 - 7mm, có đầu nhọn hay tù, với phần trên của mép có răng. Hoa mọc riêng lẻ, mọc ở nách lá, dài 7 - 15mm, thường xếp 1 - 2 cái trên cùng trục. Cuống hoa dạng sợi, dài 6 - 30mm, không có lá Bắc. Đài dính với bầu, có 5 thuỳ thon. Tràng hoa màu tím, màu xanh lơ hay trắng, chẻ tới gốc, 5 thuỳ hình trái xoan, 2 cánh tròn nhỏ hơn. Nhị 5, hình cong, dính ở đỉnh thành một cái vòng quanh nuốm. Bầu 2 ô, dạng tròn, nhẵn. Quả nang dạng nón ngược, trên một cuống cong. Hạt hình bầu dục, dẹt, nhẵn.

Hoa tháng 5 - 8; quả tháng 8 - 10.

Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Lobelae Chinensis, thường gọi là Bán biên liên.

Nơi sống và thu hái

Cây phân bố ở Lào, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Ân Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Malaixia, Inđônêxia. Ở nước ta, thường gặp Bán biên liên trong ruộng và những nơi ẩm thấp, có ở nhiều nơi thuộc miền Bắc và miền Trung. Người ta thu hái toàn cây vào mùa xuân, hè, rửa sạch dùng tươi hay khô.

Thành phần hoá học

Trong cây có lobelin, lobelanin, isolobelanin, lobelanidin, saponin, flavon, acid amin.

Tính vị, tác dụng

Vị cay, tính bình, có tác dụng lợi niệu, tiêu thũng, thanh nhiệt giải độc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường được dùng trị; 1. Xơ gan cổ trướng, huyết hấp trùng, cổ trướng vào thời kỳ cuối hay viêm gan phù thũng; 2. Viêm amygdal, viêm ruột, ỉa chảy; 3. Suyễn thở hay sốt rét cơn. Liều dùng 40g dạng thuốc sắc.

Dùng ngoài lấy cây tươi giã đắp mụn nhọt, sưng mủ nhiễm độc và rắn độc cắn.

Bài viết cùng chuyên mục

Mạch môn, thuốc bổ phổi

Mạch môn là cây thuốc thông dụng trong nhân dân làm thuốc bổ phổi, trị ho, ho lao, về chiều nóng âm ỉ, sốt cao, tâm phiền khát nước, lợi tiêu hoá, trị táo bón, lợi sữa cho đàn bà đẻ nuôi con

Khoai lang, thuốc nhuận tràng

Khoai lang có vị ngọt, tính bình, có tác dụng nhuận tràng, bổ hư tổn, ích khí lực, mạnh tỳ thận

Bàng hôi, cây thuốc gây sổ

Ở Ấn Độ, quả được dùng trị bệnh trĩ, phù, ỉa chảy, phong hủi, giảm mật, đầy hơi và đau đầu. Nếu ăn nhiều nhân hạt sẽ buồn ngủ

Lan một lá: thuốc giải độc

Ở nước ta đồng bào sử dụng lá làm thuốc giải độc, nhất là ngộ độc nấm. Người ta dùng 2, 3 lá phơi khô thái nhỏ, hãm với nước sôi trong ít phút.

Đậu mèo lớn, cây thuốc có độc

Ở một số vùng, người ta giã hạt ra làm thuốc kích dục, Còn ở Ân Độ, vỏ được dùng trị đau thấp khớp, giã ra, trộn với gừng khô và đắp trên phần đau

Cóc mẩn: hãm uống trị ho

Lá sao lên hãm uống trị ho, nhất là khi cơn ho tiếp theo sau cơn sốt, như trong bệnh sởi, cả cây giã đắp vết bỏng, sưng tấy và rắn cắn

Quyển bá: tác dụng hoạt huyết chỉ huyết

Cây mọc trên đá hoặc đất sỏi sạn, khô cằn ở một số nơi gần biển miền Bắc và miền Trung Việt Nam ở độ cao dưới 500m, cây chịu khô hạn, lúc thời tiết khô hanh, cành lá cuộn khúc vào trong

Canhkina: làm thuốc chữa thiếu máu

Vỏ Canhkina dùng làm thuốc chữa thiếu máu, mệt mỏi toàn thân, dưỡng sức, chữa sốt, sốt rét vì nhiễm trùng, lao và đái đường

Đại quản hoa ba màu: cây thuốc gây sổ

Ở nước ta, cây phân bố từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Tây, Ninh Bình, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. Ở Hà Nội, thường gặp ký sinh trên cây sấu.

Ngải rợm, lý khí chỉ thống

Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa sốt rét, viêm dạ dày và hành tá tràng, viêm dạ dày mạn tính, sưng đau hầu họng, dùng ngoài trị mụn nhọt lở ngứa

Quả nổ bò: làm thuốc đắp trị mụn nhọt và loét

Loài của Việt Nam, Lào, Campuchia, Nam Trung Quốc đến Malaixia, cây mọc ở rừng thưa, trên vùng núi đá vôi, những nơi có cỏ khắp nước ta

Quảng phòng kỷ: tác dụng lợi niệu khư phong

Ở Trung Quốc, cây được dùng trị phong thũng, thủy thũng, tiểu tiện khó khăn, phong thấp tê đau, cước khí thấp thũng, hạ bộ ung thũng và thấp sang

Lưỡi rắn: trị viêm các dây thần kinh

Thường dùng trị viêm các dây thần kinh, viêm khí quản, viêm tấy lan, viêm ruột thừa cấp, viêm gan vàng da hay không vàng da, bướu ác tính.

Gội, cây thuốc tắm chữa ghẻ

Cây phân bố rộng khắp Việt Nam, gặp nhiều trong các rừng già ở miền Bắc cho tới Lâm Đồng, Cũng thường được trồng làm cây bóng mát vệ đường

Lan len rách: thuốc chữa gẫy xương

Ở Trung Quốc, người ta dùng chữa đòn ngã tổn thương, gẫy xương, mụn nhọt lở ngứa, thuốc có độc. Ở Ân Độ, nước nấu cây dùng xoa tắm khi lên cơn sốt rét.

Chay Cúc phương: rễ dùng ăn trầu

Gỗ màu vàng nhạt, thớ mịn thường sử dụng đóng đồ. Quả ăn ngon và thơm. Rễ dùng ăn trầu như Chay Bắc bộ

Quỳnh lam: lá cây làm thuốc trị bệnh phù thũng

Nấu nước lá làm thuốc trị bệnh phù thũng, dùng lá nấu với rượu lấy nước cho vào ống đếm giọt nhỏ vào mắt trị đau mắt.

Kính: thuốc khư phong tiêu thũng

Cây bụi nhỏ hoặc cây gỗ nhỏ, cao khoảng 2-5m. Lá đơn, mọc đối, hình bầu dục hoặc hình mác, mép lá thường nguyên.

Cau rừng: dùng để ăn trầu

Ở nước ta, cây mọc phổ biến ở trong rừng thường xanh từ Kontum, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, tới Kiên Giang

Giổi tanh, cây thuốc trị sốt và đau bụng

Cây cho gỗ to, phẩm chất tốt dùng đóng đồ gỗ, Hạt có mùi thơm, dùng làm gia vị. Vỏ và hạt còn dùng làm thuốc chữa sốt và đau bụng

Cải soong: trị chứng ăn mất ngon

Cải soong được dùng làm thuốc uống trong trị chứng ăn mất ngon, cơ thể suy nhược, tạng bạch huyết, bệnh scorbut, chứng thiếu máu, bệnh lao.

Đơn lá nhọn: cây thuốc trị nhọt

Ở Campuchia, rễ được dùng trị bệnh nhọt và dịch hạch, Giã ra ngâm cho ngấm nước dùng đắp lên các apxe, Hoa được dùng hãm uống trị sốt.

Ổ sao dãy: dùng chữa bệnh đường tiết niệu

Vị ngọt và hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, lương huyết, chỉ huyết, ở Thiểm Tây, cây được xem như có vị nhạt, tính hàn

Hàm xì, cây thuốc khư phong hoạt huyết

Rễ có vị ngọt, nhạt, chát, tính bình, có tác dụng khư phong hoạt huyết, thư cân hoạt lạc, Lá có tác dụng tiêu viêm

Keo đẹp: thuốc long đờm

Cây Keo đẹp (tên khoa học là Acacia concinna) thuộc họ Đậu (Fabaceae) là một loại cây nhỡ leo, thường gặp ở chỗ sáng và bìa rừng của nhiều kiểu rừng, tới độ cao 1400m.