- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Bàm bàm nam, cây thuốc chống co giật
Bàm bàm nam, cây thuốc chống co giật
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Bàm bàm nam hay Dây tràm - Entada pursaetha DC., thuộc họ Đậu - Fabaceae.
Mô tả
Dây leo to hoá gỗ, nhẵn hoặc với chỉ ít lông rải rác. Lá kép lông chim, có cuống dài 3,5 - 7,5cm, trục dài 5 - 15cm. Lá chét 3 - 4 đôi; hình trái xoan tới bầu dục - ngọn giáo, dài 2,5 - 7cm, rộng 1,3 - 3,5cm, nhọn hoặc tù, rách mép hoặc chẻ đôi ở chóp. Cụm hoa bông dài 13 - 25cm, có lông. Hoa có cuống hoa ngắn 0,3cm. Đài cỡ 1mm, thành chén loe ra, nhẵn hay có lông rải rác. Cánh hoa cỡ 3mm, hình bầu dục tới ngọn giáo, nhọn ở chóp. bầu 1 - 1,5mm, nhẵn, có cuống ngắn cỡ 0,5mm. Quả đậu thẳng hay hơi cong, dài tới 2m, rộng 7 - 15cm, các đốt 6,5 -7,5cm; vỏ quả ngoài hoá gỗ, vỏ quả trong dai, hoá gỗ, dày 2 - 4mm. Hạt hình mắt chim, dẹp, đường kính 3,5 - 4cm, dày cỡ 1cm, có vỏ hạt màu nâu, dày.
Bộ phận dùng
Thân dây và hạt - Caulis et Semen Entadae.
Nơi sống và thu hái
Cây phân bố ở châu Phi, châu á nhiệt đới và châu Đại Dương. Thường gặp trong rừng xanh và rụng lá trên đất có đá hoặc có cát, tới độ cao 1200m. Thu hái dây quanh năm, thường dùng tươi. Hạt lấy ở những quả già.
Thành phần hoá học
Thân cây chứa saponin; hạt chứa hàm lượng saponin cao hơn và còn chứa một glucosid độc.
Tính vị, tác dụng
Thân đập dập ngâm nước, sẽ cho một chất lỏng màu hung có tính chất của xà phòng. Dây có vị hơi đắng và se, tính bình có tác dụng trừ phong thấp và hoại huyết. Hạt có vị ngọt và se, tính bình, có độc, có tác dụng chống co giật, giảm đau, lợi tiểu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thân thường được dùng ngâm trong nước để tắm và gội đầu. Hạt đốt tán bột uống trị tức ứ, làm huyết mạch lưu thông, trục huyết hư, nhưng kỵ thai.
Trong kháng chiến chống Pháp, nhân dân ta đã có những kinh nghiệm sử dụng. Bàm bàm nam phối hợp với các vị thuốc khác.
Thuốc cao trị đau bụng máu, dùng cho phụ nữ kinh nguyệt không đều, đau ngang thắt lưng, đau bụng dưới. Ké đầu ngựa 1kg, vỏ Quýt 100g, Gừng lùi 5 chỉ, Dây cứt quạ nhỏ lá 1kg, lá Quao 1kg, Cỏ mực 1kg. Thuốc cứu 1/2kg và trái Bàm bàm nam rang vàng tán nhỏ 300g. Trừ bột trái Bàm bàm nam ra, còn mấy vị kia đổ nước nấu sôi châm nước thêm 3 lần, lượt bỏ xài nấu sền sệt thành cao, gia thêm bột trái Bàm bàm nam quậy đều. Mỗi lần uống từ một đến ba muỗng cà phê, ngày hai lần, uống khi bụng đói.
Sản hậu nuốt hơi tức ngực. Rễ Lài dưa sao vàng với rượu 100g, ruột trái Bàm bàm nam đốt cháy đen 100g, hai món hiệp chung tán nhỏ trộn đều. Mỗi lần uống từ 1 - 2 muỗng cà phê, ngày 2 lần với nước nóng.
Bài viết cùng chuyên mục
Khoai lang, thuốc nhuận tràng
Khoai lang có vị ngọt, tính bình, có tác dụng nhuận tràng, bổ hư tổn, ích khí lực, mạnh tỳ thận
Quyết chân phù: cây để chữa phong thấp
Ở Vân Nam Trung Quốc, người ta dùng cây này để chữa phong thấp, đau khớp xương, lỵ và dùng ngoài trị mụn nhọt độc, ngoại thương xuất huyết
Cỏ bợ: trị suy nhược thần kinh
Người ta thường hái Cỏ bợ về làm rau ăn sống, xào, luộc hoặc nấu canh với tôm tép, để làm thuốc, thường dùng trị suy nhược thần kinh, sốt cao không ngủ, điên cuồng.
Cà nghét: làm thuốc tẩy xổ
Loài cây của Việt Nam và Thái Lan, mọc hoang ở rừng núi. Thu hái rễ quanh năm; thường dùng tươi.
Nho lông: dùng chữa viêm phế
Nho Lông, Nho Tía hay Nho Năm Góc là một loại cây nho đặc biệt, được biết đến với những quả nho có hình dáng độc đáo và nhiều công dụng trong y học và ẩm thực.
Nhân trần: dùng chữa hoàng đản yếu gan
Vị hơi cay, đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, khư phong, tiêu thũng, tiêu viêm, chống ngứa.
Hổ bì: cây thuốc trị sốt rét
Ở Campuchia, lá được dùng ăn với Cau, thay thế cho Trầu không, Ở Ân Độ, vỏ đắng dùng trị sốt rét gián cách, Ở Trung quốc, vỏ được dùng thuộc da.
Đậu răng ngựa, cây thuốc cầm máu
Hạt có vị ngọt nhạt, tính mát, có độc, có tác dụng cầm máu, lợi tiểu, tiêu thũng, Quả đậu khô cho một chất bột tốt được dùng để ướp hương một số món canh loại nước
Háo duyên: cây thuốc uống trị giun
Mọc hoang trong rừng thường xanh hay trên các đồi cây bụi, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Dân gian dùng rễ sao lên sắc uống trị giun.
Mật sâm: thuốc điều kinh
Cây gốc ở châu Mỹ nhiệt đới, được trồng từ thấp cho đến 1000m, lấy bóng mát dọc các đường đi, trước sân nhà, có thể thu hái rễ và lá quanh năm.
Cang: giúp tiêu hoá tốt
Cây mọc ở ruộng, hồ, rạch tĩnh khắp nước ta, từ vùng thấp đến vùng cao. Cũng phân bố ở nhiều nước nhiệt đới châu Á
Móng bò vàng: dùng trị viêm gan
Ở Ân Độ, nước sắc vỏ rễ dùng trị viêm gan, trị giun; chồi và hoa non dùng trị bệnh lỵ. Quả dùng lợi tiểu. Cây dùng trị rắn cắn và bò cạp đốt.
Mộc hương, kiện tỳ tiêu tích
Thường dùng trị mọi chứng đau, trúng khí độc bất tỉnh, tiểu tiện bế tắc, đau bụng, khó tiêu, trướng đầy, gây trung tiện, ngừng nôn mửa, tiết tả đi lỵ
Kim cang nhiều tán: thuốc trị kiết lỵ
Rễ giã ra với nước rỉ đường hay sữa bò đông đặc rồi thêm nước dùng uống trị kiết lỵ ra máu lẫn với phân và trị đau đường tiết niệu khi đái ra nước tiểu đen và đỏ.
Kê cốt thảo, thuốc thanh nhiệt lợi tiểu
Thu hái toàn cây quanh năm, tách bỏ quả, rửa sạch phơi khô dùng, Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giảm đau
Bạc hà lục, cây thuốc chữa cảm mạo
Cây được trồng lấy tinh dầu dùng làm hương liệu chế kem đánh răng. Còn được dùng t rong ngành Y tế. Có nơi ở Bắc Phi, người ta dùng nước sắc lá
Chàm mèo: chữa đơn lở nổi bọng nước đau nhức
Chàm mèo và Thanh đại có vị đắng nhạt. tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát máu, tiêu ban mẩn, sưng viêm và cầm máu.
Muồng Java, thanh nhiệt giải độc
Quả ăn với trầu, nhưng cũng gây ra những rối loạn như bị say rượu, Trung Quốc, người ta dùng quả trị đau dạ dày, sốt rét, cảm mạo, sởi, thuỷ đậu, bị tiểu tiện
Lâm bòng: thuốc trị vết thương và áp xe
Loài cây châu Á và nhiều vùng nhiệt đới khác. Gặp ở Campuchia và Nam Việt Nam. Thường mọc dọc bờ biển Nha Trang, Côn Đảo và Phú Quốc.
Hoàng tinh hoa trắng, cây thuốc bổ
Cùng như Hoàng tinh hoa đỏ, Hoàng tinh hoa trắng có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ trung ích khí, trừ phong thấp, nhuận tâm phế, ích tỳ vị, trợ gân cốt
Gõ nước, cây thuốc nhuận tràng
Quả có vị chua, ăn được, có tác dụng nhuận tràng, Gỗ tốt dùng làm đồ mỹ nghệ, dùng trong xây dựng, làm cột điện
Lạc: thuốc trị suy nhược
Lạc có vị ngọt, bùi, béo có tác dụng bổ tỳ, dưỡng vị, nhuận phế, lợi tràng. Trong hạt lạc có một chất cầm máu, có tác dụng trên trương lực cơ.
Lấu bà: thuốc chữa băng huyết
Cây nhỡ cao đến 4m; cành non, mặt dưới lá, cụm hoa có lông ngắn nâu đỏ. Lá có phiến bầu dục to, dài 15 đến 21cm, mặt dưới có lông dày ở gân; cuống dài 1,3cm.
Màn màn tím, hạ khí tiêu đờm
Màn ri tía được dùng chữa các chứng cám cúm nóng lạnh, nhức đầu, ho hen, và chứa cả rắn cắn. Lá dùng chữa viêm đau thận. Ở Ân Độ, rễ dùng làm thuốc trị giun
Nụ: cây thuốc chữa phù và đau bụng đầy hơi
Loài của Nam Trung Quốc và Việt Nam, trong các rừng ở độ cao 100 đến 800m trên mặt biển từ Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Vĩnh Phú tới Ninh Bình, Thanh Hoá