Bàm bàm, cây thuốc trừ thấp

2017-11-02 05:11 PM
Dây thu hái quanh năm, rửa sạch, thái lát, đồ rồi phơi khô dùng; hạt thu hái vào mùa đông, mùa xuân, lột bỏ vỏ, hấp hoặc rang lên, phơi khô hoặc tán bột

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bàm bàm, Đậu dẹt - Entada phaseoloides (L.) Merr., thuộc họ Đậu - Fabaceae.

Mô tả

Cây leo gỗ dài tới 30m. Lá 2 lần kép, ở đầu cuống chung của lá có tua cuốn chẻ hai; lá chét bậc ba 1 - 2 cặp, không lông, dai, dài 8 - 10cm, lá kèm 5mm. Bông dài đến 25cm; cánh hoa 3mm, bầu không lông. Quả rất to, dài đến 1 - 2m, rộng đến 15cm, thắt lại giữa các hạt; vỏ quả trong mỏng. Hạt tròn dẹp to 6 x 5cm, vỏ nâu đậm.

Bộ phận dùng

Dây và hạt - Caulis et Semen Entadae.

Nơi sống và thu hái

Loài này phân bố từ Nam Trung Quốc các nước Đông Dương đến Niu Ghinê, Ôxtrâylia. Ở nước ta cây mọc phổ biến ở ven rừng, ven suối và thường hay gặp trong các rừng thứ sinh thường xanh và rụng lá.

Dây thu hái quanh năm, rửa sạch, thái lát, đồ rồi phơi khô dùng; hạt thu hái vào mùa đông, mùa xuân, lột bỏ vỏ, hấp hoặc rang lên, phơi khô hoặc tán bột.

Thành phần hoá học

Thân dây chứa saponin. Hạt chứa một lượng saponin nhiều hon và cũn có một loại glucosid độc. Thân cây đập dập ngâm nước cho một chất lỏng màu hung có tính chất của xà phòng.

Tính vị, tác dụng

Dây có vị hơi đắng và chát, tính bình; có tác dụng trừ thấp, hoạt huyết. Hạt có vị ngọt và chát, tính bình, có độc, có tác dụng chống co giật, giảm đau, lợi tiểu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Dây dùng trị: 1. Thấp khớp, tạng khớp, đau chân tay; 2. Đau lưng, đòn ngã tổn thương.

Hạt dùng trị: 1. Đau dạ dày, đau thoát vị, trĩ; 2. Hoàng đản, phù thũng.

Dùng dây 10 - 30g, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống; đun sôi lấy nước tắm rửa. Dùng hạt dạng bột 1-3g, hoà với nước rồi uống.

Dân gian có khi dùng lá chữa nóng sốt, sài giật trẻ em. Dùng 50 - 100g lá tươi Bàm bàm phối hợp với lá Răng ngựa, lá Găng trâu, lá Chanh giã nhỏ xát khắp người như kiểu đánh gió.

Ghi chú: Hạt độc, thường dùng để duốc cá. Để làm thuốc, cần hấp, rang cẩn thận và tránh dùng nhiều, nếu bị ngộ độc thường có dấu hiệu choáng váng, buồn nôn, cao huyết áp, chậm nhịp tim và thậm chí có thể chết người.

Bài viết cùng chuyên mục

Khuy áo nhẵn, thuốc khư phong

Rễ có vị ngọt và cay, tính hơi ấm, có mùi thơm; có tác dụng khư phong, giảm đau, tán ứ. Hạt có vị đắng, tính bình, có tác dụng tiêm viêm

Bứa nhà, trị dị ứng mẩn ngứa

Lá và vỏ quả thường dùng nấu canh chua. Quả chín ăn giải khát; áo hạt có vị chua ngọt. Vỏ thường dùng trị dị ứng, mẩn ngứa và bệnh ngoài da

Ô rô: dùng làm thuốc gội đầu, làm mượt tóc

Ở Thái Lan dùng lá phối hợp với Hồ tiêu làm viên thuốc bổ tăng tuổi thọ, lá cũng dùng làm thuốc gội đầu, làm mượt tóc

Mùi: làm dễ tiêu hoá

Rau mùi có vị cay, tính ấm. Dùng uống trong, nó có tác dụng gây trung tiện, dễ tiêu hoá, kích thích. Nó cũng là loại thuốc phát tán, làm cho sởi mọc và tiêu đờm trệ.

Mây lộ, dùng ngoài trị phong, ghẻ ngứa

Dùng ngoài trị phong, ghẻ ngứa, giang mai. Dầu hạt nấu lên cũng dùng trị bệnh phong và các bệnh ngoài da như dầu Đại phong tử

Duối: cây thuốc chữa phù thũng

Gỗ mịn, trắng, mềm, đẹp thường dùng để khắc dấu, tiện đồ đạc, vỏ chứa nhiều xơ dùng dệt túi, làm nguyên liệu chế bông nhân tạo và làm giấy

Huyết rồng hoa nhỏ, thuốc bổ huyết, hoạt huyết

Cũng dùng như Huyết rồng, chữa khí hư, kinh bế, trị di tinh, bạch đới, kinh nguyệt không đều và làm thuốc bổ huyết

Ngâu Roxburgh: trị sưng viêm

Loài của Ấn Độ, Việt Nam. Cây mọc ở rừng ở độ cao đến 1.000m từ Hoà Bình tới Kontum, Lâm Đồng, Đồng Nai ra tận đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang.

Bồng bồng: giải nhiệt giải độc

Cụm hoa non ăn được. Rễ nghiền ra lẫn với các chất thơm khác, dùng làm hương thơm. Nước sắc lá dùng chữa lỵ, chữa bệnh bạch đới và bệnh lậu.

Duối cỏ: cây thuốc giải độc

Loài phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản, Malaixia, Inđônêxia, Philippin, Ôxtrâylia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở rừng ẩm trên triền núi cao các tỉnh Lạng Sơn, Hà Tây.

Đầu heo, cây thuốc chữa hen suyễn

Vỏ để nhuộm và thuộc da. Quả ăn được tuy hơi chua, Lá dùng làm thức ăn cho vật nuôi, và có thể dùng để luyện thuốc trị bệnh suy nhược

Ngũ vị tử nam: làm thuốc trị suy nhược và liệt dương

Ngũ vị tử nam, hay còn gọi là Ngũ vị nam, là một loại cây dây leo thuộc họ Ngũ vị. Loài cây này có giá trị dược liệu cao, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền.

Cói đầu hồng: cây thuốc giải nhiệt, trừ phong thấp

Cây thảo nhiều năm, cao đến 70cm, thân thành bụi. Lá có phiến hẹp nhọn, rộng 2 đến 3mm, cứng, không lông, Hoa đầu rộng 1 đến 2cm, màu nâu đỏ, mép lá bắc có lông

Mắt trâu, làm dịu đau

Hoa trăng trắng hay vàng xanh, thành cụm hoa phủ lông len, ngắn hơn lá; cánh hoa có lông cứng. Quả dạng bầu dục nạc, màu đo đỏ, cam hay hung rất thơm

Kim ngân lông, thuốc dùng trị mụn nhọt

Cây leo bằng thân quấn, nhiều khi cao tới 9m, Cành có nhiều lông xù xì gồm lông đơn, cứng, hơi xám và lông tuyến có cuống, sau nhẵn, hơi đỏ

Câu đằng bóng: dùng chữa trẻ em sốt cao

Ở Trung Quốc, được dùng chữa trẻ em sốt cao, ngất lịm, co giật, trẻ em khóc đêm, phong nhiệt đau đầu, đòn ngã tổn thương

Mắc cỡ: an thần dịu cơn đau

Toàn cây chứa alcaloid là minosin và crocetin còn có ílavonosid, các loại alcol, acid amin, acid hữu cơ. Hạt chứa chất nhầy, lá chiết ra một chất tương tự adrenalin.

Kim đồng, thuốc làm chắc vi huyết quản

Chuỳ hoa ở ngọn, hoa màu vàng tươi, cánh hoa có móng, nhị 10 có chỉ nhị màu vàng chuyển dần sang màu đỏ, vòi nhuỵ 3, rời nhau. Quả hạch to 5mm

Đình lịch, cây thuốc đắp vết thương

Ở Malaixia, lá thường được dùng làm thuốc đắp chữa vết thương và sưng phù, Ở Malaixia, dịch lá hơi se dùng làm thuốc lọc máu và làm săn da

Khóm rằn, thuốc trị ung sang thũng độc

Loài của Nam Mỹ được nhập trồng làm cảnh vì lá và hoa đẹp, Người ta còn trồng một loài khác là Billbergia zebrina Lindl có hoa màu lục

Nam xích thược, dùng trị cảm gió

Dân gian dùng trị cảm gió, chân tay lạnh: Nam xích thược, rễ Cam thảo cây, Hoắc hương, Tía tô, Ngải cứu, Dây gân, Rau Dền gai, mỗi thứ một nắm, sắc uống

Cải đồng: làm dễ tiêu hoá

Cải đồng có vị đắng, tính mát, có tác dụng làm dịu và sát trùng, còn có tác dụng làm dễ tiêu hoá, khai thông ách tắc.

Lá hến, thuốc trị lỵ

Ở Ân Độ, nước hãm lá khô dùng trị lỵ, ỉa chảy, rong kinh và bạch đới. Cũng được dùng uống trục sỏi niệu đạo và tăng cường sự phát triển của bệnh sởi

Cóc chuột: nước rửa phát ban sinh chốc lở

Vỏ dùng dưới dạng nước xức rửa phát ban sinh chốc lở, loét do bệnh phong và những mụn loét ngoan cố, lá dùng hơ nóng lên và áp vào những chỗ sưng và đau của cơ thể

Ô rô nước: trị đau lưng nhức mỏi tê bại

Rễ có vị mặn chua, hơi đắng, tính hàn, có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm và làm long đờm, cây có vị hơi mặn, tính mát, có tác dụng làm tan máu ứ, tiêu sưng, giảm đau.