Bạch truật: cây thuốc bổ

2017-10-26 12:37 PM

Khoảng năm 1960, ta nhập nội đem trồng thử ở Bắc Hà và Sa Pa tỉnh Lào Cai, nay được đem trồng ở nhiều nơi cả miền núi và đồng bằng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bạch truật - Atractylodes macrocephala Koidz., thuộc họ Cúc - Asleraceae.

Mô tả

Cây thảo cao 40 - 60cm, sống nhiều năm. Rễ thành củ mập, có vỏ ngoài màu vàng xám. Lá mọc so le, mép khía răng, lá ở gốc có cuống dài, xẻ 3 thuỳ; lá gần cụm hoa có cuống ngăn, không chia thuỳ. Cụm hoa hình đầu, ở ngọn; hoa nhỏ màu tím. Quả bế có túm lông dài.

Mùa hoa quả tháng 8 - 10.

Bộ phận dùng

Thân rễ - Rhizoma Atractylodis macrocephalae, thường gọi là Bạch truật.

Nơi sống và thu hái

Khoảng năm 1960, ta nhập nội đem trồng thử ở Bắc Hà và Sa Pa tỉnh Lào Cai, nay được đem trồng ở nhiều nơi cả miền núi và đồng bằng. Trồng bằng hạt vào tháng giêng hoặc tháng 3, hoặc tháng 9 - 10 ở vùng núi và từ tháng 10 đến đầu tháng 11 ở đồng bằng. Trong 2 năm thì có thể thu hoạch duợc liệu; nhưng trồng ở đồng bằng thì chỉ cần 8 - 10 tháng. Thu hoạch rễ củ vào tháng 6 - 7 (ở đồng bằng) và tháng 12 (ở miền núi) khi lá ở gốc đã khô vàng; căt bỏ rễ con, rửa sạch, sấy lưu huỳnh 12 giờ, rồi phơi khô. Củ cứng chăc, vỏ màu nâu, ruột trăng ngà, có mùi thơm nhẹ là loại tốt. Khi dùng, đăp nước vào khâu ủ rễ cho mềm rồi thái miếng.

Thành phần hoá học

Củ chứa 1,4% tinh dầu. Thành phần của tinh dầu gồm: atractylol, atractylenolid I, II và III, endesmol và vitamin A.

Tính vị, tác dụng

Bạch truật có vị ngọt đăng, mùi thơm nhẹ, tính ấm, có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, chỉ tả, hoà trung, lợi thuỷ, an thai.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Bạch truật được xem là một vị thuốc bổ bồi dưỡng và được dùng chữa viêm loét dạ dày, suy giảm chức phận gan, ăn chậm tiêu, nôn mửa, ỉa chảy phân sống, viêm ruột mạn tính, ốm nghén, có thai đau bụng, sốt ra mồ hôi. Cũng dùng làm thuốc lợi tiểu, trị ho, trị đái tháo đường. Ngày dùng 6 - 12g, dạng thuốc săc, bột hoặc cao. Người đau bụng do âm hư nhiệt trướng, đại tiện táo, háo khát không dùng.

Đơn thuốc

Thuốc bổ và chữa dị ứng: Bạch truật 6kg cho ngập nước vào nồi đất hay đồ sành, đồ săt tráng men, nấu cạn còn một nửa, gạn lấy nước, thêm nước mới, làm như vậy 3 lần.

Trộn 3 nước lại cô đặc thành cao. Ngày uống 2-3 thìa cao này.

Viêm gan nhiễm trùng: Bạch truật 9g. Nhân trần 30g, Trạch tả 9g. Dành dành 9g. Phục linh 12g, nước 450ml săc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Viêm dạ dày cấp và mạn tính, bệnh về máu: Bạch truật 6g. Trần bì 4,5g, Toan táo nhân 3g. Hậu phác 4,5g. Gừng 3g, Cam thảo 1,5g nước 600ml, săc, sau đó lọc, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Bài viết cùng chuyên mục

Duối cỏ: cây thuốc giải độc

Loài phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản, Malaixia, Inđônêxia, Philippin, Ôxtrâylia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở rừng ẩm trên triền núi cao các tỉnh Lạng Sơn, Hà Tây.

Ngô thù du lá xoan: dùng trị đau dạ dày

Ở Trung Quốc, được dùng trị đau dạ dày, đau đầu, đau tim, khí trệ, ung thũng di chuyển

Kinh giới phổ biến: thuốc trị cảm mạo

Ngọn và lá non dùng được làm rau ăn uống. Toàn cây được dùng ở Trung quốc làm thuốc trị cảm mạo và ăn uống không tiêu.

Câu đằng cành leo: dùng trị trẻ em sốt cao

Cành Móc câu dùng trị trẻ em sốt cao, ngất lịm, co giật, trẻ em khóc đêm, phong nhiệt đau đầu, đầu choáng mắt hoa, cao huyết áp, đau đầu do thần kinh.

Chiêu liêu: có tác dụng trừ ho

Vị chát, nhạt, hơi chua, tính mát, có tác dụng trừ ho, sát trùng đường ruột, quả xanh chứa một hoạt chất làm săn da, có tính gây trung tiện, và cũng gây xổ, quả già gây xổ mạnh

Chè quay: cây thuốc dùng trị bệnh lậu

Hoa trắng, xếp dày đặc thành chuỳ dạng bông ở nách lá. Hoa có 8 lá đài, 8 cánh hoa có lông dài, 8 nhị, bầu giữa với 3 giá noãn

Luân rô đỏ: đắp trị đau mắt

Cây mọc ở lùm bụi, ven rừng, rừng còi, từ Khánh Hoà tới Đồng Nai. Công dụng: Dân gian dùng lá làm thuốc giã đắp trị đau mắt.

Khoai dái, thuốc tiêu viêm

Trong y học cổ truyền, thường dùng Dái củ, Nó có vị đắng, tính bình, có tác dụng tiêu viêm, tiêu sưng, long đờm, cầm máu

Duối: cây thuốc chữa phù thũng

Gỗ mịn, trắng, mềm, đẹp thường dùng để khắc dấu, tiện đồ đạc, vỏ chứa nhiều xơ dùng dệt túi, làm nguyên liệu chế bông nhân tạo và làm giấy

Chua ngút hoa trắng: lá làm thuốc đắp trị chấn thương bầm giập

Cây chua ngút (Embeliaeta) là một loại cây dược liệu quý, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh khác nhau.

Chòi mòi: dùng chữa ho sưng phổi

Quả ăn được, có vị chua, dùng chữa ho, sưng phổi. Hoa chữa tê thấp, Ở Campuchia, vỏ, cành non và lá được sử dụng nhiều hơn

Lạc nồm mò: thuốc chữa ỉa chảy

Quả ngọt có vị thơm ăn được. Đồng bào dân tộc Dao dùng thân dây sắc nước làm thuốc uống bổ, có khi còn dùng chữa ỉa chảy.

Đa Talbot, cây thuốc chữa loét

Loài của Ân Độ, Mianma, Lào, Campuchia, Thái Lan, Xri Lanca và Việt Nam, Ở nước ta chỉ gặp ở vùng núi Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang

Han voi: cây thuốc chữa ho hen

Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ: Thân cây có lông gai rất độc, chạm vào sẽ gây bỏng rát. Lá đơn: Hình trái tim, mặt trên có lông, mép lá có răng cưa. Hoa nhỏ: Mọc thành cụm ở nách lá. Quả hạch: Nhỏ, chứa hạt.

Quyển trục thảo: cây thuốc trị đau đầu

Cây dùng làm cỏ chăn nuôi tốt, Ở đảo Phú quý, gần Nha Trang, cây được dùng làm thuốc trị đau đầu; người ta đem sao lên và nấu nước uống mỗi lần một chén

Gáo không cuống, cây thuốc lọc máu

Gỗ được dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc hãm cho phụ nữ sinh đẻ uống 3 ngày liền sau khi sinh để lọc máu

Cocoa: dùng chữa lỵ

Quả ăn được, có vị dịu, rễ, vỏ và lá có tính se và trước đây ở Angti, người ta dùng chữa lỵ, hạt cho dầu cũng dùng để chữa lỵ

Cỏ mật nhẵn: cây thuốc điều trị cảm sốt và tê thấp

Ở Nam Phi Châu, người ta dùng toàn cây hoặc rễ nấu nước pha vào nước tắm để điều trị cảm sốt và tê thấp, Rễ của cây Cỏ mật Chloris barbata Sw, cũng được dùng làm thuốc bổ máu, thông máu

Cau chuột Ba Vì: dùng trị giun sán

Hạt cũng dùng trị giun sán. Vỏ quả lợi tiểu, dùng chữa lỵ và bệnh thần kinh

Ngâu rừng, dùng chữa sốt rét

Cây mọc hoang ở rừng thưa có nhiều tre gai ở Đồng Nai và Bà Rịa. Thu hái rễ và lá quanh năm, rửa sạch, phơi khô

Bạc thau đá, cây thuốc trị ho

Hoa có 5 lá đài có lông, tràng hình chuông, nghiêng, màu trắng hay màu hoa cà; nhị sinh sản 2, có chỉ nhị ngắn, đính ở góc ống tràng; bầu nhẵn hoặc hơi có lông

Quyết lưới dày sáng: cây được dùng chữa thận hư

Ở Vân Nam Trung Quốc, thân rễ của cây được dùng chữa thận hư đau răng, thận hư tai điếc, đau lưng, đòn ngã tổn thương, đau đùi, gãy xương

Nghể: giải nhiệt chữa ho

Ở Ấn Độ và Malaixia, người ta thường xem Nghể như là thuốc bổ và dùng lá để nấu ăn như các loại rau. Phụ nữ thích dùng nó xem như thuốc lọc máu.

Đơn đỏ, cây thuốc chữa mẩn ngứa

Vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hành khí giảm đau, hoạt huyết tán ứ, Ở Ân Độ, người ta dùng như thuốc làm dịu, làm săn da, lợi tiểu, kháng sinh

Nấm phiến đốm chuông, chất độc gây ảo giác

Nấm mọc trên phân hoại mục ở các bãi cỏ từ tháng giêng tới tháng 9, thường riêng lẻ hoặc họp thành nhóm nhỏ. Có gặp ở Hà Nội, Hải Hưng