- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Bạch thược, cây thuốc chữa đau nhức
Bạch thược, cây thuốc chữa đau nhức
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Bạch thược hay Thược dược - Paeonia lactiílora Pall. (P. albiílora Pall), thuộc họ Mẫu đơn - Paeoniaceae.
Mô tả
Cây thảo sống lâu năm, cao 50 - 80cm, lá mọc so le, chụm hai hay chụm ba, kép, với 9 – 12 phần phân chia, các đoạn không đều, hình trái xoan ngọn giáo, dài 8 - 12cm, rộng 2 - 4 cm mép nguyên, phía cuống hơi hồng. Hoa rất to mọc đơn độc, có mùi hoa Hồng, trên mỗi thân mang hoa có 1 - 7 hoa, rộng 10 - 12cm. Đài có 6 phiến, cánh hoa xếp trên một dãy hoặc hai dãy, màu hồng thịt trước khi nở, rồi chuyển dần sang màu trắng tinh; bao phấn màu da cam. Quả gồm 3 - 5 lá noãn. Có nhiều thứ trồng khác nhau, có hoa có độ lớn, số lượng cánh hoa, màu sắc... khác nhau.
Hoa tháng 5 - 6.
Bộ phận dùng
Củ Thược dược hoa trắng. Radix Paeoniae Alba, thường gọi là Bạch thược. Củ Thược dược hoa đỏ - Radix Paeoniae Rubra, thường gọi là Xích thược.
Nơi sống và thu hái
Cây được nhập giống từ Trung Quốc vào trồng ở Sapa tỉnh Lào Cai. Người ta dùng củ có đường kính khoảng 1- 2cm, dài 10-15cm, màu trắng hồng ít xơ. Đào về rửa sạch, ngâm nước 1-2 giờ, ủ 1-2 ngày đêm (có thể đồ) rồi bào hay thái mỏng, sao qua. Có khi tẩm giấm rồi sao qua hay sao cháy cạnh, hoặc tẩm rượu sao qua. Lúc chưa bào chế thì cần phải sấy lưu huỳnh, khi đã bào chế rồi cần để nơi khô ráo, tránh ẩm.
Thành phần hoá học
Trong củ có paeoniílorin, oxypaeoniílorin, albiílorin, benzoyl- paeoniílorin, oxypaeoniílorinone, paeonolide, paeonol... còn có tinh bột, tanin, calcium oxalat, một ít tinh dầu, acid benzoic, nhựa và chất béo, chất nhầy.
Tính vị, tác dụng
Bạch thược vị đắng chua, tính hơi chát; có tác dụng bình can chỉ thống, dưỡn g huyết điều kinh, liễm âm chỉ hãn, bổ huyết bình can, tiêu sưng viêm, làm mát dịu.
Xích thược vị đắng, tính bình, không chua, không có tác dụng thu liễm như Bạch thược mà lại có công năng hoạt huyết, làm tan máu ứ tụ mạnh hơn, thích dụng cho các trường hợp sưng tấy, đơn độc.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Tuỳ theo cách chế biến mà cây có Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Nếu để sống: Chữa đau nhức, trị tả lỵ, giải nhiệt, chữa cảm mạo do chứng lo gây nên.
Nếu sao tẩm: Chữa các chứng bệnh về máu huyết, thông kinh nguyệt.
Nếu sao cháy cạnh: Chữa băng huyết.
Nếu sao vàng chữa đau bụng máu, ngày dùng 6 - 12g dạng thuốc sắc.
Đơn thuốc
Chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng khi hành kinh, hoặc máu xấu ứ trệ sinh đau nhức; Bạch thược, Sinh địa mỗi vị 20g, Đương quy 10g. Xuyên khung 4g, gia Ngưu tất 20g sắc uống.
Chữa băng huyết, rong huyết, hành kinh không dứt hoặc ngừng rồi lại thấy: Bạch thược, Trắc bá diệp, sao sém đen, mỗi vị 12 - 20g sắc uống.
Chữa tiêu khát, đái đường: Bạch thược, cam thảo lượng bằng nhau tán bột, uống mỗi lần 4g, ngày uống 3 lần.
Bài viết cùng chuyên mục
Nhàu lông mềm: dùng chữa đau lưng tê thấp
Cây của miền Đông Dương và Ấn Độ, mọc hoang dọc các bờ sông ở Vĩnh Phú, Hoà Bình. Thu hái toàn cây quanh năm, phơi khô
Giềng giềng đẹp, cây thuốc trị bệnh trĩ
Người ta dùng thân, lá nấu nước tắm trong trường hợp bị bệnh trĩ, Chúng cũng có tính làm giảm đau nên cũng được dùng tắm và chà xát trên cơ thể người bị co giật
Chòi mòi Poilane: dùng đắp các vết thương và chỗ sưng đau
Cây ưa sáng và ưa ẩm, thường mọc trong rừng thường xanh, phân bố ở Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Ninh Bình tới Đồng Nai
Mức, chữa đau yết hầu
Dùng chữa đau yết hầu, thương hàn, sốt rét. Cũng dùng chữa phong thấp viêm khớp và bệnh viêm gan vàng da, xơ gan, cổ trướng
Lười ươi: chữa bệnh nhiệt, nóng sốt âm
Chữa các bệnh nhiệt, nóng chưng sốt âm, ho khan, đau họng, nhức răng, đau mắt đỏ, lao thương thổ huyết, đại tiện ra máu, máu nóng mụn lở.
Ngọc vạn: cây thuốc
Loài phân bố ở Ấn Độ, Nêpan, Bhutan, Nam Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào và Việt Nam
Bạch đàn đỏ: cây thuốc chữa cảm cúm
Dùng ngoài trị bỏng, viêm mũi, viêm tế bào, viêm vú, cụm nhọt, chốc lở, viêm quầng, mày đay, eczema, nấm tóc, viêm âm đạo do nấm Candida.
Cỏ cứt lợn: chống viêm chống phù nề
Cây cứt lợn có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng và cầm máu, cành lá vò ra có mùi hôi gây nôn
Chòi mòi Henry: dùng chống xuất huyết
Cây mọc ở rừng tới độ cao 400m từ Hà Tây tới Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam Đà Nẵng, Lá giã ra, lẫn với giấm, dùng chống xuất huyết
Khế rừng lá trinh nữ: thuốc kích thích
Ở Campuchia, dây dùng làm dây buộc rất bền và chắc, người ta thường lấy dây đem ngâm trong rượu dùng làm thuốc kích thích và tráng dương.
Cóc (cây): sắc uống để trị ỉa chảy
Quả có thịt cứng, nhiều dịch màu vàng có vị chua, thường dùng ăn, ở Campuchia, vỏ cóc phối hợp với vỏ Chiêu liêu nghệ được dùng sắc uống để trị ỉa chảy
Chè lông: uống lợi tiêu hoá và lợi tiểu
Chè lông có vị ngọt, tính mát, không có tác dụng tiêu thực, phá tích, giải nhiệt, trừ phiền, tán khí, thông huyết mạch, lợi tiểu, lợi sữa
Quao nước: làm thuốc điều kinh
Dân gian thường dùng lá Quao, phối hợp với ích mẫu, Ngải cứu, Cỏ gấu, Muồng hoè để làm thuốc điều kinh, sửa huyết, bổ huyết.
Quỳnh lam: lá cây làm thuốc trị bệnh phù thũng
Nấu nước lá làm thuốc trị bệnh phù thũng, dùng lá nấu với rượu lấy nước cho vào ống đếm giọt nhỏ vào mắt trị đau mắt.
Cỏ đuôi lươn: dùng chữa sản hậu
Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng trị ghẻ, nấm, ở Việt Nam, người ta sắc nước cho phụ nữ có mang uống; có nơi còn dùng chữa sản hậu.
Mật sâm: thuốc điều kinh
Cây gốc ở châu Mỹ nhiệt đới, được trồng từ thấp cho đến 1000m, lấy bóng mát dọc các đường đi, trước sân nhà, có thể thu hái rễ và lá quanh năm.
Hoàng tinh hoa đốm, cây thuốc bổ
Ở nước ta, chỉ thấy mọc ở rừng thường xanh ở Nghĩa Lộ và Lâm Đồng, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Cây dùng làm thuốc bổ, giảm đau
Mây dẻo, điều trị bệnh về buồng trứng
Ở Campuchia dân gian dùng làm dây buộc và đan lát. Rễ được dùng trong một chế phẩm để điều trị bệnh về buồng trứng. Quả dùng ăn được
Lưỡi nai, rút mủ mụn nhọt
Chuỳ hoa ở nách lá, ngắn hơn lá, có lông. Hoa to to, màu trăng trắng; phiến hoa 6, dài 6mm, nhị sinh sản 9, nhị lép 3, bầu tròn, không lông
Le lông trắng: thuốc trị sốt rét
Có gặp ở Nam Việt Nam, gặp nhiều hơn ở Campuchia, nhất là ở Lào. Cũng phân bố ở Thái Lan, Ân Độ, Theo Béjaud, rễ được sử dụng ở Campuchia làm thuốc trị sốt rét.
Đuôi trâu, cây thuốc đắp chữa rắn cắn
Đồng bào dân tộc Dao dùng vỏ cây nấu nước gội đầu và dùng lớp vỏ nhớt nhai nuốt nước; lấy bã đắp chữa rắn cắn
Lát hoa, thuốc trị ỉa chảy
Vỏ sắc nước uống dùng trị ỉa chảy, gỗ cũng dùng được như vậy. Gỗ có màu hồng nhạt, lõi nâu đỏ có cánh đồng, vân dẹp, thớ mịn, dùng đóng đồ gỗ quý
Đưng mảnh: cây thuốc chữa sốt rét
Loài của Ân Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Campuchia, Thái Lan, Xri Lanca, Inđônêxia, Philippin, Nui Ghinê, Châu Phi, châu Mỹ. Ở nước ta, cây chỉ mọc ở vùng núi.
Bạc lá: cây thuốc làm trà uống
Cây gỗ cao khoảng 13m, có nhánh sần sùi với nhiều vết sẹo lá sít nhau, Lá cụm 3, 8 cái ở ngọn các nhánh, nguyên hình trái xoan hay ngọn giáo, nhọn thành mũi mảnh ở đỉnh.
Hàn the cây: cây thuốc chữa bệnh về phổi
Ở nước ta, thường gặp trên các đồi cát dựa biển Bà Rịa và cũng gặp ở trong đất liền, Thu hái cây quanh năm, thường dùng tươi.