- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Bạch phụ tử, cây thuốc chữa cảm gió
Bạch phụ tử, cây thuốc chữa cảm gió
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Bạch phụ tử. Dầu mè đỏ, San hô - Jatropha multiữda 1., thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae.
Mô tả
Cây nhỡ rất nhẵn, cao tới 6m. Lá xẻ thuỳ chân vịt sâu, các thuỳ có nhiều răng hẹp, gốc phiến lá hình tròn, cuống dài bằng lá, lá kèm chia thành nhiều phiến hình chỉ. Cụm hoa hình xim dạng tán, có cuống dài mang hoa đơn tính màu đỏ. Hoa có 5 lá đài, 5 cánh hoa; ở hoa đực có 8 nhị; ở hoa cái có bầu nhẵn. Quả nang, hình trứng ngược, nhẵn, màu vàng nhạt, dài cỡ 3cm.
Bộ phận dùng
Rễ củ - Radix -jatrophae. Hạt, mủ, lá cũng được dùng.
Nơi sống và thu hái
Cây nguyên sản ở miền nhiệt đới châu Mỹ, được đem vào trồng ở nước ta làm cây cảnh và làm hàng rào. Rễ phình thành củ, cũng ăn đuợc nhu củ sắn (sau khi nuớng chín). Củ giống nhu Thảo ô dầu mà nhỏ hơn, dài hơn 4cm, lúc khô vỏ sần sùi có vân, tương tự như củ Phụ tử.
Củ thu hoạch vào tháng 3, phơi khô hoặc lùi nướng để dùng làm thuốc. Lá mủ thu hái quanh năm. Quả thu vào mùa thu.
Thành phần hoá học
Lá, thân, rễ đều chứa acid cyanhydric. Hạt chứa 30% dầu, có thể dùng thắp được.
Tính vị, tác dụng
Bạch phụ tử (củ) có vị cay ngọt, rất nóng, có độc, có tác dụng tán ứ, tiêu thũng, chỉ huyết.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng trị cảm gió lạnh mất tiếng, trúng phong co cứng bại liệt, đau tim do huyết ứ và các bệnh phong ở đầu, mặt. Hạt cũng được dùng như hạt Dầu mè làm thuốc tẩy mạnh nhưng nguy hiểm, dễ gây ngộ độc. Có khi được dùng trị ho, làm ra mồ hôi. Lá cũng gây xổ nhưng kém hơn lá Dầu mè. Mủ cây dùng cầm máu và đắp vết thương cho liền gân. Cũng dùng trị rắn cắn. Liều dùng 3 - 6g củ, phối hợp với các vị thuốc khác.
Đơn thuốc
Chữa trúng phong liệt nửa người: Bạch phụ tử, Tằm gió, Bò cạp (Toàn yết) với lượng bằng nhau, tán nhỏ, uống mỗi lần 6g với rượu, ngày uống 3 lần.
Chữa trẻ cấp kinh sốt cao co giật, co cứng: Bạch phụ tử, Nam tinh chế với Mật bò, Toàn yết. Tằm gió, Câu đằng, Phấn nứa, Bạch đàn, mỗi vị 4g sắc uống.
Chữa tim đau do máu ứ nguy cấp: Bạch phụ tử, Nhục quế, Đương quy đều 6g, sắc uống liên tục.
Bài viết cùng chuyên mục
Na rừng, thuốc an thần gây ngủ
Rễ có vị cay ấm, hơi đắng, có hương thơm; có tác dụng hành khí chỉ thống, hoạt huyết, tán ứ, khư phong tiêu thũng
Cà na: bổ và lọc máu
Vỏ dùng hãm nước cho phụ nữ mới sinh đẻ uống trong vòng 15 ngày sau khi sinh
Giần sàng, cây thuốc chữa liệt dương
Thường dùng chữa liệt dương, phụ nữ lạnh tử cung, khí hư, xích bạch đới, lưng gối mỏi đau
Mát, dùng làm thuốc trừ sâu
Trong hạt có một số các chất dầu, gôm, chất nhựa có độc đối với cá, một ít rotenon, một chất có tinh thể hình lăng trụ, một chất có tinh thể hình kim, một saponin trung tính và một saponin acid
Bàn tay ma, cây thuốc chữa thấp khớp
Đồng bào Dao dùng cây chữa bệnh thấp khớp, nấu nước tắm cho phụ nữ sau khi sinh đẻ cho khoẻ người và chống đau nhức
Đậu mỏ nhỏ: cây thuốc gây sẩy thai
Loài liên nhiệt đới, mọc trên đất có cát, dọc các đường đi, ở vĩ độ thấp và trung bình, có gặp ở Bình Thuận.
Cam hôi: thuốc trị ho
Cây mọc trên các đồi cát, dọc theo biển từ Khánh Hoà tới Bình Thuận. Có thể thu hái rễ, lá quanh năm
Nghể nhẵn, dùng trị đau bụng
Cây mọc ở nơi ẩm lầy khắp nước ta, thường gặp ở ven đầm nước vào tháng 5, tháng 12 từ Hà Giang, Hà Nội, Nam Hà, Ninh Bình qua các tỉnh Tây Nguyên cho đến các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long
Cau rừng: dùng để ăn trầu
Ở nước ta, cây mọc phổ biến ở trong rừng thường xanh từ Kontum, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, tới Kiên Giang
Hoa phấn, cây thuốc tiêu viêm
Rễ củ Hoa phấn có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, hoạt huyết tán ứ, Ở Ân Độ người ta cho rằng rễ kích dục, lọc máu
Đơn rau má, cây thuốc trừ phong thấp
Tính vị, tác dụng, Vị ngọt và đắng, tính bình; có tác dụng trừ phong thấp, giải độc, hoạt huyết, tiêu sưng
Địa phu, cây thuốc thanh nhiệt lợi thấp
Quả có vị cay, đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khư phong trừ ngứa, trợ tim và lợi tiểu
Duối leo, cây thuốc gây nôn
Nước sắc lá dùng uống để gây nôn khi ăn phải thức ăn độc, cũng dùng chữa hậu sản, Ở Malaixia, nước sắc lá dùng làm trà uống cho phụ nữ sinh đẻ
Cói gạo: cây thuốc dùng trị phong thấp gân cốt, tê đau
Thân dùng để lấy sợi; làm giấy, dệt thảm, làm thức ăn gia súc, Toàn cây dùng trị phong thấp gân cốt, tê đau, đòn ngã tổn thương, kinh nguyệt không đều, bế kinh, sỏi niệu
Cocoa: dùng chữa lỵ
Quả ăn được, có vị dịu, rễ, vỏ và lá có tính se và trước đây ở Angti, người ta dùng chữa lỵ, hạt cho dầu cũng dùng để chữa lỵ
Ba gạc Châu đốc, cây thuốc hạ huyết áp
Reserpin có tác dụng hạ huyết áp, làm tim đập chậm, có tác dụng an thần, gây ngủ, và còn có tác dụng kháng sinh, sát trùng
Hoàng liên gai: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Thường dùng làm thuốc chữa ỉa chảy, lỵ, đau mắt, ăn uống kém tiêu.
Câu đằng quả không cuống: làm thuốc chữa đau đầu
Ở Việt Nam cũng như ở Trung Quốc, người ta dùng gai móc Câu đằng này làm thuốc như các loại Câu đằng khác.
Nhài: trị ngoại cảm phát sốt
Hoa sắc nước dùng rửa mặt, chữa viêm màng khoé mắt và màng mộng, chữa trẻ em lên sởi có sốt, sởi mọc không đều
Lục lạc không cuống, tác dụng tiêu viêm
Tính vị, tác dụng, Vị ngọt, nhạt, tính ấm, có độc, có tác dụng tiêu viêm, chống u tân sinh, hoạt huyết
Lục lạc tù: trị bệnh đường hô hấp
Hạt rang lên, bỏ vỏ, dùng ăn được. Cây được sử dụng làm thuốc trị một số bệnh đường hô hấp. Cây được dùng ở Ân Độ trị ghẻ và ngứa lở.
Gõ nước, cây thuốc nhuận tràng
Quả có vị chua, ăn được, có tác dụng nhuận tràng, Gỗ tốt dùng làm đồ mỹ nghệ, dùng trong xây dựng, làm cột điện
Ba kích: cây thuốc chữa phong thấp
Nước sắc Ba kích làm tăng sức dẻo dai, tăng cường sức đề kháng chung cho cơ thể, chống viêm, làm tăng sự co bóp của ruột và giảm huyết áp.
Nhài nhiều hoa: thuốc đắp trị loét
Ở Ấn Độ, lá khô nhúng nước cho mềm làm thành thuốc đắp trị loét ngoan cố làm cho chóng lành
Quyết trăng non ba lá: cây thường dùng trị đòn ngã
Cây mọc rất phổ biến, hầu như ở rừng thứ sinh nào cũng gặp, từ nơi có độ che bóng cao đến ven rừng nơi có nhiều ánh nắng, ở khắp nước ta