Bách nhật: cây thuốc chữa bệnh hô hấp

2017-10-25 03:28 PM

Bầu hình trứng với hai đầu nhuỵ hình chỉ, Quả là một túi có vỏ mỏng như màng, Hạt hình trứng màu nâu đỏ, bóng loáng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bách nhật, Cúc bách nhật hay Bông nở ngày - Gomphrena globosa l, thuộc họ Rau dền - Amaranthaceae.

Mô tả

Cây thảo mộc hàng năm cao 30 - 80cm, có lông. Lá mọc đối, mặt dưới phủ lông mềm màu trắng nhạt. Hoa họp thành đầu, màu đỏ tía, có hai lá ở gốc; trục cụm hoa có lông nhung. Lá bắc hình thuôn nhọn, khô xác; lá bắc con ôm lấy hoa. Đài 5 dính thành ống. Nhị 5. Bầu hình trứng với hai đầu nhuỵ hình chỉ. Quả là một túi có vỏ mỏng như màng. Hạt hình trứng màu nâu đỏ, bóng loáng.

Mùa hoa tháng 7 - 10.

Bộ phận dùng

Hoa - Flos Gomphreae, thường gọi là Thiên nhất hồng. Cũng như toàn cây.

Nơi sống và thu hái

Cây gốc ở châu Mỹ nhiệt đới, được trồng chủ yếu làm cảnh. Có thể thu hái hoa vào mùa hè thu khi hoa nở, dùng tươi hay phơi khô. Cây có thể thu hái quanh năm.

Thành phần hoá học

Trong cụm hoa có gomphrenin 1. n.nI.V.VI. Còn có amarathin và isoamaranthin.

Tính vị, tác dụng

Vị ngọt, hơi chát, tính bình; có tác dụng khử đàm, tiêu viêm, bình suyễn, chống ho.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường dùng trị: 1. Hen phế quản, viêm khí quản cấp và mạn; 2. Ho gà, lao phổi và ho ra máu; 3. Đau mắt, đau đầu; 4. Sốt trẻ em, khóc thét về đêm; 5. Lỵ. Liều dùng 9 - 15g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị chấn thương bầm dập, bệnh ngoài da, nghiền cây tươi giã đắp hoặc nấu nước tắm rửa.

Ở Campuchia, người ta dùng trị thấp khớp, đau nhức mình sau khi sinh.

Đơn thuốc

Hen phế quản: Cụm hoa Cúc bách nhật 6g, Tỳ bà diệp 6g, Bảy lá một hoa 6g. Nhót 10 g sắc uống, chia hai lần uống cách xa nhau. Các thành phần trên có thể nghiền thành bột, mỗi lần dùng 1,5-3g, 2 hay 3 lần trong ngày.

Trẻ em khóc thét về đêm: Cụm hoa Cúc bách nhật 5g, Xác ve sầu 3g, Cúc hoa 2g, sắc nước cho uống.

Bài viết cùng chuyên mục

Cần thăng: lợi tiêu hoá và kích thích

Quả, vỏ Cần thăng có vị đắng, hôi, lá có mùi thơm, tính mát, không độc. Có tác dụng giải nhiệt, làm se, lợi tiêu hoá và kích thích

Nhài nhiều hoa: thuốc đắp trị loét

Ở Ấn Độ, lá khô nhúng nước cho mềm làm thành thuốc đắp trị loét ngoan cố làm cho chóng lành

Cói dù: cây làm thuốc trị giun

Loài của Ân Độ, Nhật Bản, Đài Loan, Lào, Thái Lan, Malaixia, Ôxtrâylia, châu Phi, Khá phổ biến ở nước ta, từ Lào Cai đến Kiên Giang, trong các chỗ ẩm ướt, có khi mọc dựa lộ

Chua ngút hoa trắng: lá làm thuốc đắp trị chấn thương bầm giập

Cây chua ngút (Embeliaeta) là một loại cây dược liệu quý, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh khác nhau.

Đậu đỏ: cây thuốc tiêu thũng giải độc

Thường dùng trị thuỷ thũng đầy trướng, sưng phù chân tay, vàng da đái đỏ, phong thấp tê đau, mụn nhọt lở ngứa, đau dạ dày ruột, tả, lỵ.

Cách lông mềm: trị các rối loạn của dạ dày

Ở Inđônêxia, lá nghiền ra dùng điều trị vết thương cho động vật nuôi. Ở Ân Độ, dầu rễ thơm, dùng làm thuốc trị các rối loạn của dạ dày.

Nghể tăm: chữa chứng khó tiêu

Người Malaixia dùng lá sắc uống chữa chứng khó tiêu và dùng cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ

Bại tượng, cây thuốc chữa mụn nhọt

Thường được dùng trị mụn nhọt, ghẻ ngứa, sản hậu huyết ứ đau bụng, nôn mửa, kiết lỵ, viêm kết mạc, thổ huyết, ói ra máu

Cốc đá: chế thuốc giảm sốt

Cây gỗ cao 10m, có lá rụng theo mùa; nhánh non màu xám xanh, lá dài 25cm, mang 5 đến 6 cặp lá chét xoan bầu dục, đầu tù, gốc không cân xứng, gân phụ 6 đến 10 cặp

Chân danh Tà lơn: sắc uống bổ gan thận

Loài của Ân Độ, Mianma, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở Quảng Trị, Kontum cho tới Kiên Giang.

Bắt ruồi: cây thuốc trừ ho

Lá xếp thành hình hoa thị ở gốc sát đất; phiến lá dài 12mm, rộng 4mm, mặt lá phủ dầy lông tuyến để hút sâu bọ.

Bìm bìm, thuốc uống trừ giun

Cây mọc ở một số nơi ở miền Bắc: Hà Nội, Nam Hà. Hạt nghiền ra làm thuốc uống trừ giun, lợi tiểu và chống tiết mật

Câu đằng Bắc: chữa nhức đầu, chóng mặt hoa mắt ù tai

Gai và cành dùng chữa nhức đầu, chóng mặt hoa mắt ù tai do huyết áp cao, trẻ em sốt cao lên kinh giật nổi ban, lên sởi, sưng khớp.

Đu đủ rừng: cây thuốc chữa phù thũng

Lõi thân dùng chữa phù thũng, đái dắt, tê thấp và làm thuốc hạ nhệt, làm phổi bớt nóng, Cũng được xem như là có tác dụng bổ; thường dùng nhầm với vị Thông thảo.

Pison hoa tán: dùng trị băng huyết

Lá được dùng trị băng huyết, thường lấy lá tươi đâm lấy nước, cho thêm tí muối uống, trị đái đường, dùng lá tươi giã ra lấy nước thêm 2 chỉ Châu sa để uống

Hoàng đằng lá to, cây thuốc trị kiết lỵ, ỉa chảy

Nhân dân địa phương ở Đức Linh lấy về thay thế Hoàng đằng và cũng gọi nó là Hoàng đằng, làm thuốc chữa bệnh kiết lỵ, ỉa chảy, sốt rét và cảm sốt

Cải rừng bò: thanh nhiệt giải độc

Vị nhạt, cay, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ tiêu sưng, rút mủ lên da, làm trong phổi, khỏi ho.

Ô rô: dùng làm thuốc gội đầu, làm mượt tóc

Ở Thái Lan dùng lá phối hợp với Hồ tiêu làm viên thuốc bổ tăng tuổi thọ, lá cũng dùng làm thuốc gội đầu, làm mượt tóc

Nhót dại: cây thuốc hành khí giảm đau

Quả dùng ăn tươi hay nấu canh chua, cũng thường dùng làm mứt. Có thể dùng làm thuốc tương tự như Nhót

Lức, chữa ngoại cảm phát sốt

Rễ thường được dùng chữa ngoại cảm phát sốt nóng hơi rét, nhức đầu, khát nước, tức ngực, khó chịu. Lá có hương thơm, thường dùng để xông

Gáo viên, cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Lá thu hái giữa mùa hè và mùa thu, Tính vị, tác dụng, Vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ, giảm đau

Keo ta, thuốc đắp mụn nhọt

Lá rất dịu, đem luộc chín dùng đắp mụn nhọt, còn nước thì dùng rửa, Quả dùng nấu nước gội đầu, Hạt dùng để tẩy giun đũa

Ngút Wallich: trị các bệnh về đường khí quản

Ở Ấn Độ, người ta dùng quả trị các bệnh về đường khí quản và kích thích đường tiết niệu.

Dương đầu tà, cây thuốc trị vết thương

Cụm hoa ở nách lá gồm 1, 3 bông, Hoa trắng, khi khô chuyển sang màu vàng, Quả hình trứng, bao bởi đài hoa cùng lớn lên với quả

Lọ nồi ô rô: thuốc trị bệnh phong

Cây cho dầu như dầu Chùm bao lớn, dùng làm thuốc trị bệnh phong cùi, ghẻ và dùng làm xà phòng. Cũng có người dùng cành gỗ chữa huyết hư.