Bạch hạc: cây thuốc chữa bệnh hô hấp

2017-10-25 11:32 AM

Hoa nhỏ, mọc thành xim nhiều hoa ở nách lá hoặc đầu cành hay ngọn thân, Hoa màu trắng nom như con hạc đang bay. Quả nang dài, có lông.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bạch hạc, Kiến cò hay Cây lác - Rhinacanthus nasutus (L.) Kurz, thuộc họ Ô rô - Acanthaceae. Mô tả: Cây nhỏ mọc thành bụi, cao 1- 2m, có rễ chùm. Thân non có lông mịn. Lá mọc đối, có cuống, phiến hình trứng thuôn dài, mặt trên nhẵn, mặt duới hơi có lông mịn. Hoa nhỏ, mọc thành xim nhiều hoa ở nách lá hoặc đầu cành hay ngọn thân. Hoa màu trắng nom như con hạc đang bay. Quả nang dài, có lông.

Cây ra hoa tháng 8.

Bộ phận dùng

Lá, thân và rễ - Folium, Caulis et Radix Rhinacanthi.

Nơi sống và thu hái

Cây của miền Ân Độ, mọc hoang và cũng được trồng. Trồng bằng gốc cây. Thu hái thân lá quanh năm, thường dùng tươi. Rễ cũng được thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hoá học

Trong rễ có hoạt chất rhinacanthin, gần giống acid chrysophanic và acid frangulic.

Tính vị, tác dụng

Cây có vị ngọt dịu và dịu, tính bình, có tác dụng chống ho, sát trùng, chống ngứa, trừ phong thấp. Rễ có mùi hắc nhẹ, vị ngọt tựa như mùi. Sắn rừng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thuờng dùng trị: 1. Lao phổi khởi phát, ho; 2. Viêm phế quản cấp và mạn; 3. Phong thấp, tê bại, nhức gân, đau xương, viêm khớp; 4. Huyết áp cao. Liều dùng 9-15g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị bệnh ecpet mảng tròn, eczema, hắc lào, lở ngứa. Lấy cây lá tươi giã đắp hoặc nấu nước rửa.

Đơn thuốc

Lao phổi: Thân và lá Bạch hạc 20g, sắc nước, cho thêm đường uống.

Eczema, hắc lào: Giã một lượng vừa đủ cây lá tươi thêm cồn 70o ngâm và dùng ngoài. Có thể dùng rễ tươi giã nhỏ, ngâm rượu hoặc giấm trong một tuần lễ lấy nước bôi.

Bài viết cùng chuyên mục

Nguyệt quới: đắp vết thương và vết đứt

Ở Ấn Độ, người ta dùng vỏ rễ nghiền ra để ăn và sát lên những chỗ đau của cơ thể, bột lá dùng đắp vết thương và vết đứt.

Đơn châu chấu: cây thuốc giải độc

Cây bụi lớn: Có thể cao tới 3-5 mét, thân có nhiều gai nhọn. Lá: Kép chân vịt, lá chét có răng cưa. Hoa: Mọc thành tán kép ở đầu cành, màu trắng. Quả: Hình cầu, khi chín có màu đen.

Lan trúc, thuốc thanh nhiệt giải độc

Loài phân bố ở Đông Nam Ân Độ, Xri Lanca, Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia và Việt Nam. Cây mọc ở ven ruộng, ven đường, nơi ẩm, ngoài nắng

Ngải tiên: khư phong trừ thấp

Vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng khư phong trừ thấp, ôn trung tán hàn. Tinh dầu có tính gây trung tiện, trừ giun.

Ngọc phượng hoa: trị cơ thể hư yếu

Ở Vân Nam hành được dùng trị cơ thể hư yếu, trẻ em ăn uống không tiêu, ỉa chảy, phong thấp đau nhức khớp xương

Hoắc hương: cây thuốc trị cảm mạo trúng nắng

Hoắc hương có vị cay, mùi thơm hắc, tính hơi ấm, có tác dụng làm mạnh dạ dày ruột, giúp sự tiêu hoá, hành khí, giảm đau.

Mã đề kim: thanh nhiệt tiêu viêm

Mã đề kim là một loài cây thân thảo thuộc họ Khoai lang (Convolvulaceae). Cây có kích thước nhỏ, lá tròn, mọc sát mặt đất, tạo thành một thảm xanh mướt.

Lá nước, thuốc trị vết loét bị chai

Ở Campuchia các chồi non được dùng làm rau ăn. Ở Inđônêxia, người ta trồng để lấy hạt. Ở Ân Độ cũng như ở Malaixia, lá dùng đắp trị các vết loét bị chai

Dứa: cây thuốc nhuận tràng

Được chỉ định dùng trong các trường hợp thiếu máu, giúp sự sinh trưởng, dưỡng sức, thiếu khoáng chất, trong chứng khó tiêu, khi bị ngộ độc.

Ngải nạp hương đầu to, thuốc lợi tiêu hoá

Ở Malaixia, lá và cuống lá được dùng như thuốc lợi tiêu hoá, sát trùng và làm ra mồ hôi. Rễ được dùng sắc uống trị ho. Rễ cũng có thể sắc uống bổ máu cho phụ nữ sau khi sinh

Bạch đàn nam: cây thuốc trị ho máu

Cây của vùng Viễn đông tới Trung Quốc. Ở nước ta, cây mọc trong các lùm bụi, rừng bình nguyên ở nhiều nơi, thường có nhiều ở các tỉnh phía Nam.

Chanh: làm thuốc giải nhiệt giúp ăn ngon miệng

Lá Chanh có vị đắng the, mùi thơm, tính bình, có tác dụng giải nhiệt, thông can khí, tiêu thũng, tán độc và hoạt huyết, khỏi ho, tiêu thực

Nhàu lá nhỏ: dùng rễ trị thấp nhiệt sinh ỉa chảy

Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta chỉ gặp ở Quảng Bình

Lục lạc dây, trị hen và ho

Ở Ân Độ, quả dùng trị hen và ho, lá dùng đắp ngoài để làm giảm viêm tấy, lẫn với bơ và sữa làm thuốc xoa bóp khử trùng các vết thương

Bời lời lá tròn, khu phong trừ thấp

Loài của Việt Nam, Nam Trung Quốc. Cây gặp ở lùm bụi một số nơi thuộc các tỉnh Bắc Thái, Hải Hưng, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An

Ích mẫu, thuốc hoạt huyết điều kinh

Ích mẫu có vị hơi đắng, cay, tính hơi hàn, có tác dụng hoạt huyết điều kinh, khử ứ chỉ thống, lợi thuỷ tiêu thũng

Cải củ: long đờm trừ viêm

Củ cải có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không độc, có tác dụng làm long đờm, trừ viêm, tiêu tích, lợi tiểu, tiêu ứ huyết, tán phong tà, trừ lỵ.

Gáo không cuống, cây thuốc lọc máu

Gỗ được dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc hãm cho phụ nữ sinh đẻ uống 3 ngày liền sau khi sinh để lọc máu

Lục lạc kim: trị đau mình mẩy

Lục lạc kim là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae), được biết đến với hình dáng đặc biệt và nhiều công dụng trong y học dân gian. Cây có kích thước nhỏ gọn, hoa vàng tươi và quả hình trụ dài, chứa nhiều hạt nhỏ.

Chân rết: dùng chữa băng huyết động thai

Được dùng chữa băng huyết, động thai, đau màng óc, co thắt sau chấn thương, sai khớp, Nhân dân thường dùng cây làm thức ăn cho ngựa

Chàm mèo: chữa đơn lở nổi bọng nước đau nhức

Chàm mèo và Thanh đại có vị đắng nhạt. tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát máu, tiêu ban mẩn, sưng viêm và cầm máu.

Đảng sâm: cây thuốc bổ

Đảng sâm là một loại cây thảo sống lâu năm, thân leo, có củ. Củ đảng sâm là bộ phận được sử dụng làm thuốc, có hình trụ dài, phân nhánh, màu vàng nhạt.

Găng cơm: cây thuốc trị lỵ

Vỏ và cành non dùng trị lỵ, Ở Ân Độ nước sắc lá và rễ được chỉ định dùng trong một số giữa đoạn của bệnh ỉa chảy.

Ắc ó

Lá mọc đối, phiến nguyên mỏng, bóng, xanh đậm; cuống 1cm. Hoa ở nách lá, to. màu trắng; dài do 5 lá dài hẹp

Đơn lộc ớt, cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Ở nhiều vùng của nước ta, cũng như ở Ân Độ, người ta lấy lá làm gia vị, hoặc có thể lấy ngọn và lá non thái nhỏ xào hay nấu canh