Bạch đầu ông, cây thuốc trị sổ mũi

2017-10-25 11:30 AM
Tràng hoa màu hồng hay đo đỏ, các thuỳ thuôn, hình chỉ. Bao phấn có tai rất ngắn. Quả bế có lông nhung dày, có rạch hay không

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bạch đầu ông. Nụ áo hoa tím, Bạc đầu nâu - Vernonia cinerea (L.) Less., thuộc họ Cúc - Asteraceae.

Mô tả

Cây thảo cao 20 - 80cm, rất đa dạng. Thân đứng có khía, có lông mềm rạp xuống. Lá hình dải, hình múi mác hay hình quả Trám, gần như nguyên hay có răng rõ, kích thước rất thay đổi. Cụm hoa là ngù ở ngọn, đôi lúc ở bên, gồm nhiều đầu. Lá bắc xếp thành 3 hàng. Mào lông màu trắng hay vàng nhạt, lông không đều nhau, những lông ngoài rất ngắn. Tràng hoa màu hồng hay đo đỏ, các thuỳ thuôn, hình chỉ. Bao phấn có tai rất ngắn. Quả bế có lông nhung dày, có rạch hay không.

Cây ra hoa tháng 11 đến tháng 6.

Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Vernoniae Cinereae.

Nơi sống và thu hái

Loài cây cổ nhiệt đới, mọc hoang rất thông thường ven đường đi, bãi cát, bờ ruộng. Cũng phân bố ở nhiều nơi khác vùng Viễn đông, ở châu Phi, châu Đại dương. Thu hái toàn cây quanh năm, tốt nhất là vào mùa hè, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hoá học

Toàn cây có b-amyrin acetat, lupeol acetat, b-amyrin, lupeol, b-sitosterol, stigmasterol và KCl.

Tính vị, tác dụng

Cây có vị đắng, ngọt, tính mát; có tác dụng thanh can, thoái nhiệt, an thần.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Cây có vị đắng, nhưng ở Java (Inđônêxia) người ta dùng toàn cây nấu chín ăn như rau. Ở Đông Phi Châu, lá và hoa được xem như là lợi tiêu hoá.

Thường dùng trị: 1. Sổ mũi, sốt, ho (lá); 2. Lỵ, ỉa chảy, đau dạ dày (rễ); 3. Viêm gan (hoàng đản cấp tính); 4. Suy nhược thần kinh; 5. Mụn nhọt, viêm tuyến sữa, hắc lào, chàm, rắn cắn...

Cách dùng

Ngày dùng 15 - 30g cây khô sắc uống với các vị thuốc khác. Dùng lá giã đắp để chữa đinh nhọt, rắn cắn và bệnh ngoài da. Bột lá lẫn với vôi dùng đắp trị đau đầu, vết thương. Có thể dùng cành lá nấu nước rửa.

Đơn thuốc

Sổ mũi, sốt, ho Bạch đầu ông, Ngũ trảo, rễ Bồ hòn, lá Gừa (sanh) mỗi vị 15g nấu nước uống.

Suy nhược thần kinh: Bạch đàn ông, Hy thiêm mỗi vị 15g, Chua me đất, Rau bợ mỗi vị 12g, Sẹ (Alpinia oxyphylla) 6g, sắc uống.

Huyết áp cao: Bạch đầu ông, Chua me đất, Hy thiêm mỗi vị 15g, đun sôi lấy nước uống.

Bài viết cùng chuyên mục

Gừng lúa, cây thuốc bó trật gân

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Nhân dân thường dùng củ giã nát để bó nơi trặc gân, viêm tấy và thấp khớp

Gối hạc nhọn, cây thuốc chữa phong thấp

Cũng được dùng như Gối hạc chữa phong thấp đau sưng đầu gối, dùng rễ ngâm rượu uống và xoa bóp chỗ đau

Hồ lô ba, cây thuốc bổ dưỡng

Thường dùng làm thuốc bổ dưỡng chung nhất là bổ thận, Ở Trung Quốc dùng trị tạng thận hư yếu, đau dạ dày, đau ruột, chân sưng, đi lại khó khăn do ẩm thấp

Đậu vây ốc: cây thuốc trị lỵ

Ở miền Trung Việt Nam, hạt nghiền thành bột rồi hãm lấy nước uống dùng trị lỵ và các cơn đau bụng.

Cỏ gấu lông: cây thức ăn gia súc

Cây mọc dựa rạch đến 700 khá phổ biến ở nước ta, từ Lào Cai qua Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng đến thành phố Hồ Chí Minh

Kinh giới phổ biến: thuốc trị cảm mạo

Ngọn và lá non dùng được làm rau ăn uống. Toàn cây được dùng ở Trung quốc làm thuốc trị cảm mạo và ăn uống không tiêu.

Cải rừng lá kích: thuốc hạ nhiệt

Cải rừng lá kích (Viola betonicaefolia) còn được gọi là Cây lưỡi cày, thuộc họ Hoa tím (Violaceae). Đây là một cây thảo sống nhiều năm, có nguồn gốc từ vùng núi Việt Nam, Lào, Nam Trung Quốc và Châu Úc.

Dưa hấu: cây thuốc giải nhiệt

Quả được dùng trong các trường hợp huyết áp cao, nóng trong bàng quang, đái buốt, viêm thận phù thũng, vàng da, đái đường, say rượu, cảm sốt, phiền khát.

Mạn kinh lá đơn: phát tán phong nhiệt

Lá dùng chữa đòn ngã tổn thương, giã ra và ngâm vào rượu, lấy nước uống, bã đắp. Ở Thái Lan người ta dùng lá làm thuốc lợi tiêu hoá, làm long đờm và dùng trị bệnh ngoài da và ghẻ, rễ được dùng trị bệnh về gan.

Đại hoa đỏ: cây thuốc trừ ho

Hoa có vị ngọt, mùi thơm nhẹ, tính bình, có tác dụng tiêu đờm, trừ ho, thanh nhiệt, trừ thấp, lương huyết, nhựa mủ có tác dụng tiêu viêm, sát trùng

Bạc biển, cây thuốc trị lọc rắn

Lá mọc khít nhau ở ngọn các nhánh; phiến lá hình trái xoan thuôn, dài 10, 16cm, rộng cỡ 6cm, đầy lông như nhung màu trắng bạc, gân phụ khó nhận; cuống không có

Phật thủ: tác dụng hành khí chỉ thống kiện vị hoá đàm

Trong Phật thủ có tinh dầu và một ílavonoid, gọi là hesperidin, vỏ quả chứa tinh dầu, vỏ quả trong chứa limettin, ngoài ra còn diosmin và hesperidin.

Ngọc lan hoa vàng: khư phong thấp

Vỏ thân có tác dụng giải nhiệt, hưng phấn, khư đàm, thu liễm. Hoa, quả có tác dụng làm phấn chấn, trấn kinh, khư phong.

Cách cỏ, trị bò cạp và rắn cắn

Rễ được dùng ở Ân Độ làm một chế phẩm trị tê thấp; cây được dùng làm thuốc trị bò cạp và rắn cắn. Có người dùng rễ trị suyễn, cúm, ho khan

Nghể mềm: lý khí chỉ thống

Đòn ngã tổn thương, Lá Nghể mềm tươi, lá Hẹ đồng lượng, rửa sạch giã ra, thêm một ít rượu gạo, dùng đắp vào vết thương.

Mã đậu linh lá to, trị thuỷ thũng

Công dụng, Quả cũng được dùng như các loại Mã đậu linh khác. Rễ được dùng như Mã đậu linh khác lá

Quyển bá xanh lục: có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ thấp tiêu viêm

Quyển bá xanh lục vị ngọt, tính bình có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ thấp tiêu viêm, chống khối u tân sinh

Dưa gang tây: cây thuốc trị sán

Thịt quả nhầy như keo, bở như dưa bở, màu trắng hơi chua và dịu, vị nhạt, mùi dễ chịu, bao bọc các hạt và nằm ở phía giữa của quả.

Lục lạc mũi mác, cây thuốc

Gốc ở Venezuela, được nhập trồng làm cây che bóng cho chè và cà phê làm cây phủ đất. Nay thường gặp dọc đường đi và đất hoang tới độ cao 1500m ở Lâm Đồng

Hoàng cầm Nam bộ, cây thuốc chữa sưng tấy

Cây mọc từ Lào Cai, Ninh Bình qua Thừa Thiên Huế, Quảng Nam Đà Nẵng tới Lâm Đồng, Công dụng, chỉ định và phối hợp Được dùng làm thuốc chữa sưng tấy

Điều đỏ, cây thuốc hạ sốt

Quả đỏ, có khi vàng với những vạch tía mịn, thường chứa 1 hạt, có khi không có hạt, Thịt trắng, xốp, có mùi thơm của hoa hồng nhưng vô vị

Cáp vàng: xông khói chữa bệnh

Ở Campuchia, người ta dùng các hoa tươi làm rau ăn. Gỗ nghiền thành bột dùng để xông khói chữa bệnh cho người bị choáng váng.

Nhung hoa: dùng trị lỵ vi khuẩn viêm ruột

Ở Trung Quốc Vân Nam, dùng trị lỵ vi khuẩn, viêm ruột, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, băng huyết, thổ huyết, nục huyết, đái ra máu

Hoàng liên: cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Hoàng liên là vị thuốc bổ đắng, có tác dụng kiện vị, thường được dùng điều trị tiêu hoá kém, viêm dạ dày, trị oẹ khan, tả lỵ, bệnh trĩ, uống nhiều vật vã.

Gõ đỏ, cây thuốc chữa đau răng

Vỏ được dùng trong thú ý giúp ăn ngon và bổ đối với động vật nuôi, như ngựa, người ta dùng hạt sắc nước xoa ngậm chữa đau răng