- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Bạch đậu khấu, cây thuốc chữa đau bụng lạnh
Bạch đậu khấu, cây thuốc chữa đau bụng lạnh
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Bạch đậu khấu - Amomum krervanh Pierre (A.Kravanh-Pierre ex Gagnep.),thuộc họ Gừng - Zingiberaceae.
Mô tả
Cây thảo cao 2 - 3m. Lá xếp 2 dẫy, hình trái xoan hay ngọn giáo, dài tới 60cm, rộng tới 12cm, nhung thuờng chỉ dài 35cm, rộng 7 - 8 cm, lá có rạch, có điểm tuyến, hơi có mạng; cuống lá rất ngắn, có cánh rộng. Cán hoa 1 - 2 cái, ở gốc thân, có vẩy lợp, hình tam giác, có lông vàng kim ở ngoài. Cụm hoa hình trụ, hơi hình nón, dài 8 - 11cm, rộng 4 - 5cm, lá bắc vàng rơm, lợp khít nhau, có lông ở mặt ngoài, dài 4cm, rộng 15 - 17mm. Hoa nhỏ, màu vàng vàng, chỉ để lộ cánh môi ra ngoài các lá bắc; ống tràng dài bằng đài có các thuỳ màu trăng trắng chỉ dài bằng nửa cánh môi; cánh môi hình bầu dục, nguyên, vàng ở giữa, hơi vàng ở mép. Quả có lông vàng kim, rồi hoá nhẵn, hình cầu, đường kính 16mm, có 5 - 6 cạnh hơi rô với 9 rạch. Hạt 5 - 9, hình cầu, hơi dẹp, đáy lõm. Hoa tháng 5; quả tháng 8.
Bộ phận dùng
Quả- Fructus Amomi, thường gọi là Đậu khấu.
Nơi sống và thu hái
Loài đặc hữu của Campuchia, Thái Lan; cũng gặp ở vùng núi Thất Sơn của An Giang. Thu hái quả ở những cây già (3 năm), khi quả từ màu xanh chuyển sang màu vàng xanh thì hái, đem về phoi hay sấy khô, loại bỏ cuống rồi xông diêm sinh (lưu huỳnh) cho vỏ trắng ra là được. Khi dùng bóc vỏ lấy hạt.
Thành phần hoá học: Hạt chứa 2,4% tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là d-borneol và d-camphor.
Tính vị, tác dụng
Đậu khấu vị cay, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng ôn tỳ, chỉ tả, hành khí, tiêu trệ, giải độc rượu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng trị bị nhiễm lạnh đau bụng, khí trệ, bụng đầy trướng, nôn oẹ, hoặc sáng ăn tối nôn, ăn không tiêu, đau bụng ỉa chảy, hay ợ hơi, trúng độc rượu.
Ngày dùng 4 - 8 g, dạng thuốc sắc hoặc bột.
Đơn thuốc
Lợm giọng, buồn nôn: Nhấm hạt Đậu khấu, nuốt nước.
Trẻ con bú vào, trớ ra: Dùng 14 nhân Đậu khấu, 14 nhân Sa nhân, 8 g Cam thảo, tán nhỏ, xát vào miệng.
Bài viết cùng chuyên mục
Hoàng tinh hoa đốm, cây thuốc bổ
Ở nước ta, chỉ thấy mọc ở rừng thường xanh ở Nghĩa Lộ và Lâm Đồng, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Cây dùng làm thuốc bổ, giảm đau
Cọ dầu: dùng để chế dầu ăn
Dầu cọ dùng để chế dầu ăn, chế xà phòng, làm thuốc gội đầu, dầu ăn bổ, giúp tiêu hóa tốt, mỗi lần dùng 15 đến 20ml
Ô dược Chun: dùng làm thuốc tiêu nhọt
Thường dùng làm thuốc tiêu nhọt, chữa các vết thương do sét đánh, dao chém, đòn ngã ứ đau và chữa phong thấp đau nhức xương, dạ dày và ruột đầy trướng.
Hương nhu tía: thuốc tê tại chỗ, sát trùng
Trong y học, eugenol được dùng làm thuốc tê tại chỗ, thuốc sát trùng chống bệnh hoại thư và bệnh lao phổi, dưới dạng nang hay tiêm dưới da.
Mãng cầu xiêm: giải khát bổ mát
Thịt quả trắng, mùi dễ chịu, vị dịu, hơi ngọt, chua giống mùi na, mùi Dừa, mùi Dâu tây. Nó có tính giải khát, bổ và cũng kích dục, chống bệnh scorbut. Quả xanh làm săn da.
Dừa nước: cây thuốc trị ỉa chảy
Quả có phôi nhũ trong ăn ngon, còn dùng nuôi lợn mau mập, quày quả non xào nấu với vọp có vị ngọt ngon, nõn non còn dùng làm thuốc lá.
Kim ngân hoa to, thuốc chữa bệnh ngoài da
Cây mọc ở ven rừng từ Bắc thái, Cao bằng tới Thừa thiên Huế, qua Kon tum tới Lâm đồng, Cũng như Kim ngân, chữa bệnh ngoài da và mụn nhọt
Chò nhai: chữa các vết cắn của bò cạp và rắn độc
Ở Ấn Độ, người ta dùng loài A latifolia để chữa các vết cắn của bò cạp và rắn độc, Nhân dân một số nơi ở An Giang dùng vỏ cây để chữa bệnh bán thân bất toại
Ngải rợm, lý khí chỉ thống
Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa sốt rét, viêm dạ dày và hành tá tràng, viêm dạ dày mạn tính, sưng đau hầu họng, dùng ngoài trị mụn nhọt lở ngứa
Đơn lưỡi hổ, cây thuốc chữa ho cầm máu
Tính vị, tác dụng, Đơn lưỡi hổ có vị ngọt, tính bình, Lá nhuận phế, chống ho, Hoa cầm máu
Nhài dây: làm nước uống hạ sốt
Cây mọc ở rừng đồng bằng, từ Khánh Hoà tới Côn Đảo. Ở Campuchia, thân cây được dùng làm thứ nước uống hạ sốt.
Đinh lăng, cây thuốc giải độc bổ huyết
Trong rễ có glucosid, alcaloid, saponin triterpen, tanin, 13 loại acid amin, vitamin B1. Trong thân và lá cũng có nhưng ít hơn
Ngọc lan hoa vàng: khư phong thấp
Vỏ thân có tác dụng giải nhiệt, hưng phấn, khư đàm, thu liễm. Hoa, quả có tác dụng làm phấn chấn, trấn kinh, khư phong.
Cần tây: chữa suy nhược cơ thể
Cần tây thường được chỉ dẫn dùng uống trong chữa suy nhược cơ thể do làm việc quá sức, trị suy thượng thận, tiêu hoá kém.
Long đởm: thanh nhiệt giải độc
Cây mọc ở đất hoang vùng cao, thông thường ở Đà Lạt. Thu hái toàn cây vào mùa xuân, mùa hạ. Rửa sạch và phơi khô.
Bách bộ: cây thuốc chữa bệnh hô hấp
Cắt bỏ rễ con, rửa sạch, nhúng trong nước sôi, hoặc đồ vừa chín. Loại nhỏ để nguyên, loại to bổ dọc dài, phơi nắng hoặc sấy khô.
Lan xương cá: thuốc chữa viêm họng
Loài của Ân Độ, Nam Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia, Philippin, Inđônêxia. Ở nước ta thường thấy bám trên cây chè, cà phê.
Ngô thù du: chữa ăn uống không tiêu
Vị cay, đắng, tính nóng, hơi độc, có tác dụng thu liễm, trừ phong, giảm đau, sát trùng, kích thích, lợi trung tiện, lợi tiêu hoá.
Cáp mộc hình sao: vỏ cây sắc rửa vết thương
Ở nước ta, nhân dân dùng vỏ cây sắc rửa vết thương. Còn ở Trung Quốc, người ta dùng rễ chữa bệnh phong thấp, viêm đau khớp xương
Hoàng cầm Ấn, cây thuốc thư cân hoạt lạc
Tính vị, tác dụng, Vị cay, hơi đắng, tính ấm, hơi thơm; có tác dụng thư cân hoạt lạc, tán ứ chỉ thống
Lạc tiên Wilson, thuốc trị phong thấp đau xương
Ở Vân Nam Trung Quốc cây được dùng trị phong thấp đau xương, đòn ngã tổn thương, sốt rét, mụn nhọt, bệnh giun đũa. Dùng ngoài trị gãy xương
Hậu bì hương: cây thuốc trị mụn nhọt lở ngứa
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Được dùng ở Trung Quốc trị mụn nhọt lở ngứa, viêm tuyến vú; dùng ngoài trị bệnh ngứa.
Gừng, cây thuốc chữa bệnh tiêu hoá
Gừng là vị thuốc quen thuộc trong nhân dân ta để giúp cho sự tiêu hoá, dùng trong những trường hợp kém ăn, ăn uống không tiêu, nôn mửa đi ỉa
Hoa cỏ: cây thuốc ướp hương
Bothriochloa pertusa là một loài cỏ thuộc họ Lúa (Poaceae), có tên gọi khác là Amphilophis pertusa. Loài cỏ này phân bố rộng rãi trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.
Khoai tây: thuốc chống tăng acid dạ dày
Khoai tây ngoài giá trị là lương thực, thực phẩm còn có tác dụng chữa được một số bệnh, Khoai tây luộc chín là một loại thuốc dân gian Nga.