Bạch đàn xanh, cây thuốc hạ nhiệt

2017-10-24 11:15 PM
Cây gỗ lớn vỏ nhẵn, màu nhợt, nhánh vuông. Lá ở chồi non mọc đối, không cuống, gốc hình tim, màu mốc, xếp ngang. Lá ở nhánh già mọc so le

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bạch đàn xanh, Bạch đàn tròn - Eucalyptus globulus Labill., thuộc họ Sim - Myrtaceae.

Mô tả

Cây gỗ lớn vỏ nhẵn, màu nhợt, nhánh vuông. Lá ở chồi non mọc đối, không cuống, gốc hình tim, màu mốc, xếp ngang. Lá ở nhánh già mọc so le, dài 15 -30cm, có cuống phiến dài và hẹp, hình lưỡi liềm, xếp đứng theo thân và có hai mặt giống nhau. Hoa ở nách lá, có cuống ngắn, dài 4 cạnh, mốc mốc, hình tháp vuông, nhị dài 1,5cm. Quả hình bông vụ, thuộc loại quả nang to 2,5cm, mang dài hoa tồn tại và chứa 2 loại hạt: loại đen sinh sản, loại nâu không sinh sản.

Bộ phận dùng

Lá và tinh dầu - Folium et Oleum Eucalypti.

Nơi sống và thu hái

Cây của châu úc được nhập trồng làm cây bóng mát, lấy lá. Thu hái quanh năm. Người ta cũng dùng cất tinh dầu.

Thành phần hoá học

Lá Bạch đàn xanh chứa tinh dầu, chất vô cơ, tanin, chất nhựa, chất đắng, acid phenol (acid galic, acid cafeic), hợp chất tlavonoid là heterosid của querceton, eucalyptin, heterosid phenolic. Hàm lượng tinh dầu là 1-3%; thành phần chính của tinh dầu là cineol, (hay eucalyptol) 70 - 80%, còn có (- pinen, piperiton, phellandren, butyraldehyd, capronaldehyd.

Tính vị, tác dụng

Lá Bạch đàn xanh có tác dụng hạ nhiệt, bổ và làm se do có tanin, cầm máu yếu, diệt ký sinh trùng. Tinh dầu được hấp thụ qua da, ống tiêu hoá và mô tế bào dưới da, dễ bài tiết, làm long đờm, diệt vi khuẩn, diệt ký sinh, sát trùng... chủ yếu là thuốc nhựa thơm. Dùng ở trong nó có tác dụng sát trùng, chủ yếu sát trùng đường hô hấp và đường niệu, làm chất thơm, trừ thấp, trị giun và kích thích. Dùng ngoài, có tính chất diệt vi khuẩn, diệt ký sinh, làm liền sẹo, đề phòng bệnh nhiễm trùng và bệnh về phổi và trừ muỗi.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Dùng trong chữa 1. Bệnh đường hô hấp, viêm phế quản cấp và mạn, cảm cúm, ho lao phổi, hen suyễn, ho; 2. Bệnh đường tiết niệu, bệnh trực khuẩn coli, đái tháo; 3. Một số chứng bệnh và sốt như sốt rét, rốt ricketsia, sởi; 4. Thấp khớp, đau dây thần kinh; 5. Ký sinh trùng đường ruột; 6. Đau nửa đầu, suy nhược.

Dùng ngoài, đắp lên vết thương, bỏng, trị đau phổi, cúm, viêm xoang, bệnh chấy rận và trừ muỗi. Cách dùng: Để dùng trong, có thể dùng các dạng sau:

Hãm uống 3 - 4 lá trong 1 ly nước, đun sôi vài phút và hãm 10 phút. Ngày 3 - 5 ly.

Bột, lá làm thành viên 0,5g dùng 6 - 10 viên ngày.

Cồn thuốc 1/5 ngày 1 - 10 giọt. Có thể dùng tinh dầu, dung dịch cồn...

Để dùng ngoài, có thể hãm xông, xoa hay băng bó.

Bài viết cùng chuyên mục

Cỏ lá xoài: cây thuốc sát trùng vết thương

Chỉ mới được dùng qua kinh nghiệm dân gian, Ở Cần Thơ dùng sát trùng vết thương và dùng xát vết thiến heo cho mau lành, Ở Minh Hải, dùng chữa băng huyết và ở Tiền Giang dùng chữa sưng tấy

Kê cốt thảo, thuốc thanh nhiệt lợi tiểu

Thu hái toàn cây quanh năm, tách bỏ quả, rửa sạch phơi khô dùng, Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giảm đau

Bạch cập, cây thuốc cầm máu

Rhizoma Bletilae, thường gọi là Bạch cập. Nơi sống và thu hái: Cây mọc trên đất rừng, đất đồi, rừng thứ sinh, vùng núi Tây Bắc, Lào Cai, Hà Giang, Vĩnh Phú, Lạng Sơn

Ghi lá xoan, cây thuốc tắm khi bị sốt

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Dân gian dùng cây này nấu nước tắm cho trẻ em 2, 3 tuổi bị sốt

Ba gạc lá nhỏ, cây thuốc chữa huyết áp cao

Vỏ rễ thường dùng trị cao huyết áp và lỵ, Còn dùng chữa chốc đầu, Trong dân gian, có khi dùng rễ sắc uống trị thương hàn, tiêu độc và trị đau đầu

Nghệ đen: phá tích tán kết

Chữa tích huyết, hành kinh máu đông thành cục, khi thấy kinh đau bụng hoặc rong kinh ra huyết đặc dính

Đậu khác quả: cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Loài phân bố ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ân Độ, Malaixia và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở vùng đồng bằng, trên đồng cỏ và savan giả từ Bắc chí Nam.

Ngọt nai: uống sau khi sinh đẻ

Vỏ cây được dùng trong y học dân gian Lào, sắc nước cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ.

Ô dược Chun: dùng làm thuốc tiêu nhọt

Thường dùng làm thuốc tiêu nhọt, chữa các vết thương do sét đánh, dao chém, đòn ngã ứ đau và chữa phong thấp đau nhức xương, dạ dày và ruột đầy trướng.

Cải thảo: thanh nhiệt nhuận thấp

Cải thảo có vị ngọt, tính mát, có tác dụng hạ khí, thanh nhiệt nhuận thấp, tức là làm mềm cổ họng, bớt rát, đỡ ho; lại bổ ích trường vị, là loại rau ngon chứa nhiều vitamin

Mã đậu linh lá to, trị thuỷ thũng

Công dụng, Quả cũng được dùng như các loại Mã đậu linh khác. Rễ được dùng như Mã đậu linh khác lá

Nấm mực, trị vô danh thũng độc

Nấm còn non ăn được. Nhưng khi ăn nấm và uống với rượu thì lại gây độc 48 giờ sau bữa ăn, biểu hiện với da mặt bị sung huyết và tay chân bi giá lạnh

Lan đất hoa trắng, thuốc cầm máu

Loài của Á châu nhiệt đới và cận nhiệt đới, đến Inđônêxia, Bắc úc châu và các đảo Tây Thái Bình Dương. Cây mọc hoang trong thung lũng

Nho dại: dùng trị phong thấp

Quả có thể dùng ăn và chế rượu, rễ được dùng trị phong thấp, khớp xương đau nhức, viêm gan vàng da, tiêu hoá kém, cụm nhọt, viêm vú.

Ổi: dùng trị viêm ruột cấp và mạn kiết lỵ

Vỏ ổi cũng có vị chát, lá cũng vậy, do có nhiều chất tanin nên nó làm săn niêm mạc ruột, làm giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động ruột, còn có tác dụng kháng khuẩn

Quyết: cây thuốc dùng trị viêm khớp xương

Thân rễ có thể dùng ăn, chế bột nhưng rất đắng, phải rửa lọc kỹ nhiều lần mới hết đắng, Có thể dùng cho gia súc ăn nhưng cũng không thể cho ăn nhiều.

Đước xanh, cây thuốc trị đái tháo đường

Thường dùng để nhuộm lưới và thuộc da, Vỏ được dùng làm thuốc cầm máu và trị ỉa chảy. Ở Ân Độ, được dùng trong điều trị bệnh đái đường

Lan tóc tiên: thuốc thanh nhiệt tiêu viêm

Ở Trung Quốc, cây được dùng trị sốt rét, viêm hầu họng, sưng amygdal, viêm bàng quang, đòn ngã tổn thương, đau phong thấp, gẫy xương.

Mè đất rìa, khư phong tán hàn

Toàn cây dùng trị mụn nhọt sưng lở, ngứa ngoài da, trẻ em cam tích, mắt hoa, bệnh giang mai, vô danh thũng độc, ngửa lở ngoài da và gẫy xương

Cò ke lá ké: cây thuốc đắp các vết thương

Cây mọc ở vùng đồi núi các tỉnh Kontum, Lâm Đồng, Đồng Nai, người ta giã lá để đắp các vết thương do bị ngoại thương xuất huyết

Nghể gai, thuốc tiêu thũng

Loài phân bố ở Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta chỉ gặp ở vùng núi cao tỉnh Hà Giang

Lạc thạch lông gỉ, thuốc trị chấn thương

Ở Trung Quốc, người ta dùng mầm cây làm thuốc trị đòn ngã tổn thương. Còn nhựa mủ có thể chế cao su

Huyết giác, thuốc chỉ huyết, hoạt huyết

Hoa ăn được, Huyết giác được dùng chữa bị thương máu tụ sưng bầm, đòn ngã tổn thương, bế kinh, tê môi, đau lưng nhức xương và đơn sưng, u hạch

Kinh giới dại: thuốc thanh nhiệt giải độc

Chữa ho gà, nhức đầu, ngạt mũi, viêm mũi, viêm kết mạc cấp, viêm amygdal, sốt, tổn thương do ngã hay bị đánh đòn, đau lưng và đau gối do phong thấp.

Nghệ trắng: hành khí giải uất

Cũng thường được trồng trong các vườn gia đình để lấy củ thơm và có bột như bột Hoàng tinh.