Bạch đàn hương, cây thuốc trị ho

2017-10-24 11:11 PM
Cây có hoa màu trắng, quả bằng hột lạc, khi chín có màu đen, Lá cây lúc non và khi khô đều thơm. Thân cây có lõi vàng, thơm mùi xá xị

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bạch đàn hương - Premna sp. thuộc họ Cỏ roi ngựa - Verbenaceae.

Mô tả

Cây gỗ nhỏ (có thể có kích thước lớn). Nhánh già màu xám vàng; các nhánh non tròn tròn, không lông, có nhiều khía rãnh. Lá mọc đối; phiến lá hình trái xoan hay bầu dục, chóp lá nhọn, gốc tù, tròn, ít khi hình tim, mỏng, mặt trên lục vàng, mặt dưới nhạt màu hơn, dài 16 - 18cm, rộng 11 - 13cm; cuống lá mảnh, dài 5 - 9cm, gân phụ 6 đôi, gân nhỏ song song, mép lá có răng thô và to. Cây có hoa màu trắng, quả bằng hột lạc, khi chín có màu đen. Lá cây lúc non và khi khô đều thơm. Thân cây có lõi vàng, thơm mùi xá xị. Thường rụng lá vào mùa khô.

Bộ phận dùng

Lá - Folium Premnae.

Nơi sống và thu hái

Cây mọc ở rừng núi Cấm (tỉnh An Giang). Thu hái lá trước khi rụng, phơi khô cất dành. Muốn trồng, người ta chặt rễ giâm cho lên chồi mà trồng.

Tính vị, tác dụng

Lá cây có vị the, tính ấm, mùi thơm, có tác dụng phát tán mồ hôi, giải độc, thông hơi, trừ thấp.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường dùng trị ho, giải các uế khí, ẩm thấp. Cũng dùng chữa đau khớp, nhức xương, làm mạnh gân, nhất là trị đau cột sống.

Đơn thuốc

Hội Y học dân tộc tỉnh An Giang đã sưu tầm bài thuốc tâm đắc về rượu thời khí dùng trị thiên thời, dịch tả, hoắc loạn, đau bụng ói mửa, tiêu chảy, chậm tiêu, uất hơi, sính bụng, trúng gió. Thành phần gồm có: Củ Bồ bồ (nướng), cây ớt hiểm, củ Cỏ cú (sao), lá Hoắc hương, củ Riễng, vỏ Quít (lâu năm). Giáng hương, củ Sả, Đại hồi, Quế khâu, Cam thảo núi, Bạch đàn hương. Kinh giới (bông), Bạc hà (lá) và Ngải đen, các vị phân lượng bằng nhau, đều 10g, tán đập dập, ngâm rượu 1 tuần, lấy ra dùng, mỗi lần uống 1ly nhỏ, ngày uống nhiều lần. Nếu không tiện uống rượu thì tán ra bột, mỗi lần uống tới hai muỗng cà phê.

Bài viết cùng chuyên mục

Găng cơm: cây thuốc trị lỵ

Vỏ và cành non dùng trị lỵ, Ở Ân Độ nước sắc lá và rễ được chỉ định dùng trong một số giữa đoạn của bệnh ỉa chảy.

Bách kim, cây thuốc lợi tiểu

Cây dùng nấu nước uống lợi tiểu, Thường lẫn lộn với thân cây Cù mạch Dianthus superbus l, có khi cũng gọi là Cù mạch

Lòng trứng thông thường, khư phong tán nhiệt

Ở Trung Quốc, được dùng trị mụn ghẻ, ghẻ lở, ngoại thương xuất huyết, gãy xương và đòn ngã tổn thương

Ô rô nước: trị đau lưng nhức mỏi tê bại

Rễ có vị mặn chua, hơi đắng, tính hàn, có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm và làm long đờm, cây có vị hơi mặn, tính mát, có tác dụng làm tan máu ứ, tiêu sưng, giảm đau.

Gạo sấm, cây thuốc đắp vết thương

Dầu hạt có thể chế tạo xà phòng, Lá được sử dụng trong phạm vi dân gian làm thuốc giã đắp các vết thương do tên thuốc độc

Ô liu khác gốc: có tác dụng giải nhiệt

Loài của Trung Quốc, Mianma, Ấn Độ và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở Hà Nội, Thanh Hoá, Bình Định và Lâm Đồng ở độ cao 40m trở lên đến 2100m.

Khô mộc: thuốc chữa khản tiếng

Ở nhiều địa phương, nhân dân biết sử dụng cây này làm thuốc chữa khản tiếng, viêm họng, ho, Chỉ cần ngậm giập một lá với ít muối, nuốt lấy nước rồi nhả bã đi.

Ô dược: đau bàng quang đái són đái dắt

Thường được dùng chữa Ngực bụng đầy trướng, khí nghịch suyễn cấp, bệnh sa nang, đau bàng quang, đái són, đái dắt, đau bụng kinh

Khoai nước, thuốc diệt ký sinh trùng

Dùng ngoài giã nhỏ trộn với dầu dừa xoa đắp diệt ký sinh trùng và trị ghẻ, Lá giã đắp trị rắn cắn, ong đốt và mụn nhọt

Niễng: chữa được bệnh về tim

Dùng củ Niễng ăn chữa được bệnh về tim và thường dùng đối với các trường hợp nóng ruột, táo bón, kiết lỵ.

Đỗ trọng nam: cây thuốc hành khí hoạt huyết

Tính vị, tác dụng, Đỗ trọng nam có vị hơi cay, tính bình, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, hạ nhiệt, giúp tiêu hoá.

Đắng cay ba lá: cây thuốc chữa đau bụng

Dân gian sử dụng như Đắng cay; lấy quả, hạt ngâm rượu uống để làm nóng, chữa đau bụng, chống nôn, tả, lỵ, Quả nhai ngậm chữa chảy máu răng.

Muồng nhiều hoa: dùng trị cảm mạo

Muồng nhiều hoa, với tên khoa học Cassia fistula L., là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae). Cây thường được trồng làm cảnh và cũng được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền.

Cói dùi thô: cây thuốc trị ỉa chảy và nôn mửa

Cây mọc ở nhiều nơi trên đất có bùn từ Tuyên Quang, Hoà Bình, Hà Nội, Hải Phòng, Lâm Đồng tới những nơi còn ảnh hưởng của thuỷ triều ở Long An, Đồng Tháp, Bến Tre, Cần Thơ, Kiên Giang

Đậu vây ốc: cây thuốc trị lỵ

Ở miền Trung Việt Nam, hạt nghiền thành bột rồi hãm lấy nước uống dùng trị lỵ và các cơn đau bụng.

Ngải hoa vàng, thanh nhiệt giải thử

Vị đắng, cay, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải thử, trừ chưng, triệt ngược, còn có tác dụng lợi tiêu hóa, lợi tiểu

Đơn núi, cây thuốc chữa dị ứng

Lá cây dùng ăn gỏi và làm thuốc chữa dị ứng, mẩn ngứa, ghẻ lở như các loài Đơn khác

Mua nhiều hoa: làm thuốc thông tiểu

Rễ, lá được dùng ở Vân Nam Trung Quốc trị ăn uống không tiêu, lỵ, viêm ruột, viêm gan, nôn ra máu, dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương, ngoại thương xuất huyết.

Giẻ, cây thuốc chữa đẻ khó

Hoa rất thơm, có thể cất lấy tinh dầu chế nước hoa, Ở Hoà Bình, đồng bào dùng nước sắc của hoa cho phụ nữ uống chữa đẻ khó

Quả ngọt: khư phong trừ thấp điều kinh hoạt huyết

Cây được dùng chữa Phong thấp, đau nhức khớp xương, đòn ngã tổn thương, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, bế kinh, dùng ngoài trị ngoại thương xuất huyết, rắn độc cắn.

Lộc mại nhỏ: trị táo bón

Dân gian dùng lá cây trị táo bón, đau bụng, lỵ cấp tính, da vàng. Ngày dùng 10 đến 20g lá khô hoặc 20 đến 40g lá tươi sắc uống.

Mộc tiền to: thuốc trị ho

Ở Ân Độ và Malaixia, rễ lấy trong các lá hình bầu dùng phối hợp với lá Trầu không làm thuốc trị ho; các thân bò cũng có thể thay thế cho rễ.

Dung đất, cây thuốc chữa rong kinh

Vỏ cây chứa các alcaloid loturin, colloturin và loturidin; cón có một chất có màu đỏ sẫm và một chất lacton vô định hình, Trong lá có tanin, hợp chất flavonosit

Báng, cây thuốc bổ

Báng đã được nhân dân ta sử dụng từ thời đại các vua Hùng, Tổ tiên ta đã từng lấy bột trong thân cây và củ để ăn thay cơm

Cà chắc: ăn để ngừng sinh sản

Có nhựa màu trắng vàng, dễ đông đặc, Ở Campuchia, người ta dùng nhựa cây cho lợn nái ăn để làm ngừng sinh sản.