Bạch đàn đỏ: cây thuốc chữa cảm cúm

2017-10-24 11:10 PM

Dùng ngoài trị bỏng, viêm mũi, viêm tế bào, viêm vú, cụm nhọt, chốc lở, viêm quầng, mày đay, eczema, nấm tóc, viêm âm đạo do nấm Candida.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bạch đàn đỏ - Eucalyptus robusta Smith, thuộc họ Sim - Myrtaceae.

Mô tả

Cây gỗ thường xanh, cao 5-15m, có thể đến 30m, vỏ đo đỏ, có nhựa.

Lá ít thơm, ở nhánh non, phiến lá xoan, ở nhánh trưởng thành, phiến thon hẹp cong cong, gốc hơi không cân xứng.

Cụm hoa là tán, có khi chuỳ; hoa vàng vàng, nhị nhiều. Quả hình chén dài dài; nở thành 4 mảnh.

Mùa hoa tháng 7 - 10.

Bộ phận dùng

Lá - Folium Eucalypti.

Nơi sống và thu hái

Gốc ở Úc châu, được trồng để lấy gỗ và lấy bóng mát.

Có thể thu hái lá quanh năm, dùng tươi hay phơi khô trong râm.

Thành phần hoá học

Tinh dầu chứa cineol, pinen, camphen, các aldehyd valeric, butyric...

Tính vị, tác dụng

Vị hơi cay, hơi đắng, tính bình, có mùi thơm; có tác dụng tiêu viêm, kháng sinh, trừ mủ và chống ngứa.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở Trung Quốc được dùng trị: 1. Cảm lạnh, cúm, viêm não truyền nhiễm, viêm não B; 2. Viêm phần trên đường hô hấp, viêm hầu; 3. Viêm khí quản, viêm phổi nang; 4. Viêm bể thận cấp và mạn; viêm thận; 5. Viêm ruột, bệnh do nấm Candida; 6. Sốt rét; 7. Bệnh giun chỉ.

Dùng ngoài trị bỏng, viêm mũi, viêm tế bào, viêm vú, cụm nhọt, chốc lở, viêm quầng, mày đay, eczema, nấm tóc, viêm âm đạo do nấm Candida, và sát khuẩn da.

Liều dùng

10 - 15g dạng thuốc sắc, Bạch đàn đỏ gây kích thích dạ dày và có thể gây rối loạn cho gan, cần thêm đường để giảm bớt kích thích. Dùng ngoài, nấu nước rửa.

Bài viết cùng chuyên mục

Lá lụa, thuốc chữa bệnh ngoài da

Ở Ân Độ, người ta dùng lá nấu sôi trong sữa bò và thêm mật ong vào dùng đắp ngoài chữa phong hủi, ghẻ và bệnh ngoài da

Mạc tâm, chữa kiết lỵ

Cây mọc ở đất ẩm, dựa nước ở các tỉnh phía nam và Đồng Nai, Sông Bé đến Đồng Tháp, An Giang, Dân gian dùng vỏ thân sắc uống chữa kiết lỵ, quả nấu nước rửa vết thương

Quế hương: dùng trị trướng bụng và bệnh đau gan

Vị ngọt, cay, tính ấm, có tác dụng ôn trung tán hàn, lý khí chỉ thống, chỉ huyết sinh cơ, cầm máu nối xương, tiêu thũng

Đơn châu chấu: cây thuốc giải độc

Cây bụi lớn: Có thể cao tới 3-5 mét, thân có nhiều gai nhọn. Lá: Kép chân vịt, lá chét có răng cưa. Hoa: Mọc thành tán kép ở đầu cành, màu trắng. Quả: Hình cầu, khi chín có màu đen.

Mức hoa trắng nhỏ: rễ dùng trị lỵ

Ở Campuchia, lá được dùng trong Y học dân gian để trị rối loạn về tuần hoàn. Ở Peam Prus, người ta dùng các lá non chế nước uống trị ỉa chảy.

Lá hến, thuốc trị lỵ

Ở Ân Độ, nước hãm lá khô dùng trị lỵ, ỉa chảy, rong kinh và bạch đới. Cũng được dùng uống trục sỏi niệu đạo và tăng cường sự phát triển của bệnh sởi

Đậu rựa: cây thuốc trị hư hàn

Quả non có thể xào nấu, quả già ương thì lấy hạt hầm với thịt gà, thịt lợn rất ngon và bổ, Thường được dùng làm thuốc trị hư hàn, ách nghịch, nôn mửa.

Mũi mác: thanh nhiệt giải độc

Ở Việt Nan, cây mọc hoang ở rìa rừng, rừng thưa hay savan khắp nơi. Khi dùng thu hái toàn cây vào mùa hè, mùa thu, rửa sạch, chặt nhỏ dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Bông tai: tiêu viêm giảm đau

Cây có vị đắng, tính hàn, có độc, có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, hoạt huyết, chỉ huyết, trợ tim. Rễ có tác dụng gây nôn, tẩy, dịch lá trừ giun và làm ra mồ hôi.

Chân chim: làm ra mồ hôi kháng viêm tiêu sưng

Ngũ gia bì chân chim là một loại cây gỗ nhỏ đến trung bình, thường xanh, cao từ 5-15m. Lá cây mọc tập trung ở đầu cành, chia thành nhiều lá chét hình bầu dục thuôn dài, đầu nhọn. Hoa nhỏ, màu vàng xanh, mọc thành cụm tán lớn ở đầu cành.

Lộc mại nhỏ: trị táo bón

Dân gian dùng lá cây trị táo bón, đau bụng, lỵ cấp tính, da vàng. Ngày dùng 10 đến 20g lá khô hoặc 20 đến 40g lá tươi sắc uống.

Quế Bon: dùng trị cảm lạnh

Có vị ngọt cay, mùi thơm, tính nóng, cũng được dùng trị cảm lạnh, kích thích tiêu hoá, trị ỉa chảy và sát trùng.

Đay suối: cây thực phẩm

Cây mọc ở ven suối, nơi có nhiều ánh sáng trong rừng các tỉnh từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Ninh Bình, qua Quảng Trị tới Đồng Nai.

Niễng: chữa được bệnh về tim

Dùng củ Niễng ăn chữa được bệnh về tim và thường dùng đối với các trường hợp nóng ruột, táo bón, kiết lỵ.

Bìm bìm núi, trị bệnh hôi mồm

Ở Malaixia, nước sắc lá dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống như thuốc làm sạch. Lá được dùng ăn để trị bệnh hôi mồm

Đậu cộ biên, cây thực phẩm

Loài phân bố rộng ở Đông Phi châu, ở á Châu và châu Đại Dương. Ở nước ta, thường gặp nhất là trong các rừng ở bờ biển và cạnh các rừng ngập mặn

Lim: cây thuốc có độc

Vỏ dùng tẩm tên độc, làm thuốc độc. Cũng được dùng gây tê cục bộ nhưng độc, Vỏ cũng dùng để thuộc da. Gỗ thuộc loại tốt, Trên vỏ cây thường gặp loài nấm Linh Chi.

É dùi trống, cây thuốc trị đau đầu

Lá được sử dụng làm thuốc đắp trị đau đầu ở Philippin, Còn ở Java, chúng được dùng đặt lên bụng của trẻ em để chống giun

Huyệt khuynh tía: thuốc chữa đau mắt

Dân gian dùng toàn cây hay cành lá nấu nước xông chữa đau mắt. Có tác giả cho biết cụm hoa lợi tiểu, làm ra mô hôi.

Muỗm leo, chữa bệnh eczema

Loài của Trung Quốc, Inđônêxia và Việt Nam. Cây mọc ở rừng Bắc Thái, Hoà B́nh, Hà Tây, Hà Bắc, Ninh Bình

Cỏ ba lá: dùng làm thức ăn giàu protein

Cây thân thảo, bò lan trên mặt đất, sau vươn thẳng, thân mềm, dài 30 đến 60cm, lá kép chân vịt, có 3 lá chét, hình trái xoan ngược, mép có răng, lá kèm hình mũi dùi

Mí: trị đau nhức khớp

Loài phân bố ở Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở rừng trung du miền Bắc. Thu hái rễ, thân lá quanh năm dùng tươi hay phơi khô dùng.

Khế rừng lá trinh nữ: thuốc kích thích

Ở Campuchia, dây dùng làm dây buộc rất bền và chắc, người ta thường lấy dây đem ngâm trong rượu dùng làm thuốc kích thích và tráng dương.

Móng bò Hậu Giang, uống chữa đau bụng

Cây có vài thứ, riêng thứ baccacensis phân bố ở Lào, Campuchia, Việt Nam, Thái Lan và bán đảo Malaixia. Ở nước ta, thường gặp trong rừng thường xanh và rừng nửa rụng lá

Âm địa quyết

Dùng trị sang độc, sưng nóng do phong nhiệt. Liều dùng 12, 15g, dạng thuốc sắc, Ở Ấn Độ người ta dùng cây chữa thương tích và dùng rễ chữa lỵ