Bạch đàn chanh, cây thuốc tẩy uế

2017-10-24 11:08 PM
Cây gỗ to, nhánh non có cạnh. Lá có mùi thơm của Sả, Chanh. Lá ở nhánh non, có phiến, có lông, thon, từ từ hẹp cong thành hình lưỡi liềm ở nhánh trưởng thành

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bạch đàn chanh, Khuynh diệp sả - Eucalyptus maculata Hool, var, citriodora (Hk, Bailey (E. citriolora Hook), thuộc họ Sim - Myrtaceae.

Mô tả

Cây gỗ to, nhánh non có cạnh. Lá có mùi thơm của Sả, Chanh. Lá ở nhánh non, có phiến, có lông, thon, từ từ hẹp cong thành hình lưỡi liềm ở nhánh trưởng thành, màu lam tươi, dài đến 17cm, chùm hoa ở nách lá, lá đài rụng thành chóp, nhị nhiều. Quả nang, nằm trong đài tồn tại, chia 4 mảnh.

Bộ phận dùng

Tinh dầu - Oleum Eucalypti.

Nơi sống và thu hái

Gốc ở úc châu, được nhập trồng.

Thành phần hoá học

Lá chứa 0,5 - 2% tinh dầu. Tinh dầu chứa citronelal 60-65%; citronelol 15 - 20%, alcol bậc I quy ra geraniol 11.14%, geranial và các thành phần khác 2%.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Tinh dầu có mùi thơm dễ chịu. Dùng làm thuốc tẩy uế. Tinh dầu Bạch đàn nói chung được dùng làm thuốc sát khuẩn tại chỗ đặc biệt trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và trong một số bệnh ngoài da. Trộn lẫn với một lượng tương đương dầu Ô liu, dùng làm thuốc gây sung huyết da để điều trị thấp khớp. Còn dùng làm thuốc trị bỏng, làm thuốc gây long đờm trong trường hợp viêm phế quản mạn tính và hen.

Bài viết cùng chuyên mục

Lục lạc trắng: trị viêm niệu đạo

Ở Trung Quốc, vỏ và cây được dùng trị viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm gan, viêm dạ dày ruột, lỵ, viêm nhánh khí quản, viêm phổi, sốt rét; dùng ngoài trị mụn nhọt độc lở ngứa.

Lộc mại: chữa viêm khớp

Lá non nấu canh ăn được, Lá giã nát, thêm muối và nước vo gạo, nướng nóng đem bọc chữa quai bị, thấp khớp. Ở Java, lá thường dùng làm bột đắp.

Bí đỏ, trị giun diệt sán xơ mít

Hạt dùng trị giun, diệt sán xơ mít, lợi tiểu và bổ. Dầu dùng để bổ thần kinh; thịt quả dùng đắp trị bỏng, sưng viêm và nhọt

Duối ô rô, cây thuốc tiêu độc mụn nhọt

Loài phân bố ở Mianma, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin. Gặp ở nhiều nơi của nước ta, nhưng phổ biến ở miền Bắc Việt Nam

Kim sương, thuốc trị cảm mạo

Lá dùng trị cảm mạo, rắn độc cắn, các vết thương nhiễm trùng hay sâu bọ đốt. Lá sao vàng ngâm rượu xoa bóp chữa tê thấp, teo cơ

Cần: chữa cao huyết áp

Đái ra máu, đái buốt, dùng toàn cây Rau cần giã vắt lấy nước cốt uống càng nhiều càng tốt.

Bạch đầu nhỏ, cây thuốc trị cảm mạo

Cây thảo sống hằng năm, cao 50, 70cm, phần nhánh từ khoảng giữa, Lá hình bánh bò hay hình thoi, thon hẹp dần thành cuống; mép có răng lượn sóng

Cam thảo: giải độc nhuận phế

Người ta đã nghiên cứu thực nghiệm các tác dụng gây trấn tĩnh, ức chế thần kinh trung ương, giảm ho

Cỏ gấu dài: cây thuốc thuốc kích thích, lợi tiêu hoá

Thân rễ có vị chát, se và thơm, giống như mùi Hoa tím, được xem như là lợi tiểu, giúp tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng và điều kinh.

Cỏ bạc đầu: dùng trị cảm mạo uống làm cho ra mồ hôi

Tất cả các bộ phận của cây đều hơi có mùi thơm, nhưng thơm nhất là rễ, cỏ bạc đầu có vị cay, tính bình, có tác dụng khu phong, giải biểu tiêu thũng, chỉ thống.

Lài trâu lá nhỏ, thuốc dạ dày

Cụm hoa xim hay chùm ở nách lá. Hoa màu trắng, có cuống dài, thõng. Quả gồm hai quả đại rẽ ra, dạng túi, hơi dài, nhọn mũi, nhẵn

Câu đằng Trung Quốc: sử dụng làm thuốc an thần

Ở nước ta chỉ gặp ở rừng Sapa, tỉnh Lào Cai. Thu hái móc ở cành nhỏ, phơi khô. Ở Trung Quốc, người ta cũng sử dụng làm thuốc an thần như Câu đằng

Đót: cây thuốc trị ve chui vào tai

Thân lá dùng để lợp nhà, Cụm hoa già làm chổi, Lá dùng gói bánh chưng thay lá dong. Nước vắt chồi lá non dùng nhỏ tai trị ve chui vào tai.

Kê náp: thuốc trị thiểu năng mật

Dịch lá lẫn đường và Hồ tiêu dùng trong thiểu năng mật với độ chua mạnh, Hạt dùng ngoài đắp vết thương đau và bầm giập.

Đậu vây ốc: cây thuốc trị lỵ

Ở miền Trung Việt Nam, hạt nghiền thành bột rồi hãm lấy nước uống dùng trị lỵ và các cơn đau bụng.

Na leo, chữa cam sài

Dân gian dùng dây và rễ chữa cam sài trẻ em, làm cho ăn ngon, lành mạnh gân cốt và cũng dùng chữa động kinh, tê thấp. Dây lá có thể sắc uống trị kiết lỵ

Móng bò lông phún: trị bệnh ghẻ

Loài phân bố ở Java, bán đảo Malaixia, ở Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam và Nam Trung Quốc, Thường gặp trong các rừng rụng lá ở vĩ độ thấp, từ Hà Bắc qua Thừa Thiên-Huế, Bình Thuận tới Kontum.

Mặt cắt: chữa viêm tuyến vú

Mắt cắt, xay trúc đào là một loại cây dược liệu có giá trị, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Cây có nhiều tên gọi khác nhau và được phân loại thuộc họ Đơn nem.

Lanh: thuốc chữa ngoài da

Thường dùng làm thuốc chữa ngoài da ngứa ngáy, phong hủi, đau đầu, tiểu tiện không thông, ở Phi châu, người ta dùng hạt lanh trị ho.

Lan xương cá: thuốc chữa viêm họng

Loài của Ân Độ, Nam Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia, Philippin, Inđônêxia. Ở nước ta thường thấy bám trên cây chè, cà phê.

Bồng bồng: giải nhiệt giải độc

Cụm hoa non ăn được. Rễ nghiền ra lẫn với các chất thơm khác, dùng làm hương thơm. Nước sắc lá dùng chữa lỵ, chữa bệnh bạch đới và bệnh lậu.

Hành tăm, cây thuốc giải cảm, làm ra mồ hôi

Hành tăm có vị đắng cay, mùi hăng nồng, tính ấm, có tác dụng giải cảm, làm ra mồ hôi, hành khí hạ đàm, lợi tiểu, giải độc, sát trùng

Kim giao, thuốc chữa ho ra máu

Lá cây sắc uống chữa ho ra máu và sưng cuống phổi, cũng dùng làm thuốc giải độc. Gỗ quý, nhẹ, thớ mịn, có nhiều vân đẹp nên thường được dùng làm đồ mỹ nghệ

Mạ sưa, chữa viêm ruột

Ở Vân Nam Trung Quốc người ta dùng chữa viêm ruột, ỉa chảy, ăn trúng độc, trúng độc thuốc trừ sâu. Quả dùng trị suy nhược thần kinh

Đay quả dài, cây thuốc phòng đột quỵ

Thường được dùng trong trường hợp đề phòng đột quỵ vì sốt nóng và trị táo bón, đái buốt, đái khó, lậu, sỏi thận cấp tính, lỵ