Bạch chỉ, cây thuốc giảm đau chống viêm

2017-10-24 05:24 PM
Chữa cảm sốt, sổ mũi, nhức đầu, đau răng phong thấp nhức xương, bạch đới, Thuốc cầm máu trong đại tiện ra máu, chảy máu cam, mụn nhọt, mưng mủ

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bạch chỉ - Angelica dahurica (Fisch ox Hoffin) Benth et Hook f. thuộc họ Hoa tán - Apiaceae.

Mô tả

Cây thảo cao 0,5 - 1m hay hơn, sống lâu năm. Thân hình trụ, rỗng, không phân nhánh. Lá to có cuống, phần dưới phát triển thành bẹ ôm lấy thân, phiến lá xẻ 2 -3 lần long chim, mép khía răng, có lông ở gần lá mặt trên. Cụm hoa tán kép mọc ở ngọn. Hoa nhỏ màu trắng. Quả bế, dẹt.

Mùa hoa tháng 5 - 6, quả tháng 7.

Bộ phận dùng

Rễ củ - Radix Angelicae Dahuricae, thường gọi là Bạch chỉ.

Nơi sống và thu hái

Cây nhập nội, trồng ở cả miền núi và đồng bằng. Thu hoạch củ vào mùa thu, tránh làm sây xát vỏ và gẫy rễ. Không lấy rễ ở cây đã ra hoa kết hạt. Rửa sạch, cắt bỏ rễ con, xông diêm sinh 24 giờ, rồi phơi hay sấy khô.

Thành phần hoá học

Cây có mùi thơm. Trong cây có tinh dầu, nhựa 1%, angelicotoxin 0,43%, byak angelicin, acid angelic, phellandren, dẫn chất furocoumarin. Các dẫn chất coumarin đã biết là isoimperatorin, imperatorin, bergapten, phellopterin, oxypeucedanin, xanthotoxin.

Tính vị, tác dụng

Vị cay, tính bình, có tác dụng khư phong, chỉ thống, hoạt huyết, bài nung, sinh cơ. Ngày nay người ta biết được tác dụng kháng khuẩn, tác dụng giảm đau, tác dụng chống viêm.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Chữa cảm sốt, sổ mũi, nhức đầu, đau răng phong thấp nhức xương, bạch đới. Thuốc cầm máu trong đại tiện ra máu, chảy máu cam, mụn nhọt, mưng mủ, viêm tuyến vú ...

Ngày dùng 4 - 12g, dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Đơn thuốc

Chữa mụn nhọt mưng mủ: Bạch chỉ, Đương quy, Tạo giác mỗi vị 7g sắc nước uống.

Chữa viêm tuyến vú giai đoạn đầu: Bạch chỉ, Thổ bối mẫu mỗi vị 7g, tán thành bột uống với rượu ngày hai lần.

Chữa hôi miệng: Bạch chỉ 30g, Xuyên khung 30g, tán thành bột mịn, viên bằng hạt ngô, hàng ngày ngậm 2 - 3 viên.

Bài viết cùng chuyên mục

Câu đằng: chữa trẻ em kinh giật

Câu đằng có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, trừ phong, hạ huyết áp. Câu đằng có tác dụng hạ huyết áp là do hoạt chất rhynchophyllin quyết định

Nhài dây: làm nước uống hạ sốt

Cây mọc ở rừng đồng bằng, từ Khánh Hoà tới Côn Đảo. Ở Campuchia, thân cây được dùng làm thứ nước uống hạ sốt.

Mây mật, làm thuốc hút độc

Cây mọc ở rừng, tới độ cao 1000m ở Hà Giang đến các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ cho tới Lâm Đồng, Đồng Nai. Cũng thường trồng khắp vùng nông thôn ở nước ta

Nhàu: được dùng chữa cao huyết áp

Rễ cây được xem như có tác dụng nhuận tràng nhẹ và lâu dài, lợi tiểu nhẹ, làm êm dịu thần kinh trên thần kinh giao cảm, hạ huyết áp.

Cậy: thuốc giải nhiệt

Quả phơi khô dùng ăn và được dùng làm thuốc giải nhiệt, trị táo bón và thúc đẩy sự bài tiết. Hạt được sử dụng ở Trung Quốc như thuốc làm dịu.

Gùi da có cánh: cây thuốc có độc

Ở Campuchia, người ta dùng quả để ăn nhưng hạt được xem như là độc, Gỗ thân được dùng làm hàng rào.

Muống biển: trừ thấp tiêu viêm

Nhân dân ta thường dùng lá Muống biển làm thức ăn cho thỏ, dê, ngựa, chuột lang; cũng dùng cho trâu bò nhưng chúng không thích ăn vì có mùi hăng và làm cho sữa bò có mùi vị không ngon.

Cam thảo dây: tiêu viêm lợi tiểu

Người ta thường dùng dây lá Cam thảo dây để điều hoà các vị thuốc khác, dùng chữa ho, giải cảm, trị hoàng đản do viêm gan siêu vi trùng.

Cóc kèn leo: dùng thân làm thuốc giải nhiệt

Cây dùng để duốc cá, nhưng lại không có tính chất diệt trùng mạnh, ở Thái Lan, trong y học cổ truyền, người ta dùng thân làm thuốc giải nhiệt

Kim cang quả to: thuốc chữa tê thấp

Cây này cũng được sử dụng trong y học dân tộc của Lào làm thuốc cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ và làm thuốc chống ho.

Huyền sâm: thuốc chữa sốt nóng

Thường dùng làm thuốc chữa sốt nóng, nóng âm ỉ, sốt về chiều, khát nước, chống viêm, điều trị bệnh tinh hồng nhiệt, viêm họng, viêm thanh quản.

Bục: thanh nhiệt giải độc

Cây mọc ở đất hoang, trảng cỏ, rừng thưa, rừng dầu từ Quảng Ninh, Hải Hưng, Hoà Bình, Quảng Nam Ðà Nẵng, Ninh Thuận, Lâm Ðồng tới thành phố Hồ Chí Minh.

Mây dang, cây thuốc

Cây mọc ở rừng đồng bằng Bắc Bộ đến Nam Bộ. Gặp nhiều trong rừng thường xanh ở Quảng Ninh, Thừa Thiên và Bà Rịa

Ba gạc Vân Nam, cây thuốc chữa huyết áp cao

Cụm hoa ở nách lá, ngắn, hoa không lông, tràng có ống dài, 4 thuỳ tròn, nhị đính ở nửa dưới ống tràng; bầu không lông, Quả màu hồng

Gừng gió, cây thuốc tán phong hàn

Thường dùng trị trúng gió, đau bụng, sưng tấy đau nhức, trâu bò bị dịch, Ngày dùng 20, 30g dạng thuốc sắc; thường phối hợp với các vị thuốc khác

Hương lâu: thuốc chữa mụn nhọt

Ở Trung quốc, rễ cây được dùng chữa mụn nhọt sưng lở ghẻ ngứa, lâm ba kết hạch, hoàng đản, đau bụng, phong thấp tê đau.

Ba bét hoa nhiều: cây thuốc trị đau dạ dày

Cây nhỡ, nhánh non không lông, Lá mọc so le hay mọc đối, phiến lá hình lọng dài 5, 9cm, không lông, mặt dưới có tuyến vàng, gân từ gốc 5, 7, cuống dài

Cỏ đuôi chó: sắc dùng để rửa mắt đau

Lá phẳng, hình dải, có mũi nhọn dài, có lông rải rác ở mặt trên, với mép dày, ráp, dài 10 đến 20cm, rộng 4 đến 15mm, chùy dạng bông, hình trụ, dày đặc hoa, màu lục hay đo đỏ, hẹp

Cần dại: trị phong thấp

Cũng có thể dùng như một số loài Heracleum khác của Trung Quốc, chẳng hạn như Heracleum moellendorffii Hace.

Bìm bìm dại, tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng

Vị ngọt hơi cay, tính bình, có tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng, cường cân hoạt lạc. Rễ có tính tẩy; nhựa cũng tẩy tương tự như jalap nhưng kém hoạt động hơn

Găng tu hú: cây thuốc điều kinh

Rễ nghiền ra dùng duốc cá, Vỏ rễ và thân hãm uống để điều kinh, Quả dùng nhuộm vàng, lại dùng ngâm lấy nước trừ giun đất và đỉa.

Cò cò: tiêu viêm giảm đau

Cây mọc ở bờ các suối và cả trên đồng ruộng ở nhiều nơi miền Bắc vào tới các tỉnh Tây Nguyên, thu hái vào mùa hè và mùa thu, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.

Bèo hoa dâu, chữa sốt chữa ho

Cây mọc hoang dại trên các ruộng lúa, ao hồ và cũng được trồng làm phân xanh bón lúa, làm thức ăn cho vịt. Cây sinh sản rất nhanh, tạo thành một thảm màu lục trên mặt nước

Mặt quỷ: chữa đau bụng

Ở Trung Quốc, theo Hải Nam thực vật chí, cả cây bỏ rễ chữa sốt, ho, cầm máu, trị đau dạ dày, viêm gan cấp, ngoại thương chảy máu, còn dùng trị đau lưng, tê thấp.

Chàm: chữa tưa lưỡi lở mồm

Ấn Độ người ta dùng dịch lá dự phòng chứng sợ nước, dùng ngoài bó gãy chân và ép lấy nước lấy dịch trộn với mật chữa tưa lưỡi, lở mồm, viêm lợi chảy máu