Bạch cập, cây thuốc cầm máu

2017-10-24 05:23 PM
Rhizoma Bletilae, thường gọi là Bạch cập. Nơi sống và thu hái: Cây mọc trên đất rừng, đất đồi, rừng thứ sinh, vùng núi Tây Bắc, Lào Cai, Hà Giang, Vĩnh Phú, Lạng Sơn

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bạch cập - Bletilla striata (Thunb) Reichb L, thuộc họ Lan - Orchidaceae.

Mô tả

Cây thảo nhiều năm mọc đứng cao 20 - 30cm. Hành giả hình củ, xếp thành chuỗi nằm ngang màu trắng ngà có những đường vòng màu nâu nhỏ do các vết tích của lá cũ và những mầm thân non đang phát triển. Mỗi nhánh mang 4 - 5 lá hình mác, có những nếp nhăn dọc, xếp ôm nhau ở góc không có cuống. Hoa 3 -8 cái màu hồng tím khá to, mọc thành chùm ở ngọn; cánh môi màu tím đậm mang 5 - 7 mào uốn lượn. Quả nang hình thoi 6 cạnh.

Mùa hoa tháng 3 - 5; quả tháng 7 - 9.

Bộ phận dùng

Thân rễ - Rhizoma Bletilae, thường gọi là Bạch cập. Nơi sống và thu hái: Cây mọc trên đất rừng, đất đồi, rừng thứ sinh, vùng núi Tây Bắc, Lào Cai, Hà Giang, Vĩnh Phú, Lạng Sơn. Cũng thường được trồng làm cảnh, trồng bằng thân rễ. Củ thu hái vào tháng 8 - 9, phơi khô, thường có màu trắng vàng, dỏng nhu con ốc dẹt trong có nhiều chất dính. Khi dùng rửa sạch, sấy qua nhỏ lửa.

Thành phần hoá học

Củ chứa keo và tinh dầu.

Tính vị, tác dụng

Vị đắng, ngọt, chát, tính hơi hàn, có tác dụng bổ phổi, cầm máu và làm tan máu ứ, hàn gắn vết thương chảy máu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Loại thuốc dùng để cầm máu, trị thổ huyết, khạc ra máu, chảy máu cam. Dùng ngoài đắp, bôi mụn nhọt, sinh cơ khỏi đau; cũng dùng đắp vết thương chém chặt. Bột của nó trộn dầu chữa bỏng, chân tay tê bì cũng có công hiệu tốt. Dân gian và các thầy thuốc cho rằng uống lâu có thể nhuận phế, chữa lao phổi, nhưng vị đắng nên cần cho thêm nhiều đường phèn uống mới tốt. Người ta dùng Bạch cập phối hợp với Rimifon có hiệu quả rất tốt; trị ho gà cũng có kết quả. Ngày dùng 6 - 12g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài hoà bột với nước đắp hoặc hoà bột với nước uống.

Đơn thuốc

Chữa phổi kết hạch, ho, khạc ra máu hay lao hang; Bạch cập tán nhỏ uống mỗi lần 12g, liều dùng không hạn chế.

Chữa thổ huyết và chảy máu dạ dày Bạch cập 2 phần, Tam thất 1 phần, tán nhỏ uống với nước cơm, mỗi lần 4 - 8 g, liều dùng tuỳ nghi.

Chữa vết thương đứt chém: Bạch cập hai phần, vôi một phần, bồ hóng một phần tán nhỏ rắc vào.

Chữa ung nhọt sưng đau: Bạch cập tán nhỏ quấy với nước đặt trên giấy đắp vào.

Bài viết cùng chuyên mục

Chân chim leo: thuốc chữa phong thấp đau xương

Thường dùng như vỏ thân các loài Chân chim khác làm thuốc giúp tiêu hoá và làm thuốc chữa phong thấp, đau xương, chân tay nhức mỏi và bị thương sưng đau

Ô quyết: chữa cảm mạo phát sốt lị viêm ruột

Cây được chữa cảm mạo phát sốt, lị, viêm ruột, viêm gan, hoàng đản cấp tính, sưng amygdal, viêm tuyến nước bọt, trúng độc thức ăn, trúng độc thuốc.

Cà hai hoa: tác dụng tiêu viêm

Cây mọc phổ biến khắp cả nước, ở những môi trường khác nhau từ Hoà Bình, Hà Nội qua các tỉnh miền Trung, đến tận Kiên Giang.

Nàng nàng: hành huyết trục ứ

Do mặt dưới lá cũng bạc tương tự như lá Bạc thau nên có nơi gọi là Bạc thau cây và cũng dùng nó chữa bệnh bạch đới, khí hư.

Quyển bá quấn: tác dụng thanh nhiệt nhuận phế

Cây ưa bóng mọc trong rừng ẩm ở độ cao 1000 đến 2000m, trên đất đá vôi, ở các mỏm đá, khe đá, lòng suối, nhiều nơi từ vùng cao Sapa cho đến Gia Lai, thu hái toàn cây quanh năm

Cải ngọt: trị bệnh co thắt

Cải ngọt (Brassica integrifolia) là một loại rau phổ biến, được trồng rộng rãi để lấy lá làm thực phẩm. Tuy nhiên, ít người biết rằng hạt của cây cải ngọt cũng có giá trị dược liệu đáng kể.

Nhội: cây thuốc trị phong thấp đau xương

Ở Trung Quốc, người ta dùng vỏ thân và rễ trị phong thấp đau xương, dùng lá để trị ung thư đường tiêu hoá, ung thư dạ dày, viêm gan truyền nhiễm, trẻ em cam tích.

Ngô thù du lá xoan: dùng trị đau dạ dày

Ở Trung Quốc, được dùng trị đau dạ dày, đau đầu, đau tim, khí trệ, ung thũng di chuyển

Móng bò trở xanh: trị bệnh sốt

Cây mọc ở các rừng thưa có cây họ Dầu ở vùng thấp, ở những nơi không quá khô, gặp nhiều ở núi đá vôi, từ Hoà Bình qua Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên-Huế tới Ninh Bình, Bình Thuận.

Chàm mèo: chữa đơn lở nổi bọng nước đau nhức

Chàm mèo và Thanh đại có vị đắng nhạt. tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát máu, tiêu ban mẩn, sưng viêm và cầm máu.

Cà: chữa các chứng xuất huyết

Cà có vị ngọt, tính lạnh, không độc; có tác dụng chữa nóng lạnh, ngũ tạng hao tổn, tán huyết ứ, tiêu sưng và cầm máu.

Cần trôi: đắp trị các bệnh ngoài da

Rau cần trôi được làm thức ăn cho gia súc và được coi là một loại rau dại, khi cần thiết có thể lấy ăn

Cẩm cù: khư phong trừ thấp

Cây phụ sinh leo quấn hoặc bụi, cao tới 2m. Cành hình trụ, có lông tơ mịn. Lá mập, phiến bầu dục dài tới 7cm, rộng 2,5cm, tù hai đầu. Gần gân phụ có 5-7 cặp gân rất mảnh, màu đỏ đậm.

Mướp rừng, chữa sâu răng và đau răng

Ngọn hay lá non thái nhỏ xào hay nấu canh ăn như rau Mồng tơi. Dân gian dùng lá nhai nát ngậm rồi nhỏ cả nước lẫn bã để chữa sâu răng và đau răng

Mò đỏ: chữa bạch đới khí hư

Chữa xích bạch đới ra chất trắng như mũi hay đỏ nhạt như máu cá, âm đạo ngứa ngáy, đái ra nước vàng đục hay đỏ nhạt: Mò trắng, Mò đỏ lấy cả hoa, lá mỗi thứ một nắm 15g phơi héo.

Mâu linh: chống co giật

Cây thảo bò, không lông, thân hình trụ, nâu. Lá ở phía dưới có phiến hình tim, các lá trên hình xoan, bầu dục, gốc hơi bất xứng dài 5,5cm, rộng 4,5cm, gân phụ 2 cặp, một đi từ gốc.

Cà na: bổ và lọc máu

Vỏ dùng hãm nước cho phụ nữ mới sinh đẻ uống trong vòng 15 ngày sau khi sinh

Quế hương: dùng trị trướng bụng và bệnh đau gan

Vị ngọt, cay, tính ấm, có tác dụng ôn trung tán hàn, lý khí chỉ thống, chỉ huyết sinh cơ, cầm máu nối xương, tiêu thũng

Ngõa vi lớn: thanh nhiệt giải độc

Được dùng ở Trung Quốc để trị ho, viêm nhiễm niệu đạo, viên thận, lỵ, viêm gan, viêm kết mạc mắt, viêm miệng, viêm hầu họng, phổi nóng sinh ho

Chổi: nấu nước xông chữa cảm cúm nhức đầu

Người ta thường dùng cây đốt xông khói hoặc nấu nước xông chữa cảm cúm, nhức đầu, đau bụng, vàng da, sởi, Còn dùng chữa chảy máu cam, lở ngứa

Bạc thau đá, cây thuốc trị ho

Hoa có 5 lá đài có lông, tràng hình chuông, nghiêng, màu trắng hay màu hoa cà; nhị sinh sản 2, có chỉ nhị ngắn, đính ở góc ống tràng; bầu nhẵn hoặc hơi có lông

Cáp to: chữa phù và phát ban

Cây cáp to thường là cây nhỏ mọc đứng hoặc leo, có khi là cây gỗ lớn cao tới 12m. Cây có nhiều gai nhọn, nhánh non phủ lông vàng.

Muồng hai nang, kích thích làm thức

Dân gian dùng hạt khô để sống sắc uống thì kích thích, làm thức nhiều. Nếu rang đen, đâm ra đổ nước sôi vào lọc, uống thì an thần gây ngủ như vị Táo nhân

Đình lịch, cây thuốc đắp vết thương

Ở Malaixia, lá thường được dùng làm thuốc đắp chữa vết thương và sưng phù, Ở Malaixia, dịch lá hơi se dùng làm thuốc lọc máu và làm săn da

Đa lông, cây thuốc giảm phù

Tua rễ cả vỏ lẫn lõi được dùng trị phù nề cổ trướng do xơ gan; nó làm tăng bài tiết nước tiểu, làm hết hoặc giảm phù nề cổ trướng