Bách bộ đứng: cây thuốc diệt chấy rận

2017-10-24 05:22 PM

Rễ củ, Radix Stemonae, Khi tươi màu trắng, sau trở thành vàng và quắt lại khi già và thô, Lúc non dễ bị bẻ gãy, trừ lôi giữa của củ dạng sợi hoá gỗ.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bách bộ đứng - Stemona collinsae Craib, thuộc họ Bách bộ - Stemonaceae.

Mô tả

Rễ nạc, số lượng thay đổi, to bằng ngón tay. Thân mọc đứng, cao 10 - 50cm, phân nhánh, mọc bò hay quấn, màu đo đỏ, tối. Lá mọc so le, dạng tim, kéo dài, nhọn, dài 6 - 8cm, rộng 5 - 6cm; gân chính 9 - 13 màu đỏ. Hoa ở nách lá, xếp 1 - 2 cái, màu đo đỏ hay trắng lục, các mảnh ngoài hình dải, nhọn mũi, dài 22 - 23mm, rộng 4mm; 2 mảnh trong hình ngọn giáo, thuôn, dài 22mm, rộng 7,5mm. Quả dạng quả nang, hình nón dẹp, cao 1cm, nở thành hai van, chứa 2 hạt có áo hạt trắng và xẻ tua.

Bộ phận dùng

Rễ củ - Radix Stemonae. Khi tươi màu trắng, sau trở thành vàng và quắt lại khi già và thô. Lúc non dễ bị bẻ gãy, trừ lôi giữa của củ dạng sợi hoá gỗ.

Nơi sống và thu hái

Cây của Nam Việt Nam, Campuchia, Lào và Thái Lan thường gặp trong các ruộng, rẫy, các chỗ trống và đất chứa cát.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở Lào, người ta gọi nó là Hak sam sip, đó là loại củ trừ mối rất có hiệu quả. Kết quả thử nghiệm được nêu lại như sau: "Người ta nghiền 100g rễ Bách bộ đứng và ngâm trong một lít nước trong hai giờ, và ngâm vài miếng gỗ mềm vào trong đó trong 24 giờ. Các mảnh gỗ này được đặt vùi trong tổ mối và đặt ở lối ra vào của mối, trong thời gian 48 giờ. Không có mảnh gỗ nào bị mối phá hại, và mối đều tránh không đụng đến chúng. Người ta lại rưới nước ngâm rễ Bách bộ đứng này vào tổ mối, đến lần rưới thứ hai mối bắt đầu di chuyển và bỏ hoàn toàn tổ mối.

Người Lào cho rằng nếu ta dùng Bách bộ đứng dưới dạng nước xông sẽ làm cho máu người có tác dụng diệt chấy rận vv...

Ghi chú: Ở nước ta còn có một số loài Bách bộ đứng, cũng được sử dụng.

Bài viết cùng chuyên mục

Mận rừng: trị ghẻ ngứa

Cây mọc hoang trên các đồi cây bụi, trên đất lateritic ở các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Tây, Quảng Ninh, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Ninh Bình. Thu hoạch rễ và vỏ rễ quanh năm.

Phong hà: chữa kinh nguyệt không đều

Vị ngọt, tính ấm, có tác dụng khư phong lợi thấp, hoạt huyết tán ứ, điều kinh, tiêu thũng giảm đau, thường được dùng chữa phong thấp tê đau, thiên đầu thống, kinh nguyệt không đều

Cam đường: điều trị bệnh ghẻ

Cây nhỡ mọc thành bụi, cao tới 3m, có gai dài tới 4cm. Lá đơn, cứng và hơi dài, hình bầu dục rộng hay trái xoan ngược, dài khoảng 7cm, rộng 5cm

Ổ sao dãy: dùng chữa bệnh đường tiết niệu

Vị ngọt và hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, lương huyết, chỉ huyết, ở Thiểm Tây, cây được xem như có vị nhạt, tính hàn

Quặn hoa Yersin: nhựa dùng đắp vết thương

Loài Chonemorpha megacalyx Pierre gặp ở Lào, Trung Quốc mà toàn cây có tác dụng cường gân cốt, bổ thận, hạ áp, được dùng chữa gân cốt đau nhức, thận hư, đau lưng

Kê náp: thuốc trị thiểu năng mật

Dịch lá lẫn đường và Hồ tiêu dùng trong thiểu năng mật với độ chua mạnh, Hạt dùng ngoài đắp vết thương đau và bầm giập.

Cóc (cây): sắc uống để trị ỉa chảy

Quả có thịt cứng, nhiều dịch màu vàng có vị chua, thường dùng ăn, ở Campuchia, vỏ cóc phối hợp với vỏ Chiêu liêu nghệ được dùng sắc uống để trị ỉa chảy

Cà trái vàng: dùng trị ho hen cảm sốt

Ở nước ta, các nhà hoá dược mới nghĩ đến quả Cà trái vàng là nguồn nguyên liệu để chiết xuất solasodin như các nước khác.

Kim ngân dại: thuốc hạ nhiệt

Hoa cũng được dùng làm thuốc hạ nhiệt, chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, thông tiểu tiện. Một số nơi cũng dùng lá Kim ngân dại nấu nước uống thay trà.

Đại: cây thuốc thanh nhiệt lợi tiểu

Hoa đại có vị ngọt, tính bình, thơm có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, hoà vị, nhuận tràng, bổ phổi, Có tác dụng hạ huyết áp rất rõ, ở hoa khô mạnh hơn ở hoa tươi.

Hy kiểm: thuốc trị sốt rét

Dùng uống trong trị sốt rét, trẻ em cam tích, rắn độc cắn, đau răng. Dùng ngoài nấu nước rửa các loại sang độc và sưng đỏ từng bộ phận.

Nhãn chày: chữa tê mỏi nhức xương

Dân gian dùng rễ, lá làm thuốc thông huyết, chữa tê mỏi nhức xương, phù thũng, cũng dùng làm thuốc chữa đái dắt, đái són

Cói tương bông rậm: cây thuốc trị cảm mạo phong hàn

Loài của Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia và Philippin, Ở nước ta, cây mọc phổ biến từ Lai Châu, Lào Cai qua Thừa Thiên Huế, Khánh Hoà

Cỏ bướm tím: dùng chữa đau đầu cảm sốt

Thường dùng chữa đau đầu, cảm sốt, kinh nguyệt không đều, ngày dùng 30 đến 50g cây tươi giã nát, ngâm nước sôi 10 phút, gạn lấy nước trong uống làm 1 lần

Đại quản hoa Nam Bộ: cây thuốc chữa tê thấp

Thường được dùng để chữa ho, tê thấp nếu nó mọc trên cây hồi; nhưng lại dùng chữa ỉa chảy nếu nó mọc trên cây nhót, nếu nó mọc trên cây chanh lại dùng chữa ho, hen.

Lan vẩy rắn: thuốc nhuận phế hoá đàm

Tính vị, tác dụng, Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng nhuận phế hoá đàm, chỉ khái bình suyễn, tư âm bổ thận, ích vị sinh tân.

Cỏ lá xoài: cây thuốc sát trùng vết thương

Chỉ mới được dùng qua kinh nghiệm dân gian, Ở Cần Thơ dùng sát trùng vết thương và dùng xát vết thiến heo cho mau lành, Ở Minh Hải, dùng chữa băng huyết và ở Tiền Giang dùng chữa sưng tấy

Chút chít nhăn: làm thuốc uống trong trị thiếu máu

Thường được dùng làm thuốc uống trong trị thiếu máu, ho lao, viêm gan, thấp khớp mạn tính, vàng da, đái đường và bệnh ngoài da, hắc lào, eczema, nấm tóc

Chìa vôi bốn cạnh: trị rối loạn tiêu hoá

Ở nước ta, nhân dân thường dùng dây sắc uống làm trà cho phụ nữ sau khi sinh đẻ uống cho lại sức, Còn Ấn Độ, người ta dùng lá và chồi hoa giã làm bột để trị rối loạn tiêu hoá.

Lúa mạch: giúp tiêu hoá, lợi tiểu

Hạt Lúa mạch ngoài công dùng làm lương thực như gạo tẻ, còn dùng sắc uống làm thuốc điều trị sỏi niệu đạo, trướng bụng đầy hơi.

Nấm bọc, tác dụng thanh phế

Thường mọc hoại sinh trên đất vườn, bãi cỏ, bờ đê, bờ ruộng, gặp nhiều vào lúc trời vừa mưa xong, hoặc lúc ẩm và nóng, đặc biệt là vào tháng 5 tới tháng 8

Chân danh nam: làm thuốc khai vị

Vỏ cây được dùng trong phạm vi dân gian làm thuốc kiên vị, giúp tiêu hoá. Ở Campuchia, người ta ngâm vỏ trong rượu làm thuốc khai vị, bổ dạ dày

Mảnh cộng, đắp chữa đau sưng mắt

Lá non có thể dùng nấu canh ăn. Lá khô thường dùng để ướp bánh (bánh mảnh cộng). Lá tươi giã đắp chữa đau sưng mắt và đem xào nóng lên dùng bó trặc gân, sưng khớp, gẫy xương

Khổ sâm Bắc bộ, thuốc thanh nhiệt tiêu độc

Lá Khổ sâm có vị đắng, hơi ngọt, hơi chát, tính mát hay bình, có tác dụng thanh nhiệt tiêu độc, sát trùng

Hóa hương: cây thuốc diệt sâu bọ

Lá được dùng diệt sâu bọ, làm thuốc duốc cá và chữa bệnh ngoài da. Quả và vỏ cây được dùng trong việc nhuộm vải.