- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Bách bộ: cây thuốc chữa bệnh hô hấp
Bách bộ: cây thuốc chữa bệnh hô hấp
Cắt bỏ rễ con, rửa sạch, nhúng trong nước sôi, hoặc đồ vừa chín. Loại nhỏ để nguyên, loại to bổ dọc dài, phơi nắng hoặc sấy khô.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Bách bộ, Củ ba mươi, Củ rận trâu, Dây dẹt ác - Stemona tuberosa Lour thuộc họ Bách bộ - Stemonaceae.
Mô tả
Dây leo có thân mảnh, nhẵn, dài đến 6-8m, ở gốc có nhiều rễ củ mọc thành chùm, 10 - 20 hoặc 30 củ (Củ ba mươi), có khi tới gần một trăm củ, dài 15 - 20cm, rộng 1,5 - 2cm. Lá mọc đối hay so le, giống lá Củ nâu, nhưng đặc biệt có hệ gân ngang dày song song với các gân chính hình cung, dài 10 - 15cm, rộng 4mm, mặt ngoài màu vàng lục, mặt trong màu đỏ tươi, có mùi thối; 4 nhị dài 4 - 5cm. Quả nang chứa nhiều hạt.
Cây ra hoa tháng 3 - 6 có quả tháng 6 - 8.
Bộ phận dùng
Rễ củ - Radix Stemonae, thường được gọi là Bách bộ.
Nơi sống và thu hái
Cây của vùng Ấn Độ, Malaixia, mọc hoang ở vùng đồi núi, trên sườn núi, ven suối. Có thể thu hoạch củ vào mùa xuân hoặc mùa thu. Cắt bỏ rễ con, rửa sạch, nhúng trong nước sôi, hoặc đồ vừa chín. Loại nhỏ để nguyên, loại to bổ dọc dài, phơi nắng hoặc sấy khô.
Thành phần hoá học
Trong rễ củ có các alcaloid, chủ yếu là stemonin, tuberostemonin, isotuberostemonin, hypotuberostemonin, oxytuberostemonin, stemin, stenin; glucid 2,3%, lipid 0,83%; protid 9,0%; acid hữu cơ (citric, formic, malic, suecinic...).
Tính vị, tác dụng
Củ có vị đắng, tính hơi ấm, hơi có độc, có tác dụng nhuận phế, sát trùng, diệt sâu, trừ ngứa. Người ta đã biết intemonin có tác dụng làm giảm tính chất hưng phấn của trung khu hô hấp của động vật, có tác dụng ức chế phản xạ của ho, còn làm cho giun bị tê liệt, làm chết rận rệp và có bệnh lỵ, bệnh phó thương hàn.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng trị: 1. Viêm khí quản, lao phổi, ho gà; 2. lỵ amip; 3. Bệnh giun móc, giun đũa, giun kim; 4. Tình trạng ngứa ngáy da, eczema, viêm da. Còn dùng diệt bọ chét, rệp, chấy rận và sâu bọ.
Ngày dùng 4 - 12g, dạng thuốc sắc, thuốc viên hay thuốc bột, uống liều 4 - 6 ngày. Dùng ngoài, ngâm trong cồn, đun sôi trong nước, hoặc nấu cao để bôi, hay nghiền bột mà dùng.
Đơn thuốc
Hen khí quản: Bách bộ, Tử uyển, nhân hạt Mơ, mỗi vị 10g, Bối mẫu 6g, sắc uống.
Ho gà: Bách bộ, Hạ khô thảo, mỗi vị 10g sắc uống.
Tẩy giun kim: Bách bộ nấu nước thụt.
Ghi chú: Người tì vị hư yếu không dùng. Dùng nhiều sẽ gây ngộ độc. Giải độc bằng nước ép Gừng tươi hoặc thêm một ít giấm ăn.
Bài viết cùng chuyên mục
Cà ba thuỳ: dùng trị bệnh lao
Ở Ấn Độ, rễ và chồi lá dùng trị bệnh lao dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hay thuốc dẻo ngọt; quả và hoa trị ho, nước sắc cây trị viêm phế quản mạn tính.
Ba gạc Cuba, cây thuốc chữa sốt rét
Dạng cao chiết thô từ vỏ rễ R tetraphylla di thực vào Việt Nam có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt và kéo dài, ngoài ra còn có tác dụng an thần, thu nhỏ đồng tử
Bưởi: trị đờm kết đọng
Vỏ quả Bưởi gọi là Cam phao, vị đắng cay, tính không độc, thông lợi, trừ đờm táo thấp, hoà huyết, giảm đau, trị tràng phong, tiêu phù thũng.
Chẹo bông: nhựa quả vỏ sử dụng trong y học dân gian
Ở nước ta cũng như ở Ân Độ, người ta dùng vỏ để duốc cá, Ở Ấn Độ, nhựa quả vỏ cũng được sử dụng trong y học dân gian
Cà trời: hạt để trị đau răng
Dùng ngoài, người ta lấy rễ nấu tắm trị sốt về đêm và dùng đắp trị ghẻ, các vết đứt, vết thương, dao chém và đau bìu dái
Bạc lá: cây thuốc làm trà uống
Cây gỗ cao khoảng 13m, có nhánh sần sùi với nhiều vết sẹo lá sít nhau, Lá cụm 3, 8 cái ở ngọn các nhánh, nguyên hình trái xoan hay ngọn giáo, nhọn thành mũi mảnh ở đỉnh.
Nghể bào: trị rắn độc cắn
Lá có phiến xoan thon, dài 5 đến 8cm, rộng 3 đến 5cm, gốc tròn rồi từ từ hẹp trên cuống, chóp nhọn, có lông mịn, mép có rìa lông.
Đuôi trâu, cây thuốc đắp chữa rắn cắn
Đồng bào dân tộc Dao dùng vỏ cây nấu nước gội đầu và dùng lớp vỏ nhớt nhai nuốt nước; lấy bã đắp chữa rắn cắn
Bèo cái: uống chữa mẩn ngứa
Loài liên nhiệt đới, sống trôi nổi trong các ao hồ, sinh sản sinh dưỡng mạnh bằng cách mọc nhánh ngang và nẩy chồi thành cây mới.
Muồng Java, thanh nhiệt giải độc
Quả ăn với trầu, nhưng cũng gây ra những rối loạn như bị say rượu, Trung Quốc, người ta dùng quả trị đau dạ dày, sốt rét, cảm mạo, sởi, thuỷ đậu, bị tiểu tiện
Mạc tâm, chữa kiết lỵ
Cây mọc ở đất ẩm, dựa nước ở các tỉnh phía nam và Đồng Nai, Sông Bé đến Đồng Tháp, An Giang, Dân gian dùng vỏ thân sắc uống chữa kiết lỵ, quả nấu nước rửa vết thương
Hoa phấn, cây thuốc tiêu viêm
Rễ củ Hoa phấn có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, hoạt huyết tán ứ, Ở Ân Độ người ta cho rằng rễ kích dục, lọc máu
Phục linh: thuốc lợi tiểu chữa thủy thũng
Được dùng làm thuốc bổ, thuốc lợi tiểu, chữa thủy thũng, đầy trướng, ỉa chảy, tỳ hư ít ăn, còn dùng làm thuốc trấn tĩnh, an thần phách, chữa các chứng sợ lửa, mất ngủ, di tinh
Móng bò trở xanh: trị bệnh sốt
Cây mọc ở các rừng thưa có cây họ Dầu ở vùng thấp, ở những nơi không quá khô, gặp nhiều ở núi đá vôi, từ Hoà Bình qua Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên-Huế tới Ninh Bình, Bình Thuận.
Huyệt khuynh tía: thuốc chữa đau mắt
Dân gian dùng toàn cây hay cành lá nấu nước xông chữa đau mắt. Có tác giả cho biết cụm hoa lợi tiểu, làm ra mô hôi.
Giác đế, cây thuốc giải độc trừ ban đậu sởi
Rễ có màu đen, thịt màu vàng, nhưng khi ra ngoài không khí lại có màu đen, Dân gian dùng nó làm thuốc giải độc trừ ban trái, đậu sởi
Guột, cây thuốc thanh nhiệt lợi niệu
Cây của miền nhiệt đới và á nhiệt đới, thường mọc ở vùng đồi núi Bắc bộ và Trung Bộ của nước ta, Thu hái toàn cây quanh năm, rửa sạch
Mặt quỷ: chữa đau bụng
Ở Trung Quốc, theo Hải Nam thực vật chí, cả cây bỏ rễ chữa sốt, ho, cầm máu, trị đau dạ dày, viêm gan cấp, ngoại thương chảy máu, còn dùng trị đau lưng, tê thấp.
Đơn lưỡi hổ, cây thuốc chữa ho cầm máu
Tính vị, tác dụng, Đơn lưỡi hổ có vị ngọt, tính bình, Lá nhuận phế, chống ho, Hoa cầm máu
Chòi mòi tía: dùng trị ban nóng lưỡi đóng rêu
Rễ chòi mòi tía được dùng trị ban nóng, lưỡi đóng rêu, đàn bà kinh nguyệt không đều, ngực bụng đau có hòn cục, đàn ông cước khí, thấp tê
Quyết trăng non ba lá: cây thường dùng trị đòn ngã
Cây mọc rất phổ biến, hầu như ở rừng thứ sinh nào cũng gặp, từ nơi có độ che bóng cao đến ven rừng nơi có nhiều ánh nắng, ở khắp nước ta
Cà pháo: chữa đau răng, viêm lợi
Quả Cà xanh có thể luộc ăn, làm nộm, ăn xào. Quả già dùng muối xổi để ăn dần; nếu muối mặn để được hằng năm, ăn dòn như nổ trong miệng
Bồng nga truật, chữa loét aptơ miệng khô
Trong y học cổ truyền Thái Lan, người ta dùng củ làm thuốc chữa các bệnh về mồm miệng như loét aptơ, miệng khô và làm thuốc lợi tiểu
Chanh rừng: dùng để chế loại nước uống tăng lực
Cây của Việt Nam và Campuchia, thường gặp trong rừng rậm ở Campuchia và trên đất cát nghèo ở Việt Nam tại tỉnh Đồng Nai và ra tới Côn Đảo.
Câu đằng lá thon: trị trẻ em sốt cao
Móc câu trị trẻ em sốt cao, ngất lịm, co giật, trẻ em khóc đêm, phong nhiệt đau đầu, bệnh cao huyết áp, đau đầu do thần kinh