- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Bách bệnh, cây thuốc chữa huyết kém
Bách bệnh, cây thuốc chữa huyết kém
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Bách bệnh, Bá bệnh hay Mật thơm - Eurycoma longifolia jack subsp longifolia, thuộc họ Thanh thất -Sinaroubaceae.
Mô tả
Cây nhỡ, cao 2 - 8m, có lông ở nhiều bộ phận. Lá kép gồm 10 - 36 đôi lá chét, không cuống, mọc đối, mặt trên xanh bóng, mặt dưới trắng xoá; cuống lá màu nâu đỏ. Cụm hoa hình chùm kép hoặc chùm tán mọc ở ngọn, cuống có lông màu gỉ sắt. Hoa màu đỏ nâu. Quả hình trứng, hơi dẹt, có rãnh giữa, khi chín màu vàng đỏ, chứa một hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn. Mùa hoa quả tháng 3 đến tháng 11.
Bộ phận dùng
Toàn cây, chủ yếu là rễ - Herba Radix Eurycomae.
Nơi sống và thu hái
Cây của vùng Ân Độ - Mailaixia, mọc hoang ở vùng núi, trong các rừng thưa, dưới tán các cây gỗ lớn. Phổ biến nhất là miền Trung và các tỉnh Tây Nguyên. Có thể thu hái rễ quanh năm, phơi khô hay sấy khô.
Thành phần hoá học
Vỏ Bách bệnh ở miền Đông Nam Bộ Việt Nam đã được phân tích thành phần hoá học vào năm 1964. Người ta đã chiết được một hydro -xyceton, b-sitosterol, campesterol, hai chất đắng là curycomalacton và 2,6 dimetoxybenzoquinon (một sắc tố màu vàng) Eurycomalacton có vị đắng. Trong hạt có dầu béo màu vàng nhạt.
Tính vị, tác dụng
Trong Y học cổ truyền, người ta dùng rễ thái nhỏ tẩm rượu sao, cho là có vị đắng, tính mát.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Cây chữa được nhiều chứng bệnh (nên có tên là Bách - Nghĩa là 100). Rễ thường dùng nhất là để chữa khí hư, huyết kém, ăn uống không tiêu, trong ngực có cục tích, gân đờ, xương yếu, chân tay tê đau, nôn mửa, tả lỵ; còn dùng chữa tứ thời cảm mạo. Nhân dân thường dùng rễ chữa sốt, sốt rét, chữa ngộ độc và say rượu; cũng dùng tẩy giun.
Vỏ thân làm thuốc bổ, chữa ăn uống không tiêu, nôn, đầy, ỉa chảy, gần như vị Hậu phác và còn được dùng giải độc do tích rượu. Vỏ cùng với rễ dùng chữa nhức mỏi, đau lưng, đau bụng kinh của phụ nữ. Quả dùng chữa lỵ và ỉa chảy. Quả chín ăn được. Lá dùng nấu nước tắm trị ghẻ, lở ngứa. Ngày dùng 8 - 16g rễ, vỏ thân sắc uống hoặc phơi khô tán bột ngâm rượu uống hoặc làm thành viên uống. Ngày dùng 4 - 6g. Phụ nữ có thai không dùng.
Bài viết cùng chuyên mục
Phong quỳ bò: chữa viêm họng sưng amygdal
Được dùng ở Trung Quốc Vân Nam trị Viêm họng, sưng amygdal, viêm gan, viêm túi mật, đau dạ dày, lỵ, thiên đầu thống, bế kinh, đái ra máu, lâm chứng, rắn cắn
Chó đẻ dáng đẹp: làm thuốc giảm sốt cho trẻ em
Trong y học cổ truyền của Thái Lan, người ta dùng lá khô làm thuốc giảm sốt cho trẻ em, còn dùng lá tươi đắp ngoài trị loét aptơ và apxe.
Đậu tương, cây thuốc bổ dưỡng
Thường dùng làm thức ăn để bồi bổ cơ thể, nhất là đối với trẻ em, người bị bệnh đái đường, người làm việc quá sức, thiếu khoáng và làm việc trí óc, người mới ốm dậy
Mao lương Quảng Đông: giải độc, tiêu viêm
Dùng ngoài, nghiền cây tươi làm thành viên như hạt đậu và đắp vào chỗ huyệt châm cứu và khi thấy da nóng như muốn phồng lên thì lấy thuốc ra.
Mò răng cưa, thanh nhiệt giải độc
Vị đắng cay, tính mát, có ít độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ sốt rét, làm liền xương, khư phong trừ thấp, tránh thai. Đây là một trong số ít cây thuốc có tác dụng kháng histamin
Đơn trắng, cây thuốc cầm ỉa chảy và lỵ
Được dùng chữa thận suy, lưng xương đau mỏi, yếu gân, điều hoà kinh nguyệt, lại trị bạch đới, lỵ, Cũng dùng làm cho mát mẻ bào thai và giải nóng ho
Côi: cây thuốc chữa bệnh đau dạ dày
Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và nhiều nước châu Á, Châu Đại dương nhiệt đới ở biển, Ở nước ta, cây mọc ở vùng biển, gần các rừng ngập mặn từ Bắc đến Vũng Tàu, Côn Đảo
Ngô: trị xơ gan cổ trướng
Râu Ngô làm tăng bài tiết nước tiểu, tăng sự bài tiết của mật, làm nước mật lỏng ra, tỷ trọng nước mật giảm, lượng protrombin trong máu tăng
Cỏ may: cây thuốc chữa da vàng, mắt vàng
Chữa da vàng, mắt vàng, bệnh về gan, dùng 360g rễ Cỏ may thái nhỏ, sao vàng, sắc với nửa lít nước còn 250ml, chia 2 lần uống thay nước trà trong ngày, Uống liền trong 5 ngày
Lộc vừng: chữa đau bụng
Lá non và chồi non mà ta gọi là Lộc vừng có vị chát chát dùng ăn ghém với rau và các thức ăn khác. Vỏ thân thường dùng chữa đau bụng, sốt, ỉa chảy.
Mận: lợi tiêu hoá
Mận là loại cây ăn quả quen thuộc, được trồng rộng rãi ở nhiều vùng khí hậu khác nhau trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam . Quả mận có vị ngọt chua đặc trưng, giàu vitamin và khoáng chất, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Chàm dại: thuốc chữa lở loét chân tay
Chàm dại là một loại cây bụi nhỏ, thường cao khoảng 2 mét. Cây có nhiều cành nhánh, lá kép lông chim. Hoa chàm dại có màu tím nhạt hoặc hồng, mọc thành chùm ở đầu cành. Quả là những quả đậu nhỏ, hình trụ, chứa nhiều hạt.
Giáng hương ấn: cây thuốc ỉa chảy mạn tính
Dùng uống trong trường hợp ỉa chảy mạn tính, xuất huyết, bạch đới, lậu và dùng trám răng, ở Malaixia, dùng chữa đau dạ dày, tim hồi hộp.
Mồng tơi núi, cây thuốc
Hoa dài 2cm, màu trắng, không cuống; lá bắc thon, có lông nhung; ðài hình nón, có 5 lá đài hình trái xoan; tràng hợp dính một ít, có 5 thùy trắng, thon, có màng
Hoàng tinh hoa đỏ, cây thuốc bổ trung ích khí
Là vị thuốc bổ được dùng chữa các chứng hư tổn, suy nhược, chứng mệt mỏi, Còn được dùng chữa bệnh tăng huyết áp
Mã tiền cành vuông, cây thuốc
Hoa nhỏ màu trắng hay màu vàng nhạt, lá đài 5, có lông, ống tràng ngắn, thường dài 3mm. Quả chín màu vàng cam, đường kính 2cm
Quế gân to: dùng chữa bụng lạnh ngực đau
Ở Vân Nam Trung Quốc, vỏ cây cũng được dùng chữa bụng lạnh ngực đau, nôn mửa ế ách, phong thấp tê đau, đòn ngã ứ trệ, huyết ứ trường phong.
Cầu qua nhám: trị đầy hơi và nhai trị sâu răng
Ở Ân Độ, rễ sắc uống trị đầy hơi và nhai trị sâu răng; dây và lá được dùng trị chóng mặt, thiếu mật và nhuận tràng dịu
Địa phu, cây thuốc thanh nhiệt lợi thấp
Quả có vị cay, đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khư phong trừ ngứa, trợ tim và lợi tiểu
Bìm bìm cảnh: tác dụng thanh nhiệt
Vị ngọt, tính hàn, hơi có độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu. Rễ củ và thân có vị đắng. Rễ và lá đều có tính sinh xanh tím.
Cau: chữa khó tiêu đầy trướng bụng
Cây cau là một loại cây thân gỗ cao trung bình, có thể đạt tới 20m. Thân cây thẳng đứng, có nhiều đốt. Lá cau mọc tập trung ở đỉnh thân, lá chét xếp đều, hình lông chim. Hoa cau mọc thành bông mo, quả cau hình trứng hoặc cầu, khi chín có màu vàng cam.
Chi hùng tròn tròn: rễ cây được dùng hãm uống trị sốt rét
Loài đặc hữu của Campuchia và Nam Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở rừng từ Phan rang vào Nam nhưng số lượng không nhiều.
Bạch thược, cây thuốc chữa đau nhức
Củ Thược dược hoa trắng. Radix Paeoniae Alba, thường gọi là Bạch thược, Củ Thược dược hoa đỏ Radix Paeoniae Rubra, thường gọi là Xích thược
Mè đất mềm: nhuận phế làm ngừng ho
Ở Trung Quốc cây được dùng trị cảm mạo phát sốt, ho gà, lạc huyết, đau ngực, ho do viêm khí quản, trẻ em cam tích. Dùng ngoài trị mụn lở, viêm tuyến vú, đòn ngã sưng đau.
Guột, cây thuốc thanh nhiệt lợi niệu
Cây của miền nhiệt đới và á nhiệt đới, thường mọc ở vùng đồi núi Bắc bộ và Trung Bộ của nước ta, Thu hái toàn cây quanh năm, rửa sạch