Bắc sa sâm: cây thuốc chữa viêm hô hấp

2017-10-26 12:33 PM
Cụm hoa hình tán kép mọc ở ngọn thân, cuống tán màu tím, có lông mịn, mỗi tán có 15, 20 hoa nhỏ màu trắng ngà.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bắc sa sâm, Sa sâm bắc - Glehnia littoralis Fr. - Schmidt. ex Miq., thuộc họ Hoa tán - Apiaceae.

Mô tả

Cây thảo sống nhiều năm cao 20 - 40cm. Rễ mọc thẳng, hình trụ dài và nhỏ, dài đến 20 - 30cm, đường kính 5 - 8mm, màu trắng ngà. Lá kép lông chim 1 - 2 lần, mọc so le, lá chét hình trứng, mép có răng cưa, cuống lá dài 10 - 12cm, có bẹ ôm thân, màu tím, có lông mịn. Cụm hoa hình tán kép mọc ở ngọn thân; cuống tán màu tím, có lông mịn, mỗi tán có 15 - 20 hoa nhỏ màu trắng ngà. Quả bế đôi, hạt hình bán cầu, màu vàng nâu.

Ra hoa tháng 4 - 5; có quả tháng 6 - 8.

Bộ phận dùng

Rễ - Radix Glehniae, thường gọi là Bắc sa sâm.

Nơi sống và thu hái

Cây được mang từ Trung Quốc vào trồng ở nước ta, thích nghi với độ cao 1000 - 1500m so với mặt biển, với nhiệt độ trung bình 18 - 200, lượng mưa cả năm 2000mm. Cây ưa đất cát pha, nhiều mùn, ẩm. Trồng bằng hạt gieo vào cuối mùa đông hay đầu mùa xuân. Sau khi trồng 1 - 2 năm thì có thể thu hoạch rễ. Đào rễ vào mùa thu khi lá cây điểm vàng. Rửa sạch đất, phân loại rễ to, nhỏ rồi ngâm rễ vào nước sôi vài phút. Vớt ra ngay, bóc vỏ được dễ là vừa. Khi rễ ráo nước thì cần bóc vỏ ngay, đem rải rễ cho thẳng, phơi nắng hoặc sấy cho khô. Để bảo quản, cần sấy qua diêm sinh rồi cất trữ.

Thành phần hoá học

Rễ chứa chất dưỡng, tanin, ít chất béo. Đã tách được các chất imperatorin, psoralen, oosthenol-7-b- gentiobioside.

Tính vị, tác dụng

Vị ngọt, hơi đắng, tính hơi lạnh; có tác dụng dưỡng âm thanh phế, tả hoả, chỉ thấu, ích vị sinh tân.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường dùng chữa: 1. Viêm phế quản mạn tính, ho, ho khan; 2. Bệnh nhiệt bao tân dịch, gầy róc, lưỡi khô, khát nước. Dùng 10-15g dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.

Đơn thuốc

Chữa bệnh hư lao thổ huyết hay nóng âm gầy khô, phổi yếu, tim đập không đều, mạch nhanh và nhỏ yếu, khó thở thổn thức: Sa sâm và Mạch môn, mỗi vị 20g sắc uống.

Chữa viêm phế quản mạn tính, ho, khó thở: Sa sâm 30g, Cỏ tóc tiên 10g, Cam thảo 6g sắc uống.

Ghi chú: Không dùng với Veratrum nigrum.

Bài viết cùng chuyên mục

Đuôi chồn màu: cây thuốc chống độc

Cây được xem như chống độc, dùng trị rắn cắn, Ở Trung Quốc, người ta sử dụng rễ cây xem như có tác dụng mát gan, yên tim, giúp tiêu hoá, giảm đau.

Quế: chữa đau bụng ỉa chảy

Chữa đau dạ dày và đau bụng, ỉa chảy, choáng, cảm lạnh, buốt các ngón tay chân, ho hen, đau khớp và đau lưng, bế kinh, thống kinh, huyết áp cao, tê cóng

Cải đồng: làm dễ tiêu hoá

Cải đồng có vị đắng, tính mát, có tác dụng làm dịu và sát trùng, còn có tác dụng làm dễ tiêu hoá, khai thông ách tắc.

Hắc xà: cây thuốc giải độc

Cây có vẻ đẹp độc đáo với những chiếc lá xẻ lông chim, thân rễ phủ đầy vảy màu nâu đen bóng loáng, tạo nên hình ảnh giống như những chiếc vảy của con rắn.

Mua nhiều hoa: làm thuốc thông tiểu

Rễ, lá được dùng ở Vân Nam Trung Quốc trị ăn uống không tiêu, lỵ, viêm ruột, viêm gan, nôn ra máu, dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương, ngoại thương xuất huyết.

Gùi da, cây thuốc trị bệnh lậu

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Quả ăn được, có thể là do áo hạt, Rễ đun sôi làm thành thuốc uống trị bệnh lậu

Hàm ếch, cây thuốc thanh nhiệt lợi niệu

Tính vị, tác dụng, Vị ngọt, cay, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, giải độc tiêu thũng

Khồm, thuốc trị trướng bụng

Lá dùng làm rau gia vị ăn sống hay luộc chín ăn, Cũng dùng pha nước uống thay chè, Ở Ân độ, hạt trị trướng bụng, nấc, buồn nôn và đau ở bàng quang

Chàm mèo: chữa đơn lở nổi bọng nước đau nhức

Chàm mèo và Thanh đại có vị đắng nhạt. tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát máu, tiêu ban mẩn, sưng viêm và cầm máu.

Đuôi chồn tóc: cây thuốc tiêu viêm cầm máu

Ở Malaixia và Ân Độ, rễ sắc nước uống dùng trị ỉa chảy, Cũng được sử dụng để trục giun và dùng cho trẻ em bị đầy hơi và phụ nữ sau khi sinh.

Ngải đắng, lợi tiêu hóa

Vị đắng, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng bổ, lợi tiêu hóa, hạ nhiệt, làm dịu đau, chống ho, trừ giun và điều kinh. Hoa có tác dụng trị giun và bổ

Mua thấp: thanh nhiệt giải độc

Dân gian còn dùng lá giã nhỏ lẫn ít nước tiểu, gói nướng nóng đắp vào chỗ đau do bị thương gẫy chân tay, cũng còn dùng làm thuốc chữa thấp khớp; lá dùng đắp chữa đinh tay.

Cam núi: trừ phong thấp

Từ lâu, rễ Cam núi đã được sử dụng ở Ân Độ như thuốc trị lỵ, điều kinh và dùng trong sự suy yếu do thể trạng và dưỡng sức sau cơn sốt.

Cáng lò: dùng trị cảm mạo

Cây cáng lò là một loài cây gỗ nhỏ có giá trị kinh tế và dược liệu. Với những đặc điểm sinh thái và thành phần hóa học đặc trưng, cây cáng lò đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Cối xay: cây thuốc thanh nhiệt giải độc long đờm

Cối xay có vị hơi ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, long đờm và lợi tiểu, lá có nhiều chất nhầy dịu kích thích.

Nhót Loureiro: cây thuốc có tác dụng trừ ho chống hen

Dùng ngoài trị bệnh nấm ecpet mọc vòng, trĩ nhức nhối, đòn ngã bầm giập, nghiền quả thành bột và đắp vào chỗ đau hoặc nấu nước để xông và rửa

Móng rồng: lá dùng trị dịch tả

Loài của Ân Độ, Campuchia tới Philippin. Cây mọc hoang ở Lai Châu, Lào Cai tới Ninh Bình. Thường được trồng làm cây cảnh vì hoa rất thơm, mùi dịu.

Cang: giúp tiêu hoá tốt

Cây mọc ở ruộng, hồ, rạch tĩnh khắp nước ta, từ vùng thấp đến vùng cao. Cũng phân bố ở nhiều nước nhiệt đới châu Á

Cải rừng bò: thanh nhiệt giải độc

Vị nhạt, cay, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ tiêu sưng, rút mủ lên da, làm trong phổi, khỏi ho.

Chóc: dùng trị nôn mửa ở phụ nữ có thai

Thường dùng trị nôn mửa ở phụ nữ có thai, nôn mửa trong trường hợp viêm dạ dày mạn tính, chữa ho, hen suyễn nhiều đờm, họng viêm có mủ, đau đầu hoa mắt.

Mã tiền hoa nách, rễ làm thuốc

Cây của rừng, rừng thưa, lùm bụi, dọc theo các suối từ vùng thấp tới vùng cao 2000m từ Lai Châu, Lào Cai đến các tỉnh Tây Nguyên, Kontum, Lâm Đồng và An Giang

Ba kích: cây thuốc chữa phong thấp

Nước sắc Ba kích làm tăng sức dẻo dai, tăng cường sức đề kháng chung cho cơ thể, chống viêm, làm tăng sự co bóp của ruột và giảm huyết áp.

Quyết vòi voi: cây thuốc uống hạ sốt

Lá cao 60cm, cuống có vẩy ở gốc, phiến mang lá chét mỏng, dài 0 đến 12cm, mép có răng, gân phụ làm thành ổ hai bên

Ngót nghẻo: trị các bệnh về da

Nó có tính kích thích dạ dày ruột nên có thể gây nôn và xổ, nước chiết củ có tính kháng khuẩn đối với Staphylococcus aureus.

Cà dại hoa trắng: tác dụng hoạt huyết

Dùng ngoài trị đinh nhọt và viêm mủ da, giã lá tươi và đắp vào chỗ đau. Người bị bệnh tăng nhãn áp không dùng.