- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Bạc hà cay: cây thuốc lợi tiêu hóa
Bạc hà cay: cây thuốc lợi tiêu hóa
Cũng được dùng như Bạc hà. Bạc hà cay dùng làm thuốc lợi tiêu hoá, chống co thắt ruột, trướng bụng, vàng da, sỏi mật. Dùng xông chữa cảm cúm và đau họng.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Bạc hà cay - Mentha x piperita L., thuộc họ Hoa môi- Lamiaceae.
Mô tả
Bạc hà cay được sử dụng là một loài lai giữa Mentha aquatica L và M. spicata L.
Thân vuông cao 40 - 80cm, thường có màu tím. Lá mọc đối, hình trái xoan - nhọn; mảnh, ít lông, dài 4 - 8cm, rộng 1,5 - 2,5cm, màu lục tới lục - đo đỏ, mép có răng thô. Hoa xếp thành vòng tụ họp thành bông dày đặc ở ngọn thân, mỗi hoa dài cỡ 8mm, hơi có hai môi, tràng hoa màu tía hay hồng đỏ. Có nhiều chủng được trồng khác nhau bởi màu sắc lá thân, bởi mùi vị của tinh dầu, như Bạc hà trắng (var. officinalis Sole. f. pallescens Camus), Bạc hà đen (var. officinalis Sole f. rubescens Mitcham).
Bộ phận dùng
Phần cây trên mặt đất - Herba Menthae Piperitae; người ta cũng dùng lá và tinh dầu.
Nơi sống và thu hái: Loài được nhập từ Pháp và Liên Xô (cũ), Đức từ những năm 1956 - 1962 vào nước ta. Nhân giống bằng các đoạn thân cành, nhất là các thân ngầm. Sau 2 - 3 tháng đã có thể thu hái, năng suất hàng năm trên một ha là 14,4 - 19,2 tấn, cho hàm lượng tinh dầu 0,16 - 0,30% và hàm lượng menthol là 30 - 48%. Có thể thu hái mỗi năm hai kỳ, kể từ khi cây băt đầu phân nhánh hoặc băt đầu ra hoa. Phơi nhẹ ở nhiệt độ dưới 350C trong râm càng tốt. Ở nước ta, Bạc hà cay cho năng suất tinh dầu chưa cao nên chưa được phát triển.
Thành phần hoá học
Lá chứa nhiều hợp chất ílavonoid (heterosid của flavon), triterpen, carotenoid. Tinh dầu chiếm đến 1 - 3% trọng lượng khô. Thành phần tinh dầu thay đổi tuỳ theo nhiều yếu tố: di truyền, thời vụ trồng, cách trồng, điều kiện khí hậu. Các thành phần chính là: menthol (30 - 50%), menthon (20 - 35%), acetat menthyl (4 - 10%), menthofuran (2 - 10%) + isomenthon + pulegon,- piperiton, neomenthol, octan 3 ol và nhiều carbur. Tính vị, tác dụng: Bạc hà cay có vị cay, mùi thơm tính ấm. Tinh dầu Bạc hà cay có mùi thơm mát, không hăc như tinh dầu Bạc hà. Có tác dụng sát trùng, làm dịu và chống co thăt nhất là đối với ống tiêu hoá. Nó kích thích sự tiết các dịch tiêu hoá, nhất là mật, cũng có tác dụng tiêu viêm.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Cũng được dùng như Bạc hà. Bạc hà cay dùng làm thuốc lợi tiêu hoá, chống co thắt ruột, trướng bụng, vàng da, sỏi mật. Dùng xông chữa cảm cúm và đau họng. Tinh dầu của nó dùng làm hương liệu trong công nghiệp dược phẩm và các chế phẩm có liên quan (thuốc đánh răng) công nghiệp thực phẩm, nước uống, mứt kẹo, thuốc lá, hương liệu. Menthol cũng dùng như tinh dầu để làm hương liệu. Trong y học, Menthol tham gia vào loại kem chống ngứa và trong các sản phẩm vệ sinh cho cơ thể.
Bài viết cùng chuyên mục
Ngải chân vịt, tác dụng hoạt huyết
Vị ngọt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu sưng phù
Cầm mộc: chữa lở ngứa
Gốc ở Trung Mỹ, được nhập trồng ở Hà Tây, Hà Nội. Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ làm cây cảnh vì dáng cây, hoa đẹp và rất thơm
Lọ nồi, thuốc trị bệnh ngoài da
Người ta cũng dùng hạt chứa dầu mà người ta gọi là dầu Đại phong tử thật, Dầu này dùng trị bệnh phong hủi và các bệnh ngoài da khác
Keo ta, thuốc đắp mụn nhọt
Lá rất dịu, đem luộc chín dùng đắp mụn nhọt, còn nước thì dùng rửa, Quả dùng nấu nước gội đầu, Hạt dùng để tẩy giun đũa
Nấm đỏ, làm bả diệt ruồi
Nấm gây ngộ độc mạnh với ảo giác và rối loạn gan, nhưng cũng thường không chết người. Nhân dân dùng nấm này để làm bả diệt ruồi
Keo đẹp: thuốc long đờm
Cây Keo đẹp (tên khoa học là Acacia concinna) thuộc họ Đậu (Fabaceae) là một loại cây nhỡ leo, thường gặp ở chỗ sáng và bìa rừng của nhiều kiểu rừng, tới độ cao 1400m.
Chàm: chữa tưa lưỡi lở mồm
Ấn Độ người ta dùng dịch lá dự phòng chứng sợ nước, dùng ngoài bó gãy chân và ép lấy nước lấy dịch trộn với mật chữa tưa lưỡi, lở mồm, viêm lợi chảy máu
Muỗm leo, chữa bệnh eczema
Loài của Trung Quốc, Inđônêxia và Việt Nam. Cây mọc ở rừng Bắc Thái, Hoà B́nh, Hà Tây, Hà Bắc, Ninh Bình
Nhục đậu khấu: dùng làm thuốc trị lỵ ỉa chảy
Được dùng làm thuốc và dùng trong thuốc tễ dẻo ngọt trị lỵ, ỉa chảy mất trương lực, đau dạ dày, đầy hơi, buồn nôn, mửa, suy mòn, sốt rét, thấp khớp, đau thần kinh toạ
Hy thiêm: thuốc trị phong thấp
Thường dùng trị phong thấp, tê bại nửa người, đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt lở ngứa, rắn cắn, ong đốt.
Kim ngân: thuốc trị mụn nhọt
Kim ngân có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Cây có tác dụng hạ nhiệt, lợi tiêu hoá và chống lỵ.
Nấm dai, nấu nước làm canh
Nấm thường được dùng xào ăn hay nấu canh. Khi nấm còn non ăn mềm, ngọt. Khi nấm già thì ăn dai nên thường chỉ nấu lấy nước làm canh ăn
Nàng nàng: hành huyết trục ứ
Do mặt dưới lá cũng bạc tương tự như lá Bạc thau nên có nơi gọi là Bạc thau cây và cũng dùng nó chữa bệnh bạch đới, khí hư.
Long kên, thuốc băng bó vết thương
Cây nhỡ cao 3m, hoàn toàn nhẵn. Lá dai, xoan tù ở gốc, nhọn mũi và có mũi cứng ở đầu, với mép gập xuống dưới, dài 4 đến 5cm, rộng 18 đến 22mm
Bắt ruồi: cây thuốc trừ ho
Lá xếp thành hình hoa thị ở gốc sát đất; phiến lá dài 12mm, rộng 4mm, mặt lá phủ dầy lông tuyến để hút sâu bọ.
Nhãn mọi cánh: làm thuốc trị ỉa chảy và lỵ
Cây gỗ lớn cao tới 25m; nhánh có lông xám. Lá kép lông chim lẻ, có cuống chung có lông mịn, gần như có cánh ở gốc.
Nguyệt quới: đắp vết thương và vết đứt
Ở Ấn Độ, người ta dùng vỏ rễ nghiền ra để ăn và sát lên những chỗ đau của cơ thể, bột lá dùng đắp vết thương và vết đứt.
Bù dẻ lá lớn: trừ phong thấp
Rễ có vị cay, đắng, tính bình; có tác dụng trừ phong thấp, bổ gân cốt. Lá có vị nhạt, hơi thơm, tính bình; có tác dụng tán ứ tiêu thũng, ngừng ho.
Hàn the ba hoa, cây thuốc thanh nhiệt lợi thấp
Vị đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, điều kinh chỉ thống, Lá lợi sữa, cầm ỉa chảy và lỵ, tiêu viêm tiêu sưng
Pison hoa tán: dùng trị băng huyết
Lá được dùng trị băng huyết, thường lấy lá tươi đâm lấy nước, cho thêm tí muối uống, trị đái đường, dùng lá tươi giã ra lấy nước thêm 2 chỉ Châu sa để uống
Phòng phong nam: dùng trị đau phong thấp đau dạ dày
Cây được dùng trị đau phong thấp, đau dạ dày, tiêu hoá không bình thường, sán khí, trẻ em kinh phong, sốt rét, gân xương tê đau, đòn ngã tổn thương
Kháo lông nhung, thuốc chữa cảm gió
Gỗ tốt được dùng làm đồ dùng trong gia đình. Dầu hạt cùng được dùng trong công nghiệp, Người ta dùng vỏ cây, tinh dầu làm thuốc chữa cảm gió
Mẫu kinh, trị cảm cúm
Lá được dùng trị cảm cúm, sốt rét, viêm ruột, lỵ viêm đường niệu - sinh dục, eczema, viêm mủ da. Quả dùng trị ho, hen suyễn đau vùng thượng vị, rối loạn tiêu hoá, viêm ruột lỵ
Cỏ chè vè: dùng nấu nước để rửa vết thương
Cây dùng làm giấy, làm củi đun nấu gạch và lấy lá làm tranh lợp nhà chòi, thân cây dùng nấu nước để rửa vết thương do hổ, báo gây ra cho người.
Kê: thuốc chữa ho
Kê thuộc loại lương thực thường dùng trong nhân dân. Cũng được dùng làm thuốc chữa lậu nhiệt, ho nhiệt, ho khan.