Bấc: cây thuốc chữa mất ngủ

2017-10-24 03:00 PM

Cây mọc hoang dại ở những nơi ẩm lầy, gặp nhiều ở Nam Hà, Ninh Bình, Lâm Đồng, Cũng được trồng để lấy bấc và để làm thuốc.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bấc, Bấc lùng. Cỏ bấc đèn - Juncus effusus L., thuộc họ Bấc - Juncaceae.

Mô tả

Cây thảo sống lâu năm; thân tròn, cứng, mọc thành cụm dầy, cao độ 0,35 - 1,20m, đường kính thân 1,5 - 4mm; mặt ngoài màu xanh nhạt, có vạch dọc. Ruột thân (lõi) cấu tạo bởi các tế bào hình ngôi sao, để hở nhiều lỗ khuyết lớn. Lá bị giảm rất nhiều, chỉ còn bẹ ở gốc thân, màu hoe hoe hay nâu. Cụm hoa như ở cành thân; nhánh nhiều, mảnh. Hoa đều, lưỡng tính, màu xanh; bao hoa khô xác, gồm 6 phiến hẹp, nhọn; nhị 3; bầu 3 núm. Quả nang tròn, hơi dài hơn bao hoa; hạt nhỏ.

Hoa tháng 5 - 6; quả tháng 6 - 7.

Bộ phận dùng

Lõi thân hay ruột bấc - Medulla Junci; thường có tên là Đăng tâm thảo.

Nơi sống và thu hái

Cây mọc hoang dại ở những nơi ẩm lầy, gặp nhiều ở Nam Hà, Ninh Bình, Lâm Đồng. Cũng được trồng để lấy bấc và để làm thuốc. Vào tháng 9-10, cắt toàn cây về, rạch dọc thân để lấy lõi riêng ra, bó thành từng bó, phơi hay sấy khô tới độ ẩm dưới 10%. Có thể dùng nguyên sợi bấc hoặc làm thành bột. Muốn tán bột, tẩm bấc với nước cơm rồi phơi khô mới dễ tán. Sau đó cho vào nước, vớt bột nổi ở trên mà dùng.

Thành phần hoá học

Trong cây có araban, xylan, methyl pentosan, phlobaphen.

Tính vị, tác dụng

Vị ngọt, nhạt, tính hơi hàn; có tác dụng mát tim phổi, lợi tiểu tiện.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường dùng trị tâm phiền mất ngủ, sốt, tiểu tiện khó khăn, đái dắt, miệng lưỡi lở, viêm họng. Liều dùng 4 - 8 dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.

Đơn thuốc

Chữa tiểu tiện ít, phù thũng, kém ngủ: Đăng tâm 8g, nước 250ml. Đun sôi trong 15 phút, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Chữa tâm phiền, miệng khát: Bấc đèn 4g. Lá tre, Mạch môn mỗi vị 12g, sắc uống.

Chữa các chứng lậu, đái buốt, đái đục, đái ra máu: Cỏ bấc đèn, Rễ cỏ tranh, mỗi vị 8g, sắc uống.

Bài viết cùng chuyên mục

Mễ đoàn hoa, thư cân tiếp cốt

Được dùng làm thuốc hạ cơn sốt, trị đau dạ dày, ngoại thương xuất huyết, gãy xương kín, bệnh lở có mủ vàng

Muồng truổng: trị đau dạ dày

Nhân dân thường lấy lá về nấu ăn, lấy rễ hoặc vỏ thân, vỏ rễ chữa mẩn ngứa, lở loét, ghẻ. Ở Trung Quốc, người ta dùng rễ chữa viêm gan hoặc hoàng đản.

Mức hoa trắng nhỏ: rễ dùng trị lỵ

Ở Campuchia, lá được dùng trong Y học dân gian để trị rối loạn về tuần hoàn. Ở Peam Prus, người ta dùng các lá non chế nước uống trị ỉa chảy.

Chổi đực: dùng trị đau thấp khớp

Lá dùng đắp mụn nhọt để làm vỡ mủ, Người ta dùng lá giã ra lấy dịch để rửa các vết lở loét cũng dùng đắp trị viêm mắt

Cỏ cò ke: tinh dầu thơm

Cỏ cò ke, với tên khoa học Pycreus substramineus, là một loài cỏ thuộc họ Cói, nổi bật với thân rễ chứa tinh dầu thơm.

Cam: thanh nhiệt và lợi tiểu

Quả Cam có vị ngọt chua, tính mát; có tác dụng giải khát, sinh tâm dịch, mát phổi, tiêu đờm, thanh nhiệt và lợi tiểu

Câu đằng bóng: dùng chữa trẻ em sốt cao

Ở Trung Quốc, được dùng chữa trẻ em sốt cao, ngất lịm, co giật, trẻ em khóc đêm, phong nhiệt đau đầu, đòn ngã tổn thương

Chay Cúc phương: rễ dùng ăn trầu

Gỗ màu vàng nhạt, thớ mịn thường sử dụng đóng đồ. Quả ăn ngon và thơm. Rễ dùng ăn trầu như Chay Bắc bộ

Kinh giới phổ biến: thuốc trị cảm mạo

Ngọn và lá non dùng được làm rau ăn uống. Toàn cây được dùng ở Trung quốc làm thuốc trị cảm mạo và ăn uống không tiêu.

Chóc máu: chữa viêm khớp đau lưng mỏi bắp

Chóc máu là một loại cây thuốc quý có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế.

Cao căng lá nhỏ: trị bán thân bất toại

Thân rễ cũng được dùng thay Mạch môn trị ho kinh niên, tê thấp, bán thân bất toại, mệt mỏi, còi xương

Muồng ngủ: thanh can hoả

Hạt Muồng ngủ để tươi có vị nhạt, hơi đắng, có chất nhầy; sao qua thì có vị ngọt, đắng và mặn, tính hơi hàn, có tác dụng thanh can hoả, trừ phong nhiệt, ích thận, an thần, lợi tiểu, nhuận tràng.

Hoắc hương núi, cây thuốc trị ngoại cảm phong nhiệt

Có vị cay se, tính ấm, mùi thơm hắc, có tác dụng khư phong giải độc, thanh thử hoá thấp, hoà trung chống nôn, tiêu thũng giảm đau

Màng tang: tán phong hàn

Tính vị, tác dụng, Vị cay, đắng, tính ấm; có mùi thơm của sả; có tác dụng tán phong hàn, ôn trung hạ khí, trừ thấp giảm đau.

Mít tố nữ, hạ huyết áp

Khi rọc vỏ quả Mít theo chiều dọc, rồi rút cuống ra các múi mít dính vào cùi như một chum trái cây màu vàng. Cũng có loại Mít tố nữ có múi nhiều, ít xơ, lại có loại quả toàn là xơ

Cỏ dùi trống: chữa đau mắt nhức đầu

Cỏ dùi trống (Cốc tinh thảo) là một loại thảo dược quen thuộc trong y học cổ truyền Việt Nam. Với những đặc tính nổi bật như tán phong nhiệt, làm sáng mắt và sát trùng.

Móng bò lửa, thuốc chữa hậu sản

Loài khu trú ở Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Cây mọc leo lên các bờ bụi ven rừng, ven suối, có gặp ở rừng Than mọi tỉnh Lạng Sơn

Nhàu lông: làm săn da

Loài của các nước Đông Dương, Thái Lan, Ấn Độ, Mianma. Ở nước ta, cây thường mọc ở rừng thưa, rừng còi Tây Nguyên

Mồng tơi: thanh nhiệt giải độc

Mồng tơi thường được dùng làm thức ăn như rau cho người bị táo bón, người đi đái ít và đỏ, phụ nữ đẻ xong ít sữa. Dùng tươi giã đắp sưng đau vú.

Ổ chim: làm thuốc giảm đau

Tất cả các bộ phận của cây, sao lên và hãm uống được dùng trong y học dân tộc để làm thuốc giảm đau một số bệnh và nhất là đối với các bệnh đường hô hấp

Phèn đen: dùng trị lỵ viêm ruột ruột kết hạch

Rễ Phèn đen được dùng trị lỵ, viêm ruột, ruột kết hạch, viêm gan, viêm thận và trẻ em cam tích, lá thường dùng chữa sốt, lỵ, ỉa chảy, phù thũng, ứ huyết do đòn ngã

Nhót núi: cây thuốc dùng trị phong thấp đau nhức khớp xương

Rễ dùng trị phong thấp đau nhức khớp xương, đòn ngã ứ đau, thổ huyết, chó dại cắn. Lá dùng trị viêm nhánh khí quản mạn tính, hen phế quản, cảm mạo và ho

Mộc hương, kiện tỳ tiêu tích

Thường dùng trị mọi chứng đau, trúng khí độc bất tỉnh, tiểu tiện bế tắc, đau bụng, khó tiêu, trướng đầy, gây trung tiện, ngừng nôn mửa, tiết tả đi lỵ

Cốc đá: chế thuốc giảm sốt

Cây gỗ cao 10m, có lá rụng theo mùa; nhánh non màu xám xanh, lá dài 25cm, mang 5 đến 6 cặp lá chét xoan bầu dục, đầu tù, gốc không cân xứng, gân phụ 6 đến 10 cặp

Ké đầu ngựa, thuốc chữa phong hàn đau đầu

Ké đầu ngựa được dùng chữa phong hàn đau đầu, tay chân đau co rút, phong tê thấp, đau khớp, mũi chảy nước hôi, mày đày, lở ngứa, tràng nhạc