- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Ba kích: cây thuốc chữa phong thấp
Ba kích: cây thuốc chữa phong thấp
Nước sắc Ba kích làm tăng sức dẻo dai, tăng cường sức đề kháng chung cho cơ thể, chống viêm, làm tăng sự co bóp của ruột và giảm huyết áp.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Ba kích còn có tên là Dây ruột gà - Morinda officinalis How, thuộc họ Cà phê - Rubiaceae.
Mô tả
Dây leo, sống nhiều năm, thân non màu tím, có lông, sau nhẵn, cành non có cạnh. Lá mọc đối hình ngọn giáo hay bầu dục dài 6 - 14cm, rộng 2,5 - 6cm, lúc non có lông dài ở mặt dưới, sau đó ít lông và màu trắng mốc; lá kèm hình ống. Hoa nhỏ màu trắng, sau hơi vàng, mọc thành tán ở nách lá, đầu cành. Quả tròn, khi chín màu đỏ.
Hoa tháng 5 - 6, quả tháng 7 - 10. Bộ phận dùng: Rễ phơi hay sấy khô - Radix Morindae Offìcinalis, được gọi là Ba kích, Ba kích thiên.
Nơi sống và thu hái
Mọc hoang ở ven rừng thứ sinh, trung du và miền núi. Gặp nhiều ở Quảng Ninh, Hà Tây, Ninh Bình, Vĩnh Phú, Bắc Thái, Hà Bắc, Lạng Sơn, Hà Giang, Hoà Bình, Có nhiều nơi như ở Quảng Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phú trồng để đảm bảo nhu cầu trong nước. Trồng bằng những đoạn rễ trên đất nhiều màu, ẩm, mát, được che bóng, có giá tựa cho cây leo. Sau 3 năm có thể thu hoạch. Có thể đào rễ quanh năm tốt nhất là vào mùa thu- đông, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, phơi hay sấy cho gần khô, đập dẹt rồi phơi, sấy tiếp đến khô hẳn.
Thành phần hoá học
Rễ tươi chứa chất đường, nhựa acid hữu cơ, tinh dầu, anthraglucosid, phytosterol. Rễ tươi chứa vitamin C.
Tính vị, tác dụng
Ba kích có vị cay ngọt, tính hơi ấm, có tác dụng ôn thận trợ dương, mạnh gân cốt, trừ phong thấp. Nước sắc Ba kích làm tăng sức dẻo dai, tăng cường sức đề kháng chung cho cơ thể, chống viêm, làm tăng sự co bóp của ruột và giảm huyết áp.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Ba kích được dùng chữa dương uỷ, phong thấp cước khí, gân cốt yếu, mềm, lưng gối mỏi đau. Trong nhân dân. Ba kích là vị thuốc bổ trí não và tinh khí, dùng chữa xuất tinh sớm, di mộng tinh, liệt dương, kinh nguyệt chậm hoặc bí kinh, phong thấp, huyết áp cao.
Ngày dùng 8 - 16g dạng thuốc sắc, cao lỏng, viên chế từ cao hoặc rượu thuốc. Người ta thường đào củ cây mọc hoang về nấu với thịt và ăn hoặc ngâm rượu uống để bồi bổ sức khoẻ.
Đơn thuốc
Huyết áp cao: Ba kích, Tiên mao, Dâm dương hoắc, Tri mẫu, Hoàng bá, Đương quy, mỗi vị 12g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày, thời gian điều trị là 3 tháng (Nhị tiên thang của Trung Quốc).
Lưng gối mỏi đau, mặt trắng nhợt nhạt, chân tay lạnh; Ba kích, Tục đoạn, Bổ cốt chi mỗi vị 12g, Hồ đào nhục 5 quả sắc uống hoặc tán bột nóng.
Thận hư, dương uý, di tinh: Ba kích, Thục địa, mỗi vị 15g. Sơn thù du, Kim anh mỗi vị 12g sắc uống.
Ghi chú: Không dùng khi rong kinh, kinh sớm. Người âm hư quá vượng, đại tiện táo bón không nên dùng.
Bài viết cùng chuyên mục
Bìm bìm trắng: điều trị các vết thương rắn cắn
Gốc ở Mỹ châu nhiệt đới, được nhập vào các xứ nhiệt đới trồng là m cây cảnh. Thường trồng trong một số vườn và có khi gặp phát tán hoang dại. Hoa nở về đêm.
Ích mẫu, thuốc hoạt huyết điều kinh
Ích mẫu có vị hơi đắng, cay, tính hơi hàn, có tác dụng hoạt huyết điều kinh, khử ứ chỉ thống, lợi thuỷ tiêu thũng
Chóc móc: thường được dùng chế làm trà uống
Cây của miền Đông Dương và Malaixia mọc hoang ở độ cao 400 đến 800m nhiều nơi ở miền Nam nước ta. Có thể thu hái lá quanh năm, thường dùng tươi
Cỏ cò ke: tinh dầu thơm
Cỏ cò ke, với tên khoa học Pycreus substramineus, là một loài cỏ thuộc họ Cói, nổi bật với thân rễ chứa tinh dầu thơm.
Hồng mai, cây thuốc hạ nhiệt
Nước sắc lá dùng uống hạ nhiệt và chống tăng huyết áp; thêm nước vào dùng tắm để điều trị hăm kẽ, ban bạch và ghẻ, Dịch ép từ cành lá giã ra
Hành ta: cây thuốc gây ra mồ hôi thông khí hoạt huyết
Vị cay, tính bình, không độc, có tác dụng làm ra mồ hôi, thông khí, hoạt huyết, Ta thường dùng Hành ta thay Hành hoa làm thuốc kích thích tiêu hoá.
Mua sẻ tẽ bông: trị ỉa chảy và lỵ
Quả hơi nạc, có thịt đỏ hơi thơm và có vị se, dùng ăn được. Lá dùng trị ỉa chảy và lỵ. Lá và chồi hoa được dùng như chất làm săn da trong bệnh khí hư và ỉa chảy mạn tính.
Môn bạc hà: làm xuống đờm
Cuống lá có thể dùng làm rau thái ăn sống, nấu với canh chua. Củ Môn bạc hà mài ra đổ cho người bị kinh phong sôi đờm, nhất là ở trẻ em, sẽ làm xuống đờm.
Mướp sát: chữa táo bón
Dầu hạt dùng để thắp đèn, bôi lên chỗ ngứa hoặc bôi lên tóc trừ chấy. Nhựa mủ gây nôn và tẩy; cũng dùng chữa táo bón, chữa bệnh ngoài da, vết cắn, vết đứt và các vết thương khác.
Bìm bìm chân cọp, trừ độc chó cắn
Rễ thường dùng trị ho ra máu và hạt dùng trị thủy thũng. Rễ và lá cũng được dùng trị đinh nhọt và cụm nhọt. Cây dùng làm thức ăn gia súc
Cọ: dùng rễ chữa bạch đới khí hư
Cây cọ lá nón có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện môi trường khác nhau, từ vùng núi cao đến đồng bằng. Chúng thường mọc ở ven suối, đất ẩm, nhưng cũng có thể sống được ở những nơi khô hạn hơn.
Côi: cây thuốc chữa bệnh đau dạ dày
Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và nhiều nước châu Á, Châu Đại dương nhiệt đới ở biển, Ở nước ta, cây mọc ở vùng biển, gần các rừng ngập mặn từ Bắc đến Vũng Tàu, Côn Đảo
Bách nhật: cây thuốc chữa bệnh hô hấp
Bầu hình trứng với hai đầu nhuỵ hình chỉ, Quả là một túi có vỏ mỏng như màng, Hạt hình trứng màu nâu đỏ, bóng loáng.
Cảo bản: lưu thông khí huyết
Vị đắng, hơi cay, tính ấm, có tác dụng tán phong hàn, ráo thấp, lưu thông khí huyết.
Găng trắng, cây thuốc trị đái dắt
Quả chứa saponin, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Lá dùng giải nhiệt, chữa đái vàng, đái dắt, sôi bụng
Khô mộc: thuốc chữa khản tiếng
Ở nhiều địa phương, nhân dân biết sử dụng cây này làm thuốc chữa khản tiếng, viêm họng, ho, Chỉ cần ngậm giập một lá với ít muối, nuốt lấy nước rồi nhả bã đi.
Lấu bò, thuốc giảm đau
Cây của vùng Ân Độ, Malaixia, mọc hoang bám trên các cây gỗ hay trên đá. Thu hái toàn cây quanh năm dùng tươi hay phơi khô
Hàn the ba hoa, cây thuốc thanh nhiệt lợi thấp
Vị đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, điều kinh chỉ thống, Lá lợi sữa, cầm ỉa chảy và lỵ, tiêu viêm tiêu sưng
Kinh giới đất, thuốc chữa cảm cúm
Cũng như nhiều loài khác, có thể dùng làm thuốc phát hàn và lợi tiểu, giải nắng, chỉ hoắc loạn, đau bụng, mặt mắt phù nề, cước khí và cấp tính viêm dạ dày
Bùi Wallich: bổ và hạ nhiệt
Bùi là cây gỗ cao từ 1 đến 6 mét (đôi khi có thể cao đến 18 mét). Lá của cây có hình xoan bầu dục, tròn ở cả hai đầu
Oa nhi đằng lá nhỏ: dùng điều trị chảy mồ hôi mày đay
Ở Ấn Độ, cây được dùng điều trị chảy mồ hôi, mày đay và bệnh đậu mùa; nước hãm dùng uống chống độc thuốc; nước sắc cây dùng chống ngộ độc arsenic
Móc cánh hợp: cây thuốc
Móc cánh, với tên khoa học Caryota sympetala Gagnep, là một loài cây thuộc họ Cau (Arecaceae). Cây thường được tìm thấy ở các khu vực rừng nhiệt đới ẩm, đặc biệt là ở các vùng núi cao.
Chua ngút hoa thưa: làm thuốc kinh hoạt huyết trừ thấp bổ thận
Cây bụi mọc leo, cao 3m, nhánh trong một màu có lông nâu, lá xếp hai dây, phiến hẹp, dài 10 dài 25mm lông trừ ở gân, mép có thể có răng, mặt dưới có phiến
Lan gấm đất cao, thuốc trừ ho
Vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khư phong trấn kinh, trừ ho chặn suyễn, tiêu thũng lợi niệu, khư phong thấp
Móc bông đơn: nhuận tràng
Buồng thường là 1, thòng dài 30 -60cm; hoa đực có cánh hoa dính, cao 7mm, nhị rất nhiều; hoa cái tròn hơn, to 4mm, có 2, 4 nhị lép. Quả tròn, to 3cm, hạt 2