Ba gạc lá nhỏ, cây thuốc chữa huyết áp cao

2017-11-01 03:34 PM
Vỏ rễ thường dùng trị cao huyết áp và lỵ, Còn dùng chữa chốc đầu, Trong dân gian, có khi dùng rễ sắc uống trị thương hàn, tiêu độc và trị đau đầu

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Ba gạc lá nhỏ, Huỳnh cầm núi - Rauvolíia indochinensis Pichon (R littoralis Pierre ex Pit...) thuộc họ Trúc đào - Apocynaceae.

Mô tả

Cây bụi cao tới 0,8m. Vỏ thân xù xì, màu vàng đất, không có lông. Lá mọc vòng 3, hơi cứng, dài 5 - 11cm (có thể tới 15 - 24cm), rộng 1,5 - 2,9cm, nhọn hai đầu, mép lá nguyên, mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt, gân phụ 8 - 17 cặp. Hoa mọc thành xim ở nách và ngọn, dài 3 - 5cm. Hoa nhỏ, cao 6mm, ống tràng dài 3mm, màu xanh tím phớt trắng, cánh hoa 1mm, màu trắng. Nhị 5, đính trên ống tràng. Bầu gồm hai lá noãn dính nhau ở giữa, đĩa mật hình vòng tròn. Quả hạch đơn hay kép, hình cầ u hay hình trứng dài, lúc non màu xanh, khi chín màu tím đen, cao 8mm, rộng 5mm.

Bộ phận dùng

Vỏ rễ, lá - Cortex - Radicis et Folium Rauvolffae Indochinensis.

Nơi sống và thu hái

Cây đặc hữu của Đông Dương, phân bố ở vùng đồi núi thấp và cao nguyên và cả ở ven biển miền Trung, miền Nam (các đảo ven biển Kiên giang: Phú Quốc...). Có thể thu hái lá và vỏ rễ quanh năm.

Thành phần hoá học

Vỏ rễ chứa 2,5 - 2,8% alcaloid toàn phần sơ bộ thấy có reserpin.

Tính vị, tác dụng

Như các loài Ba gạc khác, Reserpin có tác dụng hạ huyết áp. Cây còn có tác dụng kháng sinh, sát trùng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Vỏ rễ thường dùng trị cao huyết áp và lỵ. Còn dùng chữa chốc đầu. Trong dân gian, có khi dùng rễ sắc uống trị thương hàn, tiêu độc và trị đau đầu. Cành lá sắc uống trị sốt rét, có khi dùng làm thuốc sát trùng. Lá dùng chữa mụn nhọt, nhọt độc sưng to trong thời kỳ viêm, chữa huyết vận, sưng vú, đau vú.

Cách dùng

Thường dùng dưới dạng sắc vỏ rễ hay rễ dùng ngoài giã nát để đắp tiêu sưng.

Bài viết cùng chuyên mục

Kim ngân lẫn: thuốc dùng trị mụn nhọt

Vị ngọt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, Cũng nhu Kim ngân, dùng trị mụn nhọt, lở ngứa. Liều dùng hoa 8 đến 20g.

Đơn rau má, cây thuốc trừ phong thấp

Tính vị, tác dụng, Vị ngọt và đắng, tính bình; có tác dụng trừ phong thấp, giải độc, hoạt huyết, tiêu sưng

Ngâu rừng, dùng chữa sốt rét

Cây mọc hoang ở rừng thưa có nhiều tre gai ở Đồng Nai và Bà Rịa. Thu hái rễ và lá quanh năm, rửa sạch, phơi khô

Cỏ gấu dài: cây thuốc thuốc kích thích, lợi tiêu hoá

Thân rễ có vị chát, se và thơm, giống như mùi Hoa tím, được xem như là lợi tiểu, giúp tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng và điều kinh.

Chè dây: điều trị bệnh loét dạ dày

Vị ngọt, đắng, tính mát, có tác dụng giảm đau, làm liền sẹo, diệt khuẩn Helicobacter pylori, giảm viêm dạ dày.

Huyệt khuynh tía: thuốc chữa đau mắt

Dân gian dùng toàn cây hay cành lá nấu nước xông chữa đau mắt. Có tác giả cho biết cụm hoa lợi tiểu, làm ra mô hôi.

Hổ vĩ xám: thuốc chữa sốt nóng khát nước

Alcaloid trong rễ có tác dụng trên hệ tim mạch tương tự như Digitalin, nhưng không mạnh bằng, lại có tác dụng nhanh và thải trừ nhanh hơn.

Nhạ nhầu: nấu uống làm thuốc lợi sữa

Dân gian dùng dây lá nấu uống làm thuốc lợi sữa

Lưỡi nai, rút mủ mụn nhọt

Chuỳ hoa ở nách lá, ngắn hơn lá, có lông. Hoa to to, màu trăng trắng; phiến hoa 6, dài 6mm, nhị sinh sản 9, nhị lép 3, bầu tròn, không lông

Chôm chôm: tác dụng giải nhiệt và trị kiết lỵ

Lá nghiền ra hãm trong nước sôi vài giờ, hoặc toàn cây sắc uống có tác dụng giải nhiệt và trị kiết lỵ, Cũng dùng trị sốt rét, trị giun

Ngưu tất: hạ cholesterol máu

Ngưu tất có vị đắng, chua mặn, tính bình, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, phá ứ huyết, tiêu ung độc.

Chàm bụi: dùng chữa bệnh giang mai

Cây của nhiệt đới Mỹ châu, được nhập vào trồng ở Ân Độ và các nước Đông Nam Á, hay gặp mọc hoang ở các sinh cảnh hở.

Ổ vạch lá ngón: sắc uống chữa bong gân sai khớp

Dân gian dùng thân rễ giã đắp và sắc uống chữa bong gân sai khớp, ở Trung Quốc, người ta dùng lá trị đòn ngã tổn thương

Nhũ mộc: dùng uống như sữa

Gốc ở Nam Mỹ châu, được nhập trồng trong tất cả các vùng nhiệt đới. Ở nước ta, có trồng ở Quảng Trị, Lâm Đồng và thành phố Hồ Chí Minh

Hoàng liên gai: cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Thường dùng làm thuốc chữa ỉa chảy, lỵ, đau mắt, ăn uống kém tiêu.

Bung lai, thanh thử tiêu thực

Tính vị, tác dụng Lá có vị nhạt, hơi chua, tính bình; có tác dụng thanh thử, tiêu thực, thu liễm chỉ tả, hoá đàm

Dung hoa chuỳ: cây thuốc trị phát ban

Quả chiết được dầu thắp, Lá cũng được dùng trị dao chém xuất huyết, Rễ dùng trị ban cấp tính. Vỏ rễ và lá được dùng trong nông dược

Canh châu: thanh nhiệt giải độc

Lá thường dùng riêng hoặc phối hợp với lá Vối làm nước uống thay trà, vừa giải khát, vừa phòng bệnh sởi đậu.

Nho đất: làm thuốc trừ thấp

Quả ăn được, hơi chua. Ở Trung Quốc, người ta dùng cành, lá thuốc làm thuốc trừ thấp, tiêu thũng, lợi tiểu

Thông đất: dùng chữa viêm gan cấp tính

Thông đất thường dùng chữa viêm gan cấp tính, mắt sưng đỏ đau, phong thấp nhức xương và ho mạn tính, liều dùng 20 đến 40g, sắc uống, hay phối hợp với các vị thuốc khác

Náng lá rộng: gây sung huyết da

Ở Ấn Độ, người ta dùng hành của cây xào nóng giã đắp làm thuốc trị bệnh thấp khớp, cũng dùng đắp mụn nhọt và áp xe để gây mưng mủ.

Gấc, cây thuốc tiêu tích lợi trường

Hạt gấc có vị đắng, hơi ngọt, tính ấm, có độc, có tác dụng tiêu tích lợi trường, tiêu thũng, sinh cơ, dùng ngoài có tác dụng tiêu sưng

Lim vang, thuốc uống trị ho

Gỗ đỏ vàng, khá cứng, dùng làm ván cột, cày. Vỏ dùng thay vỏ cây Bung rép Parkia sumatrana làm thuốc hãm uống trị ho

Hoa tím: cây thuốc long đờm

Rễ cây chứa những saponosid và một alcaloid, odoratin, Hoa làm dịu, làm long đờm và làm ra mồ hôi. Rễ làm long đờm, làm nôn, Lá lợi tiểu, tiêu độc

Cau chuột Bà na: cây thuốc

Loài đặc hữu trong rừng rậm trên núi ở miền Trung Việt Nam, Lõi thân có bột dùng ăn được. Quả dùng ăn trầu