Ba gạc, cây thuốc chữa đau đầu

2017-11-01 10:23 AM
Được dùng trị huyết áp cao đau đầu, mất ngủ, choáng váng, đòn ngã, dao chém, sởi, ngoại cảm thấp nhiệt, động kinh, rắn cắn, ghẻ lở

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Ba gạc, Ba gạc vòng, Tích tiên - Rauvolíía verticillata (Lour.) Baill, thuộc họ Trúc đào - Apocynaceae.

Mô tả

Cây nhỏ, cao 1 - 1,5m. Thân nhẵn, có những nốt sần nhỏ màu lục sau xám. Lá mọc vòng 3 có khi 4 - 5; phiến lá hình ngọn giáo dài 4-16cm, rộng 1 - 3cm, gốc thuôn, chóp nhọn. Hoa nhỏ màu trắng, hình ống phình ở họng, mọc thành xim dạng tán kép dài 4 - 7cm. Quả dài xếp từng đôi, hình trứng, khi chín có màu đỏ tươi rồi chuyển sang màu tím đen.

Ra hoa tháng 3 - 12, có quả tháng 5 trở đi. Ở đồng bằng, có khi hoa nở quanh năm.

Bộ phận dùng

Rễ - Radix Rauvolíiae Verticilatae, thường có tên là La phụ mộc: Lá cũng được dùng.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thanh Hoá, Lào Cai. Cùng phân bố ở Trung Quốc. Có thể trồng bằng hạt hay hom thân cành. Sau 2 năm có thể thu hoạch. Ta thường thu hái rễ cây mọc hoang, có thể đào quanh năm, nhung tốt nhất vào mùa thu đông. Đào rễ về rửa sạch đất, phơi hay sấy khô.

Loài này đã được khai thác làm thuốc triệt để và liên tục từ nhiều năm nay, nên hiện nay cây đã hiếm dần.

Thành phần hoá học học

Trong rễ và lá có alcaloid toàn phần là 0,9 - 2,12% (rễ) và 0,72 - 1,69% (lá) trong đó chủ yếu là reserpin rescinnamin, canescin, raunescin, serpentinin, ranvolíía A (C25H28N2O2).

Tính vị, tác dụng

Rễ Ba gạc có vị đắng, tính hàn, hơi có độc, có tác dụng thanh nhiệt hoạt huyết, giải độc, giáng huyết áp. Nước sắc Ba gạc có tác dụng làm giảm huyết áp có nguồn gốc trung ương, làm tim đập chậm, lại có tác dụng an thần và gây ngủ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Được dùng trị huyết áp cao đau đầu, mất ngủ, choáng váng, đòn ngã, dao chém, sởi, ngoại cảm thấp nhiệt, động kinh, rắn cắn, ghẻ lở. Hiện nay ta chế thuốc dưới dạng cao lỏng, chứa 1,5% alcaloid toàn phần, 1g cao bằng 1g vỏ rễ để chữa cao huyết áp và làm thuốc an thần. Liều dùng trung bình của cao lỏng là 30 giọt một ngày; có thể tăng lên 45 - 60 giọt. Thời gian điều trị có thể kéo dài nhưng thường sau 10 - 15 ngày cần nghỉ.

Bài viết cùng chuyên mục

Ngâu: chữa sốt vàng da

Hoa và lá Ngâu được dùng chữa sốt, vàng da, hen suyễn. Ngày dùng 10 đến 16g, dưới dạng thuốc sắc.

Hoàng cầm râu: cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu tiêu sung, giảm đau, chống khối u tan sinh.

Hoa hiên: cây thuốc thanh nhiệt lợi niệu

Hoa hiên (Hemerocallis fulva L.) là một loài cây thân thảo thuộc họ Hoa hiên (Hemerocallidaceae), thường được trồng làm cảnh và sử dụng trong y học cổ truyền.

Bướm bạc Rehder: làm thuốc lợi tiểu và trị hen

Loài chỉ mọc ở trong rừng các tỉnh phía Bắc của nước ta, còn phân bố ở Campuchia, lá giã ra trị sốt, hoa được sử dụng ở Campuchia làm thuốc lợi tiểu.

Quan thần hoa: dùng toàn cây trị cảm mạo phong hàn

Loài của Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia, Ở nước ta, cây mọc dọc đường đi ở Lạng Sơn, Sơn La, Hà Bắc, Hoà Bình, Ninh Bình

Lá men: thuốc làm men rượu

Người ta cắt các nhánh để lấy lá dùng chế men rượu và trước đây cũng thường dùng xuất sang Trung Quốc.

Đại trắng, cây thuốc xổ

Vỏ rễ có vị đắng, tính mát, có tác dụng xổ, chuyển hoá, làm sạch. Hạt có tác dụng cầm máu, Nhựa có tác dụng tiêu viêm, sát trùng

Mã tiền hoa tán, cây thuốc

Nơi sống và thu hái, Loài của Nam Trung Quốc, Bắc Việt Nam. Cây của rừng còi, dựa rạch, đầm ở nhiều nơi như Hoà Bình, Ninh Bình

Kim cang quả to: thuốc chữa tê thấp

Cây này cũng được sử dụng trong y học dân tộc của Lào làm thuốc cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ và làm thuốc chống ho.

Mộc thông nhỏ: trị viêm nhiễm niệu đạo

Là một loài dây leo, Mộc thông nhỏ có thân dài và lá kép hình chân vịt, tạo nên vẻ đẹp tự nhiên. Hoa của cây có màu trắng tinh khiết, khá lớn và bắt mắt.

Lan gấm, thuốc tiêu viêm

Vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng tư âm nhuận phế, làm mát phổi, mát máu sinh tân dịch, tiêu viêm, lọc máu

Hông, cây thuốc khư phong trừ thấp

Vị đắng, tính hàn; có tác dụng khư phong trừ thấp, giải độc tiêu thũng, Gỗ màu trắng vàng, mịn, mềm, là loại gỗ quý dùng trong ngành hàng không

Cẩu tích Nhật Bản: dùng trị mụn nhọt độc

Thường dùng trị mụn nhọt độc, đau bụng giun, đái ra máu, băng huyết. Ở Trung Quốc, thân rễ được dùng dự phòng bệnh sởi, viêm não B truyền nhiễm

Cọ sẻ: hạt làm tiêu ung thư

Nhân giống bằng hạt, thu hái hạt suốt mùa thu và mùa đông, phơi khô cất dành, thu hái lá và rễ quanh năm, rửa sạch và phơi khô

Mát, dùng làm thuốc trừ sâu

Trong hạt có một số các chất dầu, gôm, chất nhựa có độc đối với cá, một ít rotenon, một chất có tinh thể hình lăng trụ, một chất có tinh thể hình kim, một saponin trung tính và một saponin acid

Quyển bá xanh lục: có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ thấp tiêu viêm

Quyển bá xanh lục vị ngọt, tính bình có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ thấp tiêu viêm, chống khối u tân sinh

Nhàu lá nhỏ: dùng rễ trị thấp nhiệt sinh ỉa chảy

Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta chỉ gặp ở Quảng Bình

Đương quy: cây thuốc trị thiếu máu suy nhược

Đương quy được dùng chữa thiếu máu xanh xao, đau đầu, cơ thể gầy yếu, mệt mỏi, đau lưng, đau ngực bụng, viêm khớp, chân tay đau nhức lạnh, tê bại.

Bùm bụp trườn: uống trị cảm sốt

Rễ cây sắc nước uống trị cảm sốt. Lá dùng trị mụn nhọt, ghẻ lở. Ở Trung Quốc, người ta dùng rễ, thân và lá làm thuốc trị phong thấp, đau nhức xương, đau lưng đùi.

Hải đồng nhiều hoa, cây thuốc trị nọc độc

Tính vị, tác dụng, Vỏ đắng, thơm, làm long đờm, hạ nhiệt, chống độc, gây mê, Dầu làm mát, bổ kích thích

Gạt nai, cây thuốc trị bệnh thuỷ đậu

Người ta dùng lá thay thế men để chế biến rượu gạo, Ở Campuchia, người ta dùng vỏ hãm uống để trị bệnh thuỷ đậu

Bí ngô: tác dụng bổ dưỡng

Được chỉ định dùng trong trường hợp viêm đường tiết niệu, bệnh trĩ, viêm ruột, kiết lỵ, mất ngủ, suy nhược, suy thận, chứng khó tiêu, táo bón, đái đường và các bệnh về tim.

Cà trời: hạt để trị đau răng

Dùng ngoài, người ta lấy rễ nấu tắm trị sốt về đêm và dùng đắp trị ghẻ, các vết đứt, vết thương, dao chém và đau bìu dái

Liễu: khư phong trừ thấp

Cành và rễ trị gân cốt đau nhức, răng lợi sưng đau, đờm nhiệt, đái buốt, đái đục, hoàng đản, các chứng nóng uất ở trong.

Huyết giác, thuốc chỉ huyết, hoạt huyết

Hoa ăn được, Huyết giác được dùng chữa bị thương máu tụ sưng bầm, đòn ngã tổn thương, bế kinh, tê môi, đau lưng nhức xương và đơn sưng, u hạch