Ba gạc Ấn Độ: cây thuốc hạ huyết áp

2017-11-01 11:30 AM

Vỏ rễ có vị đắng tính hàn, có tác dụng hạ huyết áp và an thần, thu nhỏ đồng tử, làm se mí mắt, làm chậm nhịp tim và kích thích hoạt động của ruột.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Ba gạc An Độ thuộc - Rauvolíía serpentina (L) Benth ex Kurz, thuộc họ Trúc đào - Apocynaceae.

Mô tả

Cây thảo cao 40 - 60cm, ít nhánh, rễ to, vỏ rễ có nhiều vết nứt dọc, mủ trắng.

Lá chụm 3, phiến bầu dục thon không lông, gân phụ 8 - 9 cặp. Cụm hoa chuỳ; cuống đỏ; hoa trắng, phía ngoài hồng, đài có 5 răng, cao 2mm; ống tràng phụ ở 1/3 trên nơi dính của các nhị; có đĩa mật; bầu không lông.

Quả hạch đỏ rồi đen, to cỡ 5 - 7mm, nhân dẹt.

Bộ phận dùng

Rễ - Radix Rauvolíiae serpentinae. Có khi còn dùng lá. Nơi sống và thu hái: Loài có gặp mọc hoang ở Kontum và Đắc Lắc nhưng trữ lượng không đáng kể; thuộc loài cây quý hiếm của nước ta. Thường được trồng thí nghiệm trong các vườn thuốc. Thu hái rễ vào mùa đông khi cây rụng lá hoặc đầu mùa xuân. Thông thường là chặt thân cành sát gốc, dùng cuốc đào rễ. Rửa sạch đất cát để ráo nước rồi bóc vỏ phơi khô. Ở Ân Độ, người ta thu hoạch rễ ở cây 3 - 4 tuổi, vào mùa thu.

Thành phần hoá học

Hàm lượng alcaloid toàn phần là 0,8 - 1% Alcaloid có ít ở thân (0,3%) nhiều ở rễ (1 - 2%) tập trung ở vỏ rễ nhiều gấp 10 lần so với các bộ phận khác. Rễ chứa chất vô cơ 6 - 7% tinh bột, chất sterol và alcoloid (có đến 28 chất) thuộc 4 nhóm khác nhau (ỵohimbin, heteroyohimbin, serpagin và ajmalin).

Cây mọc ở Đắc Lắc có khả năng cho 10g vỏ rễ khô và chứa alcaloid toàn phần là 3,3% ở vỏ rễ. 0,275% ở lõi rễ, 0,975% ở thân lá. Từ vỏ rễ đã chiết tách được reserpin 0,04%, ajmalin 0,5%.

Tính vị, tác dụng

Vỏ rễ có vị đắng tính hàn, có tác dụng hạ huyết áp và an thần, thu nhỏ đồng tử, làm se mí mắt, làm chậm nhịp tim và kích thích hoạt động của ruột. Ở Trung Quốc, người ta cho là rễ và lá có tác dụng thanh nhiệt, hoạt huyết, giải độc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Rễ Ba gạc Ân Độ được dùng chữa huyết áp cao dưới hình thức bột, cao lỏng và alcaloid chiết dùng riêng. Reserpin thường được chế thành viên 0,1mg hoặc 0,25mg cho uống mỗi lần 1 viên 0,1 mg, ngày uống 2 lần sau bữa ăn. Liều tối đa mỗi lần là 1mg, một ngày là 5mg. Người ta cũng dùng viên Rauvoloid chứa 2mg alcaloid toàn phần, ngày uống 1 - 2 lần sau bữa ăn, mỗi lần 1 viên. Còn loại viên Raudicin dập từ bột rễ chứa 50 - 100mg, liều dùng trung bình hàng ngày là 200 - 400mg.

Bài viết cùng chuyên mục

Huyết rồng hoa nhỏ, thuốc bổ huyết, hoạt huyết

Cũng dùng như Huyết rồng, chữa khí hư, kinh bế, trị di tinh, bạch đới, kinh nguyệt không đều và làm thuốc bổ huyết

Nguyên tuy cúc: đắp ngoài trị phong thấp

Nước hãm cây dùng làm thuốc rửa mặt, còn nước sắc toàn cây có hiệu quả điều trị cảm lạnh đau đầu và đau ngực

Nghệ đen: phá tích tán kết

Chữa tích huyết, hành kinh máu đông thành cục, khi thấy kinh đau bụng hoặc rong kinh ra huyết đặc dính

Cỏ chè vè: dùng nấu nước để rửa vết thương

Cây dùng làm giấy, làm củi đun nấu gạch và lấy lá làm tranh lợp nhà chòi, thân cây dùng nấu nước để rửa vết thương do hổ, báo gây ra cho người.

Lê, thuốc trị lỵ

Cây nhập từ Trung Quốc vào trồng ở vùng núi cao miền Bắc Việt Nam, tại Cao Bằng, Lạng Sơn ở độ cao 1000m, Cây trồng để lấy quả ăn. Quả khô dùng làm thuốc trị lỵ

Quế lá hẹp: dùng trị phong thấp

Ở Trung Quốc, lá và rễ dùng trị phong thấp, đòn ngã và gẫy xương, liều dùng uống 8 đến 12g ngâm rượu, dùng ngoài, lấy lá nấu nước rửa và giã nát thêm ít rượu đắp.

Bằng phi: cây thuốc chữa ỉa chảy

Chỉ gặp ở các đảo ngoài biển một số nơi của nước ta, Ở Nhật Bản, người ta thường dùng làm cây cảnh. Nhân dân thu hái vỏ quanh năm, thường dùng tươi.

Hồng bì rừng, cây thực phẩm

Thành phần hóa học, Lá, vỏ quả, vỏ thành đều chứa tinh dầu, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Quả ăn được có vị chua

Ngút Wallich: trị các bệnh về đường khí quản

Ở Ấn Độ, người ta dùng quả trị các bệnh về đường khí quản và kích thích đường tiết niệu.

Kim ngân lẫn: thuốc dùng trị mụn nhọt

Vị ngọt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, Cũng nhu Kim ngân, dùng trị mụn nhọt, lở ngứa. Liều dùng hoa 8 đến 20g.

Lan tóc tiên: thuốc thanh nhiệt tiêu viêm

Ở Trung Quốc, cây được dùng trị sốt rét, viêm hầu họng, sưng amygdal, viêm bàng quang, đòn ngã tổn thương, đau phong thấp, gẫy xương.

Ngưu bàng: làm thuốc lợi tiểu, giải nhiệt

Trong y học phương Đông, quả của Ngưu bàng dùng làm thuốc lợi tiểu, giải nhiệt, có thể trị được phù thũng, đau họng, sưng họng, phế viêm

Bạch cập, cây thuốc cầm máu

Rhizoma Bletilae, thường gọi là Bạch cập. Nơi sống và thu hái: Cây mọc trên đất rừng, đất đồi, rừng thứ sinh, vùng núi Tây Bắc, Lào Cai, Hà Giang, Vĩnh Phú, Lạng Sơn

Độc hoạt: cây thuốc chữa đau khớp

Cây thảo sống nhiều năm, cao khoảng 60-100cm. Thân: Màu tía, không lông, có rãnh dọc. Lá: Kép 2-3 lần lông chim, lá chét có răng cưa tù.

Chè hàng rào: dùng làm thuốc tẩy trị giun

Hoa và lá thường dùng nấu nước hay hãm uống như trà, là một loại thức uống lợi tiểu, Cũng dùng làm thuốc tẩy, trị giun và làm thuốc long đờm, gây nôn

Duối ô rô, cây thuốc tiêu độc mụn nhọt

Loài phân bố ở Mianma, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin. Gặp ở nhiều nơi của nước ta, nhưng phổ biến ở miền Bắc Việt Nam

Mua rừng trắng: thuốc bổ chữa thiếu máu

Dân gian dùng làm thuốc bổ chữa thiếu máu; còn dùng lá sắc uống chữa phụ nữ bí đái. Rễ cây sao vàng sắc đặc uống ngừa thai sản, thường dùng mỗi tuần một chén.

Khảo quang: thuốc chữa tê thấp

Cây mọc rải rác ở rừng thứ sinh ẩm có nhiều cây leo vùng núi của miền Bắc nước ta, Vỏ đỏ dùng chữa tê thấp, hậu sản, ăn không tiêu, đái vàng và đái mủ trắng.

Gối hạc bằng, cây thuốc làm se

Rễ củ và thân cây có tính làm se và có nhầy, Cây có những tính chất trừ lao do tinh dầu ngăn cản sự phát triển của Mycobacterium tuberculosis

Móc: chữa đái ra máu

Bẹ non có vị đắng, sít, tính bình; có tác dụng thu liễm cầm máu và làm sít ruột, tan hòn cục. Quả Móc vị cay, tính mát; có tác dụng giải khát và mệt mỏi. Rượu có tác dụng nhuận tràng.

Đại quản hoa ba màu: cây thuốc gây sổ

Ở nước ta, cây phân bố từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Tây, Ninh Bình, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. Ở Hà Nội, thường gặp ký sinh trên cây sấu.

Giâu gia: cây thuốc chữa sưng tấy

Quả chín ăn rất ngọt và ngon, kích thích tiêu hoá, Lá dùng chữa sưng tấy, mụn nhọt, lở loét, dị ứng, Thường dùng giã nát trộn giấm bôi.

Hoắc hương hoa nhỏ: cây thuốc cầm máu giải độc

Người ta dùng lá giã ra và rịt như thuộc đắp để hàn vết thương và cho chóng lành da, Rễ được dùng làm thuốc chữa xuất huyết.

Đuôi trâu, cây thuốc đắp chữa rắn cắn

Đồng bào dân tộc Dao dùng vỏ cây nấu nước gội đầu và dùng lớp vỏ nhớt nhai nuốt nước; lấy bã đắp chữa rắn cắn

Nở ngày đất: cây thuốc sắc uống trị ho cảm cúm

Cây có hoa nhỏ, màu trắng hoặc hồng nhạt, mọc thành cụm tròn rất đặc trưng. Loài cây này có khả năng chịu hạn tốt và thường mọc hoang ở các vùng đất trống, ven đường.