- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Ba đậu tây, cây thuốc tiệt trùng
Ba đậu tây, cây thuốc tiệt trùng
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Ba đậu tây hay Vông đồng - Hura crepitans L., thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae.
Mô tả
Cây gỗ có kích thước trung bình, có dáng đẹp. Lá đơn, hình tim, có răng cưa, nhọn ở chóp, dài 20 - 30cm, rộng 15 - 20m. Hoa đực tập hợp thành bông nhiều hoa, hoa cái đơn độc. Quả nang hoá gỗ dẹp, có khoảng 12 mảnh vỏ lồi và tròn, cao 5cm, rộng 10cm. Hạt hình mắt chim, dẹp, hơi có lông hung.
Bộ phận dùng
Vỏ cây và hạt - Cortex et Semen Hurae.
Nơi sống và thu hái
Gốc ở châu Mỹ nhiệt đới được nhập trồng làm cây bóng mát dọc đường, có khi trở thành cây hoang dại. Vỏ cây thu hái quanh năm. Hạt nhặt ở những quả chín.
Thành phần hoá học
Cây chứa một chất dịch mủ. Hạt chứa 37,1% chất dầu và 25,63% chất protein.
Tính vị, tác dụng
Nhựa mủ của cây ăn da rất độc, có thể gây tai biến ở mắt khi vương vào mắt. Nhựa cây có tính xổ và gây nôn.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Nhựa mủ thường được dùng để tiệt trùng, có nơi dùng chữa bệnh hủi. Hạt chỉ thường được dùng làm phân vì giàu albumin. Ở Công Gô người ta dùng hạt làm thuốc xổ với liều 2 - 3 hạt trong một ngày, nhưng nếu dùng với liều cao sẽ gây khó tiêu dẫn tới tai biến có thể làm chết người.
Ta thường dùng vỏ cây làm thuốc tẩy, trị táo bón, gây nôn và chữa mụn nhọt, bướu. Có thể dùng vỏ cây sắc nước uống hoặc nấu cao. Để trừ mụn nhọt và các bệnh ngoài da, dùng vỏ tươi giã nát đắp ngoài.
Bài viết cùng chuyên mục
Ấu, cây thuốc chữa loét dạ dày
Để làm thuốc, ta thu quả tươi hoặc quả già luộc, lấy nhân ra, bóc lấy vỏ để dành, hoặc dùng cây tươi hay phơi hoặc sấy khô để dùng dần
É dùi trống, cây thuốc trị đau đầu
Lá được sử dụng làm thuốc đắp trị đau đầu ở Philippin, Còn ở Java, chúng được dùng đặt lên bụng của trẻ em để chống giun
Bí kỳ nam: lợi tiểu tiêu viêm
Cây mọc hoang, bám vào các cây gỗ trong rừng thứ sinh ở miền Nam nước ta. Thu hái thân, thái mỏng, phơi đến gần khô thì phơi tiếp trong râm.
Quế rành: trị ỉa chảy, cảm cúm và sốt rét
Vỏ và lá đều có mùi thơm, mùi thơm này cũng thay đổi tuỳ vùng phân bố của cây, vỏ rễ, vỏ thân, lá, cành đều có vị cay, hơi ngọt, tính ấm; có tác dụng khư phong tán hàn
Náng hoa đỏ: gây buồn nôn
Hành được dùng trị bỏng, chín mé, nhọt, có khi được dùng như Náng hoa trắng trị tê thấp, phù thũng.
Châm châu: đắp chữa chân sưng đau do viêm khớp
Thân cây được dùng ở Campuchia làm thuốc hãm uống trị đau bụng có hay không có ỉa chảy, Malaixia, người ta còn dùng rễ và cả lá nghiền ra làm thuốc đắp trị loét mũi
Nấm cỏ tranh, tăng cường sức co thắt
Nấm cỏ tranh được dùng trị bệnh cước khí, mệt nhọc rã rời, ăn không biết ngon, ăn uống không tiêu, vỡ mạch máu nhỏ; còn dùng để kháng khuẩn tiêu viêm, hạ đường máu
Gối hạc nhăn, cây thuốc chữa vết thương
Ở nước ta, loài này chỉ gặp ở Đồng Nai, Còn phân bố ở Ân Độ, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Ân Độ, lá được dùng giã đắp lên các vết thương
Chè hàng rào: dùng làm thuốc tẩy trị giun
Hoa và lá thường dùng nấu nước hay hãm uống như trà, là một loại thức uống lợi tiểu, Cũng dùng làm thuốc tẩy, trị giun và làm thuốc long đờm, gây nôn
Bạc hà, cây thuốc chữa cảm cúm
Bạc hà có vị cay, tính mát, thơm, có tác dụng hạ sốt, làm ra mồ hôi, làm dịu họng, lợi tiêu hoá tiêu sưng, chống ngứa
Mà: chữa bệnh chóng mặt nhức đầu
Ở Campuchia người ta khai thác vỏ để ăn trầu, còn dùng để chữa bệnh chóng mặt, nhức đầu. Ở Ân Độ, người ta dùng vỏ và rễ làm thuốc thu liễm.
Chò nhai: chữa các vết cắn của bò cạp và rắn độc
Ở Ấn Độ, người ta dùng loài A latifolia để chữa các vết cắn của bò cạp và rắn độc, Nhân dân một số nơi ở An Giang dùng vỏ cây để chữa bệnh bán thân bất toại
Nhót rừng: dùng lá chữa bệnh tràng nhạc
Hoa nhóm thành chùm ngắn ở nách lá, dài 2 đến 3cm; cuống hoa 1,5mm; hoa trắng. Quả nhỏ, vỏ ngoài mọng nước, có lông
Ké đồng tiền, thuốc lợi tiểu và lọc máu
Cây có nhiều chất nhầy, Trong cây có một alcaloid có tác dụng giống thần kinh giao cảm khá rõ, rất gần gũi, hoặc có thể là tương đồng với ephedrin
Mũi mác: thanh nhiệt giải độc
Ở Việt Nan, cây mọc hoang ở rìa rừng, rừng thưa hay savan khắp nơi. Khi dùng thu hái toàn cây vào mùa hè, mùa thu, rửa sạch, chặt nhỏ dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Bạc biển, cây thuốc trị lọc rắn
Lá mọc khít nhau ở ngọn các nhánh; phiến lá hình trái xoan thuôn, dài 10, 16cm, rộng cỡ 6cm, đầy lông như nhung màu trắng bạc, gân phụ khó nhận; cuống không có
Cỏ cứt lợn: chống viêm chống phù nề
Cây cứt lợn có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng và cầm máu, cành lá vò ra có mùi hôi gây nôn
Đào tiên: cây thuốc trị ho long đờm
Cơm quả hơi chua, sau khi nấu dùng chế xi rô trị ho, làm long đờm, Cơm quả chưa chín hoàn toàn và dịch cây nhuận tràng, Cồn chiết với liều 10 centigam là thuốc khai vị.
Bàm bàm nam, cây thuốc chống co giật
Dây có vị hơi đắng và se, tính bình có tác dụng trừ phong thấp và hoại huyết, Hạt có vị ngọt và se, tính bình, có độc, có tác dụng chống co giật, giảm đau, lợi tiểu
Cáp hàng rào: làm thuốc điều hoà kinh nguyệt
Ở Ân Độ, người ta dùng cây làm thuốc hạ nhiệt, chuyển hoá tăng trương lực và dùng trị các bệnh ngoài da
Nhọc: cây thuốc trị ban
Dùng nấu uống mát và phối hợp với các vị thuốc khác để trị ban. Sóc cũng rất thích ăn hạt cây này
Mít tố nữ, hạ huyết áp
Khi rọc vỏ quả Mít theo chiều dọc, rồi rút cuống ra các múi mít dính vào cùi như một chum trái cây màu vàng. Cũng có loại Mít tố nữ có múi nhiều, ít xơ, lại có loại quả toàn là xơ
Cần tây: chữa suy nhược cơ thể
Cần tây thường được chỉ dẫn dùng uống trong chữa suy nhược cơ thể do làm việc quá sức, trị suy thượng thận, tiêu hoá kém.
Quyển trục thảo: cây thuốc trị đau đầu
Cây dùng làm cỏ chăn nuôi tốt, Ở đảo Phú quý, gần Nha Trang, cây được dùng làm thuốc trị đau đầu; người ta đem sao lên và nấu nước uống mỗi lần một chén
Đỉnh tùng, cây thuốc cầm ho
Hạt ép dầu dùng chế sơn, nến, dầu hoá cứng, Hạt dùng làm thuốc có tác dụng nhuận phế, cầm ho, tiêu ứ