Ba đậu: cây thuốc long đờm

2017-11-01 10:21 AM

Hạt có vị cay, tính nóng, rất độc, có công năng phá tích, trục đờm, hành thuỷ, Rễ và lá có vị cay và nóng có độc, có tác dụng ôn trung tán hàn, khu phong.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Ba đậu hay Mần để - Croton tiglium L,. thuộc họ Thầu dầu - Euphorbtuceae.

Mô tả

Cây gỗ nhỏ cao 3 - 6m, phần cành nhiều. Lá mọc so le, mép khía răng. Lá non màu hồng đỏ. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành, hoa đực ở phía ngọn, hoa cái ở phía gốc. Quả nang nhẵn màu vàng nhạt. Hạt có vỏ cứng màu vàng nâu xám.

Cây ra hoa tháng 5 - 7, có quả tháng 8 - 10.

Bộ phận dùng: Hạt - Fructus Crotonis, thường gọi là Ba đậu; còn dùng lá và rễ.

Nơi sống và thu hái

Cây của vùng Ân Độ - Malaixia, mọc hoang ở ven đồi, nương, rẫy cũ và rừng ẩm. Hạt thu hái ở những quả chín nhưng chưa nứt vỏ. Để nguyên quả khi dùng mới gỡ hạt hoặc đập lấy hạt và phơi khô. Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, thái phiến, phơi khô dùng. Lá dùng tươi.

Thành phần hoá học

Hạt chứa khoảng 30 - 50% dầu mùi khó chịu chứa các glycerid acid trung hoà và không trung hoà, không có tính tẩy, gồm stearin, palmitin, glycerid crolonic và tiglic; 18% protein... Hạt có tính chất tẩy do nhựa hoà tan trong dầu chứa các yếu tố phenolic gây bỏng da. Trong hạt có một glycosid là crotonosid một albuminoza rất độc là croitin, một alcaloid gần như ricinin trong hạt Thầu dầu.

Tính vị, tác dụng

Hạt có vị cay, tính nóng, rất độc, có công năng phá tích, trục đờm, hành thuỷ. Rễ và lá có vị cay và nóng có độc, có tác dụng ôn trung tán hàn, khu phong, tiêu thũng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Hạt dùng chữa hàn tích đình trệ, bụng đầy trướng, táo bón, đại tiện bí kết (tắc nghẽn ruột) ho nhiều đờm loãng, đau tức ngực, bạch hầu và sốt rét. Rễ dùng trị thấp khớp dạng thống phong, bọc máu, đòn ngã, rắn cắn. Lá dùng bên ngoài khi bị phát cước hoặc làm thuốc sát trùng.

Thường dùng hạt dưới hình thức Ba đậu sương nghĩa là hạt Ba đậu đã ép bỏ hết dầu đi, sao vàng mới dùng với liều 0,01 - 0,05g làm viên hoặc chế cao. Lại thường dùng phối hợp với nhiều vị thuốc khác. Rễ dùng với liều 3 - 10g. Lá có thể dùng tươi giã đắp hoặc tán làm bột sát trùng.

Đơn thuốc

Trị nọc độc rắn cắn: Rễ Ba đậu 30g, ngâm trong một lít rượu, lấy nước đắp ngoài. Dùng lá khô tán bột 0,5g uống với nước mát, ngày một lần.

Ghi chú: Bệnh thực nhiệt, táo bón, phụ nữ có thai không dùng. Ba đậu rất độc không dùng quá liều. Nếu bị ngộ độc, dùng Đậu đen, Đậu xanh, Đậu đũa hoặc Hoàng liên nấu nước uống để giải độc.

Bài viết cùng chuyên mục

Đùng đình: cây thuốc lành vết thương

Khối sợi mềm ở nách các lá tạo thành một loại bùi nhùi được sử dụng làm lành một số vết thương bằng cách đắp bên ngoài.

Bơ: chống tăng độ acid của nước tiểu

Có thể dùng quả chín để ăn, hoặc chế biến thành những món thức ăn khác nhau, như trộn với nước Chanh, cho thêm đường sữa vào đánh đều thành kem để ăn.

Lá hến, thuốc trị lỵ

Ở Ân Độ, nước hãm lá khô dùng trị lỵ, ỉa chảy, rong kinh và bạch đới. Cũng được dùng uống trục sỏi niệu đạo và tăng cường sự phát triển của bệnh sởi

Quế: chữa đau bụng ỉa chảy

Chữa đau dạ dày và đau bụng, ỉa chảy, choáng, cảm lạnh, buốt các ngón tay chân, ho hen, đau khớp và đau lưng, bế kinh, thống kinh, huyết áp cao, tê cóng

Đương quy: cây thuốc trị thiếu máu suy nhược

Đương quy được dùng chữa thiếu máu xanh xao, đau đầu, cơ thể gầy yếu, mệt mỏi, đau lưng, đau ngực bụng, viêm khớp, chân tay đau nhức lạnh, tê bại.

Khúng khéng, thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu

Cuống quả ngọt và mát được dùng ăn ở Trung quốc và Nhật bản, cuống quả khô và hạt được dùng ở Trung quốc làm thuốc trị ngộ độc rượu

Hàn the: vị thuốc trị đái buốt bí tiểu tiện

Thường dùng chứa các chứng lậu ra máu, đái buốt, bí tiểu tiện do cơ thể bị nhiệt quá, dùng giải nhiệt, chữa sốt và ho khò khè, đau dạ dày.

Bạch xà (cây): cây thuốc hạ nhiệt

Được dùng làm thuốc long đờm trong trường hợp viêm khí quản và làm tiết mật, có tác dụng nhuận tràng nhẹ, Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc hay tán bột uống.

Hà thủ ô, cây thuốc chữa thận suy, gan yếu

Hà thủ ô có vị đắng chát, hơi ngọt, tính bình, có tác dụng bổ huyết giữ tinh, hoà khí huyết, bổ gan thận, mạnh gân xương, nhuận tràng

Móc: chữa đái ra máu

Bẹ non có vị đắng, sít, tính bình; có tác dụng thu liễm cầm máu và làm sít ruột, tan hòn cục. Quả Móc vị cay, tính mát; có tác dụng giải khát và mệt mỏi. Rượu có tác dụng nhuận tràng.

Hoắc hương núi, cây thuốc trị ngoại cảm phong nhiệt

Có vị cay se, tính ấm, mùi thơm hắc, có tác dụng khư phong giải độc, thanh thử hoá thấp, hoà trung chống nôn, tiêu thũng giảm đau

Bún một buồng: thanh nhiệt giải độc

Ở nước ta, cây thường mọc trong các rừng hỗn giao trên đất khô vùng thấp chờ đến độ cao 1.500m từ Hà Tây cho tới Nghệ An và Lâm Đồng.

Linh chi: giúp khí huyết lưu thông

Nấm linh chi (Ganoderma lucidum) từ lâu đã được coi là một loại thảo dược quý hiếm, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.

Nam xích thược, dùng trị cảm gió

Dân gian dùng trị cảm gió, chân tay lạnh: Nam xích thược, rễ Cam thảo cây, Hoắc hương, Tía tô, Ngải cứu, Dây gân, Rau Dền gai, mỗi thứ một nắm, sắc uống

Gai kim: cây thuốc long đờm ngừng ho

Lá sắc đặc ngậm chữa sâu răng; cành lá sắc uống chữa ho, Ở Ân Độ, dịch lá dùng để rửa và dùng xoa để ngăn ngừa nứt nẻ chân vào mùa mưa.

Nghể: giải nhiệt chữa ho

Ở Ấn Độ và Malaixia, người ta thường xem Nghể như là thuốc bổ và dùng lá để nấu ăn như các loại rau. Phụ nữ thích dùng nó xem như thuốc lọc máu.

Mè đất rìa, khư phong tán hàn

Toàn cây dùng trị mụn nhọt sưng lở, ngứa ngoài da, trẻ em cam tích, mắt hoa, bệnh giang mai, vô danh thũng độc, ngửa lở ngoài da và gẫy xương

Mũi mác: thanh nhiệt giải độc

Ở Việt Nan, cây mọc hoang ở rìa rừng, rừng thưa hay savan khắp nơi. Khi dùng thu hái toàn cây vào mùa hè, mùa thu, rửa sạch, chặt nhỏ dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Hòe: cây thuốc chữa xuất huyết

Nụ hoa Hoè có vị đắng nhạt, mùi thơm, tính bình; quả Hoè có vị đắng, tính mát, đều có tác dụng hạ nhiệt, mát huyết, cầm máu, sáng mắt, bổ não.

Kim ngân dại: thuốc hạ nhiệt

Hoa cũng được dùng làm thuốc hạ nhiệt, chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, thông tiểu tiện. Một số nơi cũng dùng lá Kim ngân dại nấu nước uống thay trà.

Pison: sử dụng cho các chứng sưng viêm và thấp khớp

Ở Ấn Độ, vỏ cây và lá được dùng như chất để chống kích thích, sử dụng cho các chứng sưng viêm và thấp khớp, dịch cây lẫn với Hồ tiêu và những vị thuốc khác dùng trị bệnh về phổi của trẻ em

Nghể thường: chữa đau ruột

Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ sắc uống chữa đau ruột và cây được dùng tán bột uống chữa viêm phổi

Chè hàng rào: dùng làm thuốc tẩy trị giun

Hoa và lá thường dùng nấu nước hay hãm uống như trà, là một loại thức uống lợi tiểu, Cũng dùng làm thuốc tẩy, trị giun và làm thuốc long đờm, gây nôn

Muồng Java, thanh nhiệt giải độc

Quả ăn với trầu, nhưng cũng gây ra những rối loạn như bị say rượu, Trung Quốc, người ta dùng quả trị đau dạ dày, sốt rét, cảm mạo, sởi, thuỷ đậu, bị tiểu tiện

Lộc vừng: chữa đau bụng

Lá non và chồi non mà ta gọi là Lộc vừng có vị chát chát dùng ăn ghém với rau và các thức ăn khác. Vỏ thân thường dùng chữa đau bụng, sốt, ỉa chảy.