Ba chẽ, cây thuốc chữa lỵ

2017-10-25 11:32 AM
Mặt dưới lá màu trắng bạc, Lá non có lông trắng ở cả hai mặt, Hoa màu trắng tụ họp ở nách lá. Quả đậu có lông, thắt lại ở các hạt

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Ba chẽ, Niễng đực,Ván đất, Đậu bạc đầu - Dendrolobium triangulare (Retz) Schindler Desmodium triangulare (Retz) Merr.D.cephalotes (Roxb) Wallex Wight et Arn), thuộc họ Đậu -Fabaceae.

Mô tả

Cây nhỏ cao 2 - 3m. Thân tròn. Cành non hình tam giác dẹt. Lá kép gồm ba lá chét, hình trứng, mép nguyên, cái ở giữa lớn hơn cái hai bên. Mặt dưới lá màu trắng bạc. Lá non có lông trắng ở cả hai mặt. Hoa màu trắng tụ họp ở nách lá. Quả đậu có lông, thắt lại ở các hạt. Hạt hình thận.

Bộ phận dùng

Lá - Folium Dendrolobii.

Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Ân Độ - Malaixia mọc hoang ở các đồng cỏ, vùng đồi trung du và vùng núi Lai Châu, Lào Cai, Lạng Sơn qua vùng Tây Nguyên đến An Giang.

Thu hái lá vào mùa xuân hè. Dùng tươi hay phơi khô, hoặc sấy ở nhiệt độ 50-600, có thể sao cho hơi vàng để có mùi thơm.

Thành phần hoá học

Lá chứa tanin, flavonoid, acid hữu cơ và alcaloid.

Tính vị, tác dụng

Cây có tác dụng kháng khuẩn chống viêm.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Nhân dân thường dùng lá để chữa lỵ, trực khuẩn, hội chứng lỵ, ỉa chảy và rắn cắn. Cũng có khi dùng chữa bệnh tê thấp.

Liều dùng

20 - 30 (hay 50) gam lá, sao vàng sắc uống hoặc nấu cao mềm uống.

Đơn thuốc

Chữa lỵ: Lá Ba chẽ phơi khô, sao vàng 30 - 50g, thêm nước, đun sôi 15 - 30 phút. Chia hai lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 3 - 5 ngày, tuỳ theo bệnh nhẹ hay nặng. Có thể phối hợp với Ké hoa đào, cùng liều lượng để sắc uống.

Rắn cắn: Lá Ba chẽ tươi giã nát hay nhai nuốt nước, lấy bã đắp.

Hiện nay chúng ta đã sản xuất viên Ba chẽ (bào chế từ cao Ba chẽ) để chữa bệnh ỉa chảy và lỵ trực khuẩn. Liều dùng 10 - 15 viên chia 2 - 3 lần uống sau bữa ăn.

Bài viết cùng chuyên mục

Đơn rau má, cây thuốc trừ phong thấp

Tính vị, tác dụng, Vị ngọt và đắng, tính bình; có tác dụng trừ phong thấp, giải độc, hoạt huyết, tiêu sưng

Cần tây: chữa suy nhược cơ thể

Cần tây thường được chỉ dẫn dùng uống trong chữa suy nhược cơ thể do làm việc quá sức, trị suy thượng thận, tiêu hoá kém.

Mộc tiền: trị vết thương sưng đau

Ở Campuchia, người ta dùng phối hợp với các vị thuốc khác để nấu một loại thuốc uống tăng lực và làm thuốc trị sởi.

Nấm dắt: dùng nấu canh

Nấm dắt mọc thành cụm, có khi thành đám lớn, thường mọc rộ sau những ngày oi bức, có mưa rào ở trong rừng và ven rừng nước ta, cả trên bãi cỏ và trên đất vùng đồng bằng.

Mắt gà, thanh nhiệt giải độc

Cây mọc hoang dại ở các băi cỏ ven đường, các tỉnh miền núi như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai. Thu hái toàn cây vào mùa hè thu, rửa sạch phơi khô để dùng

Đậu mèo rừng, cây thuốc sát trùng

Lông ngứa của cây khi chạm vào người sẽ gây mẩn ngứa khó chịu, khi va vào mắt sẽ gây đau mắt nguy hiểm. Hạt có tính xổ và sát trùng, hút độc

Kháo vàng bông: thuốc giãn gân

Vỏ cây được sử dụng ở Trung quốc làm thuốc giãn gân, tiêu thũng. Hạt ép dầu chế xà phòng và dầu bôi trơn.

Nhọc: cây thuốc trị ban

Dùng nấu uống mát và phối hợp với các vị thuốc khác để trị ban. Sóc cũng rất thích ăn hạt cây này

Chan chan: xông hơi để trị sưng phồng cẳng chân

Cây mọc phổ biến ở Nam Trung Bộ, trong các rừng còi từ Khánh Hoà đến Ninh Thuận. Còn phân bố ở Campuchia, Thái Lan.

Hương thảo: thuốc tẩy uế

Hương thảo có vị chát, nóng, mùi thơm nồng, hơi se, có tính tẩy uế và chuyển máu, dùng với liều thấp, nó gây sự dồn máu ở các cơ quan vùng bụng.

Cậy: thuốc giải nhiệt

Quả phơi khô dùng ăn và được dùng làm thuốc giải nhiệt, trị táo bón và thúc đẩy sự bài tiết. Hạt được sử dụng ở Trung Quốc như thuốc làm dịu.

Bầu đất dại: cây thuốc giải nhiệt

Người ta còn dùng củ sắc uống làm thuốc trị sốt rét, nên ở vùng Lai Vung tỉnh Đồng Tháp có tên gọi là Ngải rét.

Đại hoàng: cây thông đại tiện

Đại hoàng có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thông đại tiện, tiêu tích trệ, làm tan máu ứ, hạ hoả giải độc.

Nghể chàm, chữa thổ huyết

Hoa được dùng như Thanh đại, giã lấy nước bôi ngoài làm thuốc chữa loét vòm miệng, viêm họng cấp, viêm amygdal, viêm lợi, viêm niêm mạc vòm miệng

Cẩm: tác dụng chống ho

Cây mọc hoang ở Lào Cai, Hoà Bình và được trồng v́ lá cho màu tím tía dùng nhuộm bánh, xôi. Có thể thu hái quanh năm, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng

Báng, cây thuốc bổ

Báng đã được nhân dân ta sử dụng từ thời đại các vua Hùng, Tổ tiên ta đã từng lấy bột trong thân cây và củ để ăn thay cơm

Mẫu kinh, trị cảm cúm

Lá được dùng trị cảm cúm, sốt rét, viêm ruột, lỵ viêm đường niệu - sinh dục, eczema, viêm mủ da. Quả dùng trị ho, hen suyễn đau vùng thượng vị, rối loạn tiêu hoá, viêm ruột lỵ

Bã thuốc: cây thuốc sát khuẩn

Lá vò ra có mùi của Ngưu bàng, khó chịu và bền. Lá và hạt đều cay, độc, toàn cây cũng có độc, có tác dụng sát khuẩn.

Kim cang lá xoan, thuốc trị tê thấp

Cũng như các loại Kim cang khác, thân rễ dùng được làm thuốc trị tê thấp, đau nhức chân tay, lỵ không chảy máu và bệnh hoa liễu

Gừng, cây thuốc chữa bệnh tiêu hoá

Gừng là vị thuốc quen thuộc trong nhân dân ta để giúp cho sự tiêu hoá, dùng trong những trường hợp kém ăn, ăn uống không tiêu, nôn mửa đi ỉa

Chân rết: dùng chữa băng huyết động thai

Được dùng chữa băng huyết, động thai, đau màng óc, co thắt sau chấn thương, sai khớp, Nhân dân thường dùng cây làm thức ăn cho ngựa

Đơn tướng quân, cây thuốc tiêu độc, chống dị ứng

Có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh với những vi khuẩn gram dương, như cầu khuẩn

Đậu rựa: cây thuốc trị hư hàn

Quả non có thể xào nấu, quả già ương thì lấy hạt hầm với thịt gà, thịt lợn rất ngon và bổ, Thường được dùng làm thuốc trị hư hàn, ách nghịch, nôn mửa.

Mua thường, giải độc thu liễm

Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng trị lỵ, ngoại thương xuất huyết, vết thương dao chém, ăn uống không tiêu, viêm ruột ỉa chảy, đái ra máu, kinh nguyệt quá nhiều, bạch đới

Muồng trinh nữ: trị đinh nhọt và viêm mủ da

Dùng 10 đến 20g, dạng thuốc sắc hoặc dùng lá sao làm trà uống. Phụ nữ có thai dùng phải cẩn thận. Không dùng trong trường hợp ỉa chảy.