Ba chạc: cây thuốc chữa chốc lở

2017-10-24 03:33 PM

Lá thường được dùng chữa ghẻ, mọn nhọt, lở ngứa, chốc đầu, Chữa các chứng nhiệt sinh khát nước, ho đau cổ họng, mắt mờ, trẻ em sốt cao sinh kinh giật.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Ba chạc. Chè đắng. Chè cỏ. Cây dầu dầu - Euodia lepta (Spreing) Merr, thuộc họ Cam - Rutaceae.

Mô tả

Cây nhỡ cao 2 - 8m, có nhánh màu đỏ tro. Lá có 3 lá chét, với lá chét nguyên. Cụm hoa ở nách các lá và ngắn hơn lá. Quả nang, thành cụm thưa, có 1 - 4 hạch nhẵn, nhăn nheo ở cạnh ngoài, chứa mỗi cái một hạt hình cầu đường kính 2mm, đen lam, bóng.

Hoa tháng 4 - 5. Quả tháng 6 - 7.

Bộ phận dùng

Lá và rễ - Folium et Radix Euodiae Leptae.

Nơi sống và thu hái

Rất phổ biến khắp nước ta trên các đồi cây bụi, ở rìa rừng và trong rừng thưa, ở cả vùng đất núi và đồng bằng. Còn phân bố ở Trung Quốc, Philippin vv...

Thu hái rễ và lá quanh năm. Rửa sạch rễ thái nhỏ và phơi khô ngoài nắng.

Lá sấy khô hay phơi trong râm.

Thành phần hoá học

Rễ chứa alcaloid; lá có tinh dầu thơm nhẹ.

Tính vị, tác dụng

Vị đắng, mùi thơm, tính lạnh; có tác dụng thanh nhiệt, chống ngứa, giảm đau.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Lá thường được dùng chữa ghẻ, mọn nhọt, lở ngứa, chốc đầu. Chữa các chứng nhiệt sinh khát nước, ho đau cổ họng, mắt mờ, trẻ em sốt cao sinh kinh giật. Ngày dùng 20 - 40g lá, dạng nước sắc hoặc cao. Thường nấu nước để tắm rửa hoặc xông. Có thể phối hợp với Kim ngân hoa (lượng bằng nhau) nấu nước uống.

Rễ và vỏ chữa phong thấp, đau gân, nhức xương tê bại, bán thân bất toại và điều hoà kinh nguyệt. Ngày uống 4 - 12g rễ và vỏ khô dạng thuốc sắc.

Ở Trung Quốc lá được dùng: 1. Phòng trị bệnh cúm truyền nhiễm, viêm não; 2. Đột quỵ tim, cảm lạnh, sốt, viêm họng, sưng amydal; 3. Viêm phế quản tích mủ, viêm gan.

Rễ được dùng trị: 1. Thấp khớp, đau dây thần kinh hông, đau hông; 2. Ngộ độc lá ngón. Dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương nọc rắn, áp xe, vết thương nhiễm trùng, eczema, viêm mủ da, trĩ. Liều dùng: Lá 10-15g, rễ 9-30g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, lấy lá tươi đắp hoặc nấu nước rửa, hoặc phơi khô và tán bột làm thuốc đắp.

Đơn thuốc

Dự phòng cúm truyền nhiễm và viêm não: Ba chạc 15g. Rau má 30g. Đơn buốt 15g. Cúc chỉ thiên 15g, săc uống.

Bài viết cùng chuyên mục

Côm lang: cây thuốc chữa tê thấp và nhọt độc

Ở Kontum và Gia Lai, dân gian cũng dùng thân rễ sắc uống, chữa tê thấp và nhọt độc, Ở Trung Quốc, thân rễ cũng dùng chữa phong thấp tê đau

Chay lá bóng: làm thuốc chữa ho ra máu thổ huyết

Loài phân bố ở Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Ở nước ta, cây mọc hoang trong rừng và đất khai hoang ở Khánh Hoà, Đồng Nai

Lấu bò, thuốc giảm đau

Cây của vùng Ân Độ, Malaixia, mọc hoang bám trên các cây gỗ hay trên đá. Thu hái toàn cây quanh năm dùng tươi hay phơi khô

Bát giác liên, cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Vị đắng cay, tính ấm, có độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoá đàm tán kết, khu đàm tiêu thũng, Thường dùng trị mụn nhọt lở ngứa, tràng nhạc, sưng yết hầu

Bạch tiền lá liễu, cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Ở Trung Quốc, toàn cây dùng làm thuốc thanh nhiệt giải độc, Thân rễ được sử dụng nhiều chữa các bệnh về phổi, ho nhiều đờm, đau tức ngực, trẻ em cam tích

Lục lạc lá bắc: trị sốt và chống ecpet

Loài phân bố ở Mianma, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Lào, Việt Nam đến Philippin. Cây mọc ở đất hoang, trảng cỏ, rừng rụng lá từ Ninh Bình qua Quảng Bình.

Nhum: lấy đọt non xào nấu làm rau ăn

Gỗ cây màu đen, rất cứng, được dùng làm cọc chống, làm ván, làm cọc căng dù. Nhân dân thường lấy đọt non xào nấu làm rau ăn, có vị ngọt

Bùm bụp trườn: uống trị cảm sốt

Rễ cây sắc nước uống trị cảm sốt. Lá dùng trị mụn nhọt, ghẻ lở. Ở Trung Quốc, người ta dùng rễ, thân và lá làm thuốc trị phong thấp, đau nhức xương, đau lưng đùi.

Cỏ gấu biển: cây thuốc điều kinh, lý khí, thư can, chỉ thống

Cũng như Cỏ gấu, Cỏ gấu biển cũng có vị cay, hơi đắng, tính bình, có tác dụng điều kinh, lý khí, thư can, chỉ thống. Ở Ân Độ, nó được xem như lợi tiểu, kích thích tim

Pison: sử dụng cho các chứng sưng viêm và thấp khớp

Ở Ấn Độ, vỏ cây và lá được dùng như chất để chống kích thích, sử dụng cho các chứng sưng viêm và thấp khớp, dịch cây lẫn với Hồ tiêu và những vị thuốc khác dùng trị bệnh về phổi của trẻ em

Hải anh, cây thuốc hoạt huyết

Tính vị, tác dụng, Vị chát, đắng, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, chỉ huyết, tán ứ

Chuối: giúp ích cho hệ xương cho sự sinh trưởng

Chuối xanh phơi khô ở nhiệt độ thấp rồi tán bột ăn hàng ngày, kích thích sự tăng trưởng của màng nhầy lót bên trong dạ dày bằng cách tạo thêm những tế bào sản xuất chất nhầy.

Bại tượng, cây thuốc chữa mụn nhọt

Thường được dùng trị mụn nhọt, ghẻ ngứa, sản hậu huyết ứ đau bụng, nôn mửa, kiết lỵ, viêm kết mạc, thổ huyết, ói ra máu

Kỳ nam kiến: thuốc chữa đau gan

Kỳ nam kiến là một loài thực vật ký sinh, thường bám trên các cây gỗ lớn trong rừng. Củ của cây có hình dạng đặc biệt, nhiều gai nhọn, bên trong chứa nhiều lỗ nhỏ là nơi trú ngụ của kiến.

Đinh lăng, cây thuốc giải độc bổ huyết

Trong rễ có glucosid, alcaloid, saponin triterpen, tanin, 13 loại acid amin, vitamin B1. Trong thân và lá cũng có nhưng ít hơn

Bí bái: khư phong hoạt huyết

Bí bái có vị ngọt, thơm, hơi cay, tính bình. Vỏ đắng và chát. Rễ, gỗ, lá có tác dụng khư phong hoạt huyết, hành khí giảm đau. Quả kiện tỳ tiêu thực.

Cà trời: hạt để trị đau răng

Dùng ngoài, người ta lấy rễ nấu tắm trị sốt về đêm và dùng đắp trị ghẻ, các vết đứt, vết thương, dao chém và đau bìu dái

Chùm ngây: kích thích tiêu hoá

Quả được dùng trị bệnh đau gan và tỳ, đau khớp, sài uốn ván và chứng liệt, hạt dùng trị bệnh hoa liễu, dầu từ hạt dùng đắp ngoài trị bệnh thấp khớp

Hoa tiên, cây thuốc bổ

Người ta dùng rễ và lá làm thuốc bổ, tăng cường thể lực, Lá còn được dùng chữa ăn uống khó tiêu, đau bụng

Lấu tuyến, thuốc chữa bệnh đường hô hấp

Cây mọc ở rừng thường xanh bình nguyên từ Đắc Lắc đến Kiên Giang (Phú Quốc). Cũng phân bố ở Campuchia, Lá được dùng chữa các bệnh về đường hô hấp

Bìm bìm ba thuỳ, dùng đắp trị đau đầu

Cây mọc ở bờ rào, lùm bụi ở đồng bằng tới độ cao 700m, khắp nước ta. Cành mang hoa; hoa quả, Có nhựa. Ở Malaixia, lá cây được dùng đắp trị đau đầu

Mắt gà, thanh nhiệt giải độc

Cây mọc hoang dại ở các băi cỏ ven đường, các tỉnh miền núi như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai. Thu hái toàn cây vào mùa hè thu, rửa sạch phơi khô để dùng

Đậu xanh, cây thuốc chữa ôn nhiệt

Vỏ Đậu xanh sắc uống chữa bệnh ôn nhiệt, sốt cao, hôn mê, co giật, Thường phối hợp với các vị thuốc khác

Mí: trị đau nhức khớp

Loài phân bố ở Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở rừng trung du miền Bắc. Thu hái rễ, thân lá quanh năm dùng tươi hay phơi khô dùng.

Mãn sơn hương: tiêu viêm chỉ huyết

Vị cay, chát, tính ấm, có tác dụng thư cân hoạt huyết, tiêu viêm chỉ huyết, giải độc, dưỡng huyết và thanh nhiệt, dùng trị ngoại thương xuất huyết, đòn ngã tổn thương và gẫy xương.