- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Ấu, cây thuốc chữa loét dạ dày
Ấu, cây thuốc chữa loét dạ dày
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Bộ phận dùng
Quả - Fructus Trapae, thường có tên là Ô lăng. Có khi dùng cả vỏ quả và toàn cây.
Nơi sống và thu hái
Cây của vùng cổ nhiệt đới mọc tự nhiên và cũng được trồng nhiều trong các ao, hồ, đầm, sông cụt, mặt nước.
Người ta phân biệt hai giống trồng: ấu gai, quả có hai sừng nhọn như gai, năng suất thấp; ấu trụi. quả có hai sừng tù, năng suất cao, thường được trồng nhiều hơn. Người ta dựa vào hình dạng của quả để chia ra: ấu nâng gương là ấu đã ra quả thành thục, chưa quá già, màu nâu, lá không còn nằm ngang mặt nước mà đã lên chếch với mặt nước. Lúc này thu hoạch dễ (vì quả chưa rụng xuống bùn) và luộc ăn ngon; ấu sừng trâu, quả đã già màu đã chuyển từ nâu sang đen sẫm, vỏ cúng như sừng, nhân có nhiều bột, cần thu hoạch sớm.
Người ta nhân giống ấu bằng quả, từ quả sẽ sinh ra những dây ấu; dùng 4-5 dây này nhổ sát gốc làm một tôm để đem cây nhân giống tiếp hoặc trồng hẳn ở nơi có bùn để cho rễ bám nhanh và để lá nổi trên mặt nước, tuy nhiên trong tự nhiên, quả rụng xuống nước và tái sinh thành cây con dễ dàng lan toả trên diện tích rộng của mặt nước.
Để làm thuốc, ta thu quả tươi hoặc quả già luộc, lấy nhân ra, bóc lấy vỏ để dành, hoặc dùng cây tươi hay phơi hoặc sấy khô để dùng dần.
Thành phần hoá học
Trong nhân hạt có tới 49% tinh bột, và khoảng 10,3% protid.
Tính vị tác dụng
Củ ấu có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ mát, giải nắng nóng, giải độc; ăn thì bổ ngũ tạng. Vỏ quả có tính tăng lực và hạ nhiệt.
Công dụng
Người ta trồng ấu để lấy quả làm thức ăn phụ hoặc để chăn nuôi, còn lá dùng làm thức ăn xanh cho gia súc. Quả thường dùng luộc chín hay rang ăn. Từ hạt có thể chế ra một loại bột, nếu thêm đường hoặc mật làm bánh ăn ngon. Ở Trung Quốc cũng dùng ăn hoặc nấu rượu. Quả cũng dùng làm thuốc giải nắng nóng, giải độc, trừ rôm sảy. Người ta dùng quả sao lên để chữa cảm sốt và đau đầu; còn dùng làm thuốc cường tráng. Ở Campuchia, người ta chế ra một loại nước dễ uống có tác dụng chống suy nhược do bị bệnh sốt rét và các loại sốt khác.
Vỏ quả ấu còn dùng chữa loét dạ dày và loét cổ tử cung, còn toàn cây dùng chữa sài đậu trẻ em, giải độc rượu và làm cho sáng mắt.
Liều dùng
10 - 16g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài: giã cây tươi đắp không kể liều lượng.
Đơn thuốc
Giải trúng nắng và giải chất độc của thuốc, dùng củ ấu tươi giã nhỏ, chế thêm nước nguội mà uống thật nhiều.
Chữa rôm sảy hay da mặt khô sạm, dùng củ ấu tươi già xoa.
Ấu dại
Âu dại hay ấu dây - Trapa incisa Sieb. Et Zucc.(Trapa maximowiczii Korsh. var. tonkinensis Gagnep.) thuộc họ ấu - Trapaceae.
Cây thuỷ sinh có thân trong nước và lá chụm ở ngọn các nhánh, nổi sát dưới mặt nước; phiến lá hình tam giác, mép có răng to, gân phụ ba cặp, 1-2cm, hơi phù. Hoa trắng, cành hoa cao 1cm.
Quả bế cao và rộng 1cm (không kể gai), có 4 sừng:
2 cái hướng xuống dưới, dài 1cm, mảnh từ gốc với 2 điểm lồi ở phía trên chỗ dính; 2 sừng trên cùng dạng, hướng lên trên, dài 8mm.
Ấu gai
Bộ phận dùng: Quả - Fructus Trapae thường gọi là tế quả dã lăng.
Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Viễn Đông và Nam Trung Quốc, Việt Nam, gặp mọc hoang từ Yên Bái, Hà Tây, Hà Nội đến Quảng Trị.
Công dụng: Ở Trung Quốc, quả ấu dại có nhiều hột cũng được dùng ăn và nấu rượu.
Hạt dùng chữa sốt rét và đau đầu.
Ấu nước
Âu nước - Trapa natans L. var pumila Nakano, thuộc họ ấu - Trapaceae.
Mô tả: Cây thuỷ sinh nổi, khá to. Lá có cuống dài đến 10cm, phình ở 1/3 trên. Phiến lá hình tam giác, xẻ khá sâu, dầy, mập, gân phụ 4-5 cặp. Hoa có cuống dày, có lông. Quả bế có thân to, cao 2cm, với 4 sừng nhọn: 2 cái trên dài mọc ngang, 2 cái dưới ngắn hướng xuống, các lá mầm không bằng nhau, chứa đầy hột. Ra quả tháng 6-7.
Bộ phận dùng: Quả - Fructus Trapae.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở ao, hồ, đầm, ruộng từ Hà Nội đến Thừa Thiên, Quảng Nam. Dễ sinh sản bằng quả rơi xuống đất bùn. Thông thường được bán ở chợ như củ ấu.
Thành phần hoá học: Quả chứa protid 4,97%, lipid 0,67%, glucid 46,6%, tro 1,39% và một lượng nhỏ vitamin C.
Tính vị, tác dụng và công dụng: cũng tương tự như các loài ấu khác. Củ ấu có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ mát, giải nắng nóng, giải độc; ăn thì bổ ngũ tạng. Vỏ quả có tính tăng lực và hạ nhiệt.
Bài viết cùng chuyên mục
Mao quả: cây thuốc uống sau khi sinh
Mao quả, ngẩng chày là một loại cây thuộc họ Na, có quả đặc trưng với nhiều ngấn. Cây được sử dụng trong y học dân gian với nhiều công dụng khác nhau.
Giang núi, cây thuốc dùng trị lỵ
Ở Nhật Bản người ta thường dùng trị lỵ, Lá được dùng trước đây, ở Trung Quốc làm thuốc nhuộm móng tay như Lá móng
Ngũ gia gai: có tác dụng ích khí kiện tỳ
Vị cay, hơi đắng, tính ấm, có tác dụng ích khí kiện tỳ, bổ thận an thần, thư cân hoạt huyết, khư phong thấp.
Mít nài: cây thuốc
Ở Campuchia, người ta dùng lõi gỗ để chế một loại nước màu vàng nghệ dùng để nhuộm quần áo của các nhà sư. Nhựa cây lẫn với sáp dùng trong xây dựng và cũng dùng làm thuốc đắp trong khoa thú y.
Đơn mặt trời: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Thường dùng chữa mẩn ngứa, mụn nhọt, đi lỵ, đái ra máu, đại tiện ra máu, ỉa lỏng lâu ngày, Ở Thái Lan, lá còn được dùng làm thuốc trợ đẻ.
Kim phượng, thuốc trị sốt rét
Lá thường dùng trị sốt rét nặng và xổ, Dùng hãm uống có thể gây sẩy thai, Vỏ cũng dùng gây sẩy thai, rễ dùng trị thổ tả, dùng uống trong để lợi kinh
Cách: cây thuốc trị phù do gan
Cách có vị ngọt, nhấn, tính mát, có tác dụng trợ tỳ can, mát gan, sáng mắt, tiêu độc, lợi tiểu. Rễ thông kinh mạch, tán ứ kết tê bại, lợi tiêu hoá.
Chân trâu: dùng lá để trị bệnh ghẻ
Loài cây này có quả vào lúc mà thức ăn cho động vật hoang dại khá hiếm, nên có thể sử dụng làm cây thức ăn tốt cho các loài động vật này
Nổ: cây thuốc diệt trùng rút mủ
Nếu bị thương vì đồ sắt sét gỉ lưu lại ở trong vết thương thì dùng cành lá giã đắp có thể rút ra được
Quặn hoa Grandier: nhựa dùng đắp vết thương
Loài đặc hữu của Trung bộ và Nam bộ Việt Nam, có ở Bàna, núi Đinh, Gia Rai, Đắc Nông, Nhựa dùng đắp vết thương
Phá cố chỉ: dùng trị lưng cốt đau mỏi
Được dùng trị lưng cốt đau mỏi, người già đái són, đái dắt, ỉa chảy kéo dài, gầy yếu ra nhiều mồ hôi, thần kinh suy nhược, di tinh; dùng ngoài trị phong bạch điển.
Cọ: dùng rễ chữa bạch đới khí hư
Cây cọ lá nón có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện môi trường khác nhau, từ vùng núi cao đến đồng bằng. Chúng thường mọc ở ven suối, đất ẩm, nhưng cũng có thể sống được ở những nơi khô hạn hơn.
Cam thảo: giải độc nhuận phế
Người ta đã nghiên cứu thực nghiệm các tác dụng gây trấn tĩnh, ức chế thần kinh trung ương, giảm ho
Giần sàng, cây thuốc chữa liệt dương
Thường dùng chữa liệt dương, phụ nữ lạnh tử cung, khí hư, xích bạch đới, lưng gối mỏi đau
Biến hoa sông Hằng, lá làm thuốc trừ giun
Có tác dụng trừ giun, tiêu sưng, trừ thấp. Ở Ân Độ, người ta dùng dịch lá làm thuốc trừ giun xoa trị sưng viêm và đau thấp khớp
Cói túi quả mọng: cây thuốc dùng trị kinh nguyệt không đều
Ở Trung Quốc, cây được dùng trị kinh nguyệt không đều, chó dại cắn, huyết hư, sưng vú, khạc ra máu, băng huyết, dạ dày ruột xuất huyết
Bách bộ: cây thuốc chữa bệnh hô hấp
Cắt bỏ rễ con, rửa sạch, nhúng trong nước sôi, hoặc đồ vừa chín. Loại nhỏ để nguyên, loại to bổ dọc dài, phơi nắng hoặc sấy khô.
Bàm bàm nam, cây thuốc chống co giật
Dây có vị hơi đắng và se, tính bình có tác dụng trừ phong thấp và hoại huyết, Hạt có vị ngọt và se, tính bình, có độc, có tác dụng chống co giật, giảm đau, lợi tiểu
Bướm bạc Campuchia, làm thuốc trị ho
Người ta dùng hoa làm thuốc trị ho, hen, sốt rét có chu kỳ, đau thắt lưng. Dùng ngoài để chữa các bệnh về da. Lá cũng dùng làm trà uống giải nhiệt
Nghể chàm, chữa thổ huyết
Hoa được dùng như Thanh đại, giã lấy nước bôi ngoài làm thuốc chữa loét vòm miệng, viêm họng cấp, viêm amygdal, viêm lợi, viêm niêm mạc vòm miệng
Mạc tâm, chữa kiết lỵ
Cây mọc ở đất ẩm, dựa nước ở các tỉnh phía nam và Đồng Nai, Sông Bé đến Đồng Tháp, An Giang, Dân gian dùng vỏ thân sắc uống chữa kiết lỵ, quả nấu nước rửa vết thương
Hoa phấn, cây thuốc tiêu viêm
Rễ củ Hoa phấn có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, hoạt huyết tán ứ, Ở Ân Độ người ta cho rằng rễ kích dục, lọc máu
Mùi tây: kích thích hệ thần kinh
Mùi tây kích thích chung và hệ thần kinh, chống thiếu máu, chống còi xương, chống hoạt huyết, chống khô mắt, giúp khai vị, dễ tiêu hoá, giải độc, lọc máu, lợi tiểu, điều hoà kinh nguyệt.
Hoàng đàn giả, cây thuốc trị đau bụng và tê thấp
Còn dùng để cất tinh dầu thơm hay tán bột làm hương trầm, làm thuốc chữa đau bụng và tê thấp
Mã tiền hoa nách, rễ làm thuốc
Cây của rừng, rừng thưa, lùm bụi, dọc theo các suối từ vùng thấp tới vùng cao 2000m từ Lai Châu, Lào Cai đến các tỉnh Tây Nguyên, Kontum, Lâm Đồng và An Giang