Actiso

2017-10-23 02:24 PM
Thân cây có lông mềm, có khía dọc thân cây. Lá to, dài, mọc so le, phiến lá chia thuỳ ở gốc, những lá ở ngọn hầu như không chia thuỳ, mặt trên lá màu lục và mặt dưới có lông trắng

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Tên thường gọi

Actisô

Tên khoa học

Cynara scolymus L., thuộc họ cúc – Asteraceae.

Mô tả

Cây thân thảo cao 1-1,2 m. Thân cây có lông mềm, có khía dọc thân cây. Lá to, dài, mọc so le, phiến lá chia thuỳ ở gốc, những lá ở ngọn hầu như không chia thuỳ, mặt trên lá màu lục và mặt dưới có lông trắng. Cụm hoa ở trên các nhánh, gồm nhiều hoa hình ống và có màu lam tím. Quả nhẵn và dính với nhau thành vòng, dễ tách khi quả chín. Hạt không có nội nhũ. Cây mọc ở vùng Carthage và các vùng Địa trung hải, trồng ở Ý và Pháp. Ở Việt nam, actisô được trồng ở Sapa, Tam Đảo, Nghệ An, Hải Hưng, Lâm Đồng.

Bộ phận dùng và thu hái

Toàn cây (lá, thân, rễ, cụm hoa) – Herba Cynarae Scolymi. Người ta thu hái cụm hoa chưa nở làm rau ăn vào tháng 12 đến tháng 2. Còn lá cũng được thu hái lúc cây sắp ra hoa hoặc đang có hoa, rọc bỏ sống lá đem phơi khô hay sấy khô.

Thành phần hoá học

Cụm hoa chứa 3- 3,15% protid; 0,1-0,3% lipid; 11-15,5% đường (cần cho người bị bệnh đái tháo đường), 82% nước, còn có các chất khoáng như mangan, phosphor, sắt, các loại vitamin: 300 (gama) vitamin A; 120 (gama) vitamin B1, 30 (gama) vitamin B2, 10 mg vitamin C. 100g Actisô cung cấp cho cơ thể 50-70 calo. Trong lá cây có một chất kết tinh, thường là phức hợp với calcium, magnesium, kalium, natrium, là một glucosid mà người ta gọi là Cynarin, có công thức C25H24O12. H2O mang hai phân tử acid cafeic và một phân tử acid quinic. Trong lá tươi ngoài Cynarin, có một tannoid, hai heterosid flavonic là cyanosid và một chất khác không tan trong ete gọi là scolymosid. Các hợp chất polyphenol có trong lá non nhiều hơn lá già, ở phiến lá nhiều hơn cuống lá, ở chóp lá nhiều hơn gốc lá. Từ năm 1956 người ta tổng hợp được Cynarin.

Tính vị, tác dụng

Bông Actisô có tính bổ dưỡng khi đã nấu chín, tăng lực, kích thích, làm ăn ngon, bổ gan (tiết mật), trợ tim, lợi tiểu, chống độc, gây tiết sữa cho phụ nữ nuôi con nhỏ. Actisô được biết từ lâu nhờ tác dụng lợi mật do Cynarin, người ta cũng xác định được hỗn hợp các thành phần khác của Actisô, chủ yếu là acid-acool tạo nên hoạt lực lợi mật của Actisô và còn có những tác dụng khác như giảm cholesterol-huyết, bảo vệ gan, làm tăng sự bài niệu. Ở người, Cynarin có tác dụng loại trừ các acid mật làm giảm cholesterol-huyết và lipoprotein. Cây Actisô còn non có thể dùng luộc chín hay nấu canh ăn, những bộ phận thường được dùng làm rau là cụm hoa bao gồm đế hoa mang các hoa, các lông tơ và các lá bắc có phần gốc mềm màu trắng bao xung quanh. Người ta mang về, chẻ nhỏ theo chiều dọc từ 6-8 miếng, rồi đem hầm với xương, thịt để ăn cả cái và nước. Bông Actisô là loại rau cao cấp, khi nấu chín rất dễ tiêu hoá, dùng trị đau gan, giảm đau dạ dày, rất cần cho những người bị bệnh đái tháo đường.

Cách dùng

Sử dụng Actisô dưới nhiều dạng, có thể dùng tươi hoặc khô hâm uống hay nấu thành cao lỏng, cao mềm; còn có dạng chiết tươi bằng cồn hoặc làm cồn thuốc. Hiện nay trên thị trường có nhiều chế phẩm của Actisô: cao Actisô, trà Actisô, Cynaraphytol viên, thuốc ngọt Cynaraphytol, thuốc nước đóng ống Actisamin v.v...

Bài viết cùng chuyên mục

Cáp vàng: xông khói chữa bệnh

Ở Campuchia, người ta dùng các hoa tươi làm rau ăn. Gỗ nghiền thành bột dùng để xông khói chữa bệnh cho người bị choáng váng.

Cà na: bổ và lọc máu

Vỏ dùng hãm nước cho phụ nữ mới sinh đẻ uống trong vòng 15 ngày sau khi sinh

Ngõa vi lớn: thanh nhiệt giải độc

Được dùng ở Trung Quốc để trị ho, viêm nhiễm niệu đạo, viên thận, lỵ, viêm gan, viêm kết mạc mắt, viêm miệng, viêm hầu họng, phổi nóng sinh ho

Đậu ván trắng, cây thuốc chữa bệnh đậu lào

Đậu ván trắng có vị ngọt, tính hơi ấm, có tác dụng bổ tỳ vị, điều hoà các tạng, dịu phong, giải cảm nắng, trừ thấp và giải độc

Hoa cỏ: cây thuốc ướp hương

Bothriochloa pertusa là một loài cỏ thuộc họ Lúa (Poaceae), có tên gọi khác là Amphilophis pertusa. Loài cỏ này phân bố rộng rãi trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.

Bìm bìm chân cọp, trừ độc chó cắn

Rễ thường dùng trị ho ra máu và hạt dùng trị thủy thũng. Rễ và lá cũng được dùng trị đinh nhọt và cụm nhọt. Cây dùng làm thức ăn gia súc

Lộc mại lá dài: thuốc nhuận tràng

Loài phân bố ở Ân Độ, Lào, Việt Nam, Philippin, Inđônêxia. Ở nước ta, cây mọc trong rừng thứ sinh, trảng cây bụi hoặc dọc theo khe trũng ở Bắc Thái.

Hồng xiêm: cây thuốc trị táo bón

Quả chín ăn trị táo bón làm cho hoạt trường dễ đi tiêu, mỗi lần ăn 3, 4 quả, Vỏ cây, quả xanh dùng trị ỉa chảy, đi tả, trị sốt rét.

Đậu tương dại: cây thuốc hạ sốt

Cây thảo leo hoặc trườn, nhánh dạng sợi, có lông mịn màu vàng hoe. Lá kép với 3 lá chét hình bầu dục hẹp, dày, dài 2-3,5cm, rộng 1-1,5cm.

Hà thủ ô, cây thuốc chữa thận suy, gan yếu

Hà thủ ô có vị đắng chát, hơi ngọt, tính bình, có tác dụng bổ huyết giữ tinh, hoà khí huyết, bổ gan thận, mạnh gân xương, nhuận tràng

Mẫu đơn, chữa nhức đầu

Thường dùng chữa nhức đầu, đau khớp, thổ huyết, khạc ra máu, đái ra máu, cốt chưng lao nhiệt, kinh bế, thống kinh, ung thũng sang độc và đòn ngã tổn thương

Bạch đầu nhỏ, cây thuốc trị cảm mạo

Cây thảo sống hằng năm, cao 50, 70cm, phần nhánh từ khoảng giữa, Lá hình bánh bò hay hình thoi, thon hẹp dần thành cuống; mép có răng lượn sóng

Giổi trừ ho, cây thuốc nhuận tràng

Cây mọc ở rừng vùng núi miền Bắc nước ta, ven các sông suối, thung lũng, Thu hái vỏ cây và vỏ rễ quanh năm

Bầu nâu: chữa táo bón

Thịt quả chín thơm, ăn mát, chữa táo bón, lỵ, trị lao và bệnh về gan. Quả chưa chín hay mới chín tới, se, bổ tiêu hoá, dùng trị ỉa chảy.

Mức, chữa đau yết hầu

Dùng chữa đau yết hầu, thương hàn, sốt rét. Cũng dùng chữa phong thấp viêm khớp và bệnh viêm gan vàng da, xơ gan, cổ trướng

Móc: chữa đái ra máu

Bẹ non có vị đắng, sít, tính bình; có tác dụng thu liễm cầm máu và làm sít ruột, tan hòn cục. Quả Móc vị cay, tính mát; có tác dụng giải khát và mệt mỏi. Rượu có tác dụng nhuận tràng.

Đậu hoa tuyến: cây thuốc chữa đau co thắt ruột

Loài liền nhiệt đới, thường gặp ven rừng, đầm lầy, bình nguyên gần bờ biển ở các tỉnh Nam Bộ, Ở Ân Độ, nước sắc cây dùng để chữa đau co thắt ruột.

Mận rừng: trị ghẻ ngứa

Cây mọc hoang trên các đồi cây bụi, trên đất lateritic ở các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Tây, Quảng Ninh, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Ninh Bình. Thu hoạch rễ và vỏ rễ quanh năm.

Giáng hương, cây thuốc điều kinh

Ở Campuchia, rễ cây Giáng hương, phối hợp với những vị thuốc khác, dùng để điều kinh, Dịch đỏ chảy ra từ vỏ cây, nếu sấy khô sẽ cho một chất nhựa

Nghể nhẵn, dùng trị đau bụng

Cây mọc ở nơi ẩm lầy khắp nước ta, thường gặp ở ven đầm nước vào tháng 5, tháng 12 từ Hà Giang, Hà Nội, Nam Hà, Ninh Bình qua các tỉnh Tây Nguyên cho đến các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long

Đậu chiều, cây thuốc trợ tỳ tiêu thực

Đậu săng có vị đắng, tính mát; có tác dụng ấm phế, trợ tỳ, tiêu thực, làm thông huyết mạch

Câu đằng bóng: dùng chữa trẻ em sốt cao

Ở Trung Quốc, được dùng chữa trẻ em sốt cao, ngất lịm, co giật, trẻ em khóc đêm, phong nhiệt đau đầu, đòn ngã tổn thương

Bùm bụp trườn: uống trị cảm sốt

Rễ cây sắc nước uống trị cảm sốt. Lá dùng trị mụn nhọt, ghẻ lở. Ở Trung Quốc, người ta dùng rễ, thân và lá làm thuốc trị phong thấp, đau nhức xương, đau lưng đùi.

Ngọc phượng hoa: trị cơ thể hư yếu

Ở Vân Nam hành được dùng trị cơ thể hư yếu, trẻ em ăn uống không tiêu, ỉa chảy, phong thấp đau nhức khớp xương

Ngải tiên: khư phong trừ thấp

Vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng khư phong trừ thấp, ôn trung tán hàn. Tinh dầu có tính gây trung tiện, trừ giun.