- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- A phiện (thuốc phiện): cây thuốc trị ho ỉa chảy đau bụng
A phiện (thuốc phiện): cây thuốc trị ho ỉa chảy đau bụng
Vị chua, chát, tính bình, có độc; có tác dụng liễm phế, sáp trường, chỉ thống Nhựa thuốc phiện có vị đắng hơi chát; có tác dụng giảm đau, gây ngủ
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Thuốc phiện, A phiện, Anh túc, Cây thẩu - Papaver somniferum L.,
Thuộc họ Thuốc phiện - Papaveraceae.
Mô tả
Cây thảo hằng năm có thân chính mọc đứng cao tới 1 - 1,5m. Lá mọc so le - thuôn; các lá ở dưới xẻ thùy lông chim với các đoạn nhọn; các lá trên có răng. Hoa to, màu trắng, đỏ hay tím, mọc đơn độc ở ngọn thân, có cuống dài; nhị có bao phấn đen. Quả nang gần hình cầu, nhẵn, ở đầu một cuống phình, chứa nhiều hạt rất nhỏ có màu đen.
Ra hoa tháng 3 - 5, có quả tháng 6 - 8.
Bộ phận dùng
Vỏ quả đã chích nhựa, thường gọi là Cù túc xác. Anh túc xác – Pericarpium Papaveris; nhựa chích ở vỏ quả - Latex Papaveris.
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố ở Bắc Phi châu và một số nước Á châu (Ân Độ, Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Malaixia). Ở nước ta, cây được trồng ở vùng núi cao lạnh. Người ta chích nhựa ở vỏ quả chưa chín vào đầu mùa hạ, đem cô đặc. Còn vỏ quả đem phơi khô.
Thành phần hóa học
Nhựa thuốc phiện chứa tới 25 alcaloid khác nhau, chủ yếu là morphine, codeine, thebaine, narcotine, narceine, papaverine; các acid hữu cơ; meconic, lactic, malic, tartric, citric, acetic, succinic; còn có protein, acid amin, dextrose, pectin.
Quả khô chứa 0,388% morphine. 0,001% codeine, 0,335% papaverine và 0,247% narcotine.
Hạt chứa dầu, không có alcaloid. Tỷ lệ morphine thay đổi tuỳ theo các bộ phận của cây, có nhiều ở quả rồi đến thân, rễ và lá.
Tính vị, tác dụng
Vị chua, chát, tính bình, có độc; có tác dụng liễm phế, sáp trường, chỉ thống Nhựa thuốc phiện có vị đắng hơi chát; có tác dụng giảm đau, gây ngủ.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Anh túc xác được dùng trị ho, ho gà, ỉa chảy, trĩ, bụng dạ lạnh đau. Liều dùng 3-6g.
Nhựa được dùng chữa ho, đau bụng ỉa chảy, làm dễ thở trong suy tim. Dùng dạng bột, nhựa cao hay cồn thuốc. Liều dùng 0,005-0,02g tính theo hàm lượng morphin.
Ở Trung Quốc, hoa và quả hãm uống làm thuốc dịu đau trong điều trị bạch đới, ho, ỉa chảy và lỵ.
Hạt được dùng hãm uống làm thuốc gây ngủ cho trẻ em hay quậy và hay khóc; cũng dùng cho người lớn bị ỉa chảy và lỵ. Ở Malaixia, thuốc phiện được dùng ngoài trị trĩ, phong và các vết thương ở mắt.
Đơn thuốc
Chữa lỵ dùng hoa Kim ngân. Cù túc xác, mỗi vị 4g, sắc uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Lan sóc sách: thuốc tư âm ích vị
Được dùng chữa bệnh nhiệt thương tổn đến tân dịch, miệng khô phiền khát, sau khi có bệnh bị hư nhiệt.
Cà ba thuỳ: dùng trị bệnh lao
Ở Ấn Độ, rễ và chồi lá dùng trị bệnh lao dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hay thuốc dẻo ngọt; quả và hoa trị ho, nước sắc cây trị viêm phế quản mạn tính.
Mận: lợi tiêu hoá
Mận là loại cây ăn quả quen thuộc, được trồng rộng rãi ở nhiều vùng khí hậu khác nhau trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam . Quả mận có vị ngọt chua đặc trưng, giàu vitamin và khoáng chất, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Lài sơn, thuốc khư phong trừ thấp
Toàn cây có vị đắng, hơi cay, tính ấm, có tác dụng hành huyết khư phong tiêu thũng giảm đau
Bồng nga truật, chữa loét aptơ miệng khô
Trong y học cổ truyền Thái Lan, người ta dùng củ làm thuốc chữa các bệnh về mồm miệng như loét aptơ, miệng khô và làm thuốc lợi tiểu
Guồi, cây thuốc trị lỵ và bệnh gan
Ở Campuchia, thân cây được sử dụng làm các chế phẩm thuốc trị lỵ và bệnh về gan và bệnh ghẻ cóc, Có khi người ta ngâm rượu làm thuốc cho phụ nữ
Bù dẻ, bổ dưỡng hồi phục sức khoẻ
Quả ăn được, có vị chua. Hoa rất thơm. Rễ cũng được dùng nấu nước cho phụ nữ sinh đẻ uống như là thuốc bổ dưỡng để hồi phục sức khoẻ
Hoắc hương nhẵn: cây thuốc trị ho ra máu
Hoắc hương nhẵn, với tên khoa học là Agastache rugosa, là một loại cây thảo dược quý hiếm, từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt là ho ra máu.
Lai: thuốc chữa lỵ
Người ta dùng hạt để ăn sau khi rang và lấy dầu ăn, còn được dùng trong công nghiệp xà phòng, chế dầu nhờn, thắp sáng, pha sơn, véc ni.
Mía dò, lợi thuỷ tiêu thũng
Vị chua, đắng, cay, tính mát, hơi có độc; có tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng, giải độc, chẩn dương. Ở Ân Độ, rễ cây được xem như có tác dụng xổ, lọc máu, kích thích, bổ, trừ giun
Nhung hoa: dùng trị lỵ vi khuẩn viêm ruột
Ở Trung Quốc Vân Nam, dùng trị lỵ vi khuẩn, viêm ruột, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, băng huyết, thổ huyết, nục huyết, đái ra máu
Hoa tí ngọ: cây thuốc chữa cảm mạo
Thường dùng chữa cảm mạo, Mỗi khi thay đổi thời tiết, sức khoẻ không bình thường, người ta dùng lá và thân cây phơi khô nấu nước uống thay trà
Hạ khô thảo, cây thuốc lợi tiểu mát gan
Hạ khô thảo có vị đắng, tính hàn; có tác dụng lợi tiểu mát gan, sát trùng, tiêu độc, có tác giả cho là nó thanh hoả minh mục, tán kết tiêu thũng
Quế Bon: dùng trị cảm lạnh
Có vị ngọt cay, mùi thơm, tính nóng, cũng được dùng trị cảm lạnh, kích thích tiêu hoá, trị ỉa chảy và sát trùng.
Cỏ gừng: cây thuốc hành huyết, lương huyết, lợi tiểu
Cỏ ống có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, không độc, có tác dụng hành huyết, lương huyết, lợi tiểu, tiêu thũng, giải độc, sát trùng đường tiết niệu
Bách bệnh, cây thuốc chữa huyết kém
Quả hình trứng, hơi dẹt, có rãnh giữa, khi chín màu vàng đỏ, chứa một hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn. Mùa hoa quả tháng 3 đến tháng 11
Mễ đoàn hoa, thư cân tiếp cốt
Được dùng làm thuốc hạ cơn sốt, trị đau dạ dày, ngoại thương xuất huyết, gãy xương kín, bệnh lở có mủ vàng
Kim vàng, thuốc chữa rắn cắn
Chỉ mới được dùng trong dân gian làm thuốc chữa rắn cắn, cắt cơn suyễn, cảm cúm, ho, thổ huyết, băng huyết, đau nhức răng, tê bại nhức mỏi, bong gân
Ngấy: chữa tiêu hoá kém
Ngấy hương có vị chua, hơi ngọt, tính bình, mùi thơm nhẹ; có tác dụng giúp tiêu hoá, bổ ngũ tạng, ích tinh khí, mạnh chí, thêm sức, giải độc, tiêu phù.
Nạp lụa, chữa đậu sởi
Cây dạng bụi cao 1m; nhánh to có vỏ màu tro. Lá có phiến to, xoan rộng dài đến 17cm, rộng 11cm, không lông, màu lục tươi hay đậm, gân gốc 5, mép có răng thấp
Chóc máu: chữa viêm khớp đau lưng mỏi bắp
Chóc máu là một loại cây thuốc quý có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế.
Quyển bá quấn: tác dụng thanh nhiệt nhuận phế
Cây ưa bóng mọc trong rừng ẩm ở độ cao 1000 đến 2000m, trên đất đá vôi, ở các mỏm đá, khe đá, lòng suối, nhiều nơi từ vùng cao Sapa cho đến Gia Lai, thu hái toàn cây quanh năm
Dừa nước: cây thuốc trị ỉa chảy
Quả có phôi nhũ trong ăn ngon, còn dùng nuôi lợn mau mập, quày quả non xào nấu với vọp có vị ngọt ngon, nõn non còn dùng làm thuốc lá.
Ghẻ, cây thuốc trị ghẻ
Còn phân bố ở Campuchia, Ân Độ, Malaixia, Inđônêxia, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Lá, vò ra ngâm vào nước dùng trị ghẻ
Gia đỏ trong, cây thuốc trị lỵ
Loài đặc hữu ở miền Nam Việt Nam, gặp ở rừng Bảo chánh thuộc tỉnh Đồng Nai và một số nơi khác thuộc các tỉnh Kontum, Gia Lai và Đắc Lắc