Hương bài

2015-11-03 01:45 PM

Chưa thấy nhân dân ta dùng cây hương bài làm thuốc. Chỉ mới thấy dùng rẽ phơi khô trộn với nhiều vị thơm khác như hồi, quế chi và bã mía để làm hương thắp.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Còn gọi là cát cánh lan, lưỡi đòng, huệ rừng - hương lâu, rẻ quạt, xương quạt, sơn gian lan.

Tên. khoa học Dianella ensifolia DC. (Dianelia odorata Lamk. Diabella javanica Kunth, Dianella sandwicensis Hook. et Am. Dianella nemorosa (L.) DG).

Thuộc họ Lúa Poaceae.

Cần chú ý ngay rằng tân hương bài dùng đổ chỉ hai cây khác nhau về hình dáng cũng như về họ thực vật. Cây hương bài thứ hai còn có tên là hương lau (Vetiveria zizanioides Nash) thuộc họ Lúa (Gramineae), rễ dùng nấu nước gội đầu cho thơm và cất tinh dầu hương bài.

Mô tả cây

 Cây hương bài

Cây hương bài

Cây hương bài sở dĩ có tên như vậy là do rễ cây này được dùng làm hương đốt trong những ngày tết, dáng cây trông giống như cỗ bài.

Hương bài là một loại cỏ sống dai, có thân rễ nằm ngang, thân cao chừng 40-50cm, có thể tới 1m. Lá mọc so le, ôm lấy thân theo hai bên thân hình nan quạt giấy trông như chiếc quạt hay quân bài, do đó có tên rẻ quạt hay hương bài. Lá hình mác dài 40-70cm, rộng 1,5-3,5cm, không cuống, phía dưới thành bẹ dài ôm lấy thân. Cụm hoa tận cùng, dài 10-20cm (không kể cuống) mọc thành thùy xim ngắn. Hoa màu vàng nhạt hay hơi tím nhạt, khi còn là nụ có hình trứng, 3 lá đài, 3 cánh tràng, 6 nhị, bầu hình cầu, 3 ngăn, quả mọng màu đỏ tía sẫm hay xanh đen, hình cầu đuờng kính 8- 9mm ngăn có 1-3 hạt hình trứng.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây hương bài được trồng và mọc hoang ở nhiều nơi trong nưóc ta: Tại các tỉnh miền Bắc, trồng chủ yếu ở các làng quanh vùng Tiền Hải tỉnh Thái Bình để lấy rễ làm hương thấp, còn trồng nhiều ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Chưa được trồng trên quy mô kỹ nghệ, thường thì thấy mỗi gia đình trồng vài khóm để dùng trong dịp tết, cây có thể trồng trong bóng râm và có thể trồng ngoài nắng. Mùa hoa tháng 6-7. Đất trồng là đất mùn, đất vườn.

Vào cuốì mùa thu, đào lẫy rẽ và thân rễ, rửa sạch phơi khô.

Thành phần hóa học

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu. Sơ bộ chúng tôi thấy rễ nó rất ít tinh dầu mùi thơm nhẹ đặc biệt.

Công dụng và liều dùng

Chưa thấy nhân dân ta dùng cây hương bài làm thuốc. Chỉ mới thấy dùng rẽ phơi khô trộn với nhiều vị thơm khác như hồi, quế chi và bã mía để làm hương thắp.

Tỷ lệ các vị đại để như sau: Rễ hương bài phơi khô 1kg, nẩy cây bưởi (vỏ thân cây bưởi tự bong ra) 1kg, bạch đàn và đại hồi mỗi thứ 300g, quế chi 300g, trầm 1kg, mía thái mỏng, giã và vắt bỏ nước đi 5kg. Tất cả sây khô tán nhỏ, cuộn vào giấy bản, trong có lõi que nứa để làm chân hương.

Tại các nước khác, người ta dùng lá giã nát đắp lên các mụn nhọt. Cây có độc không dùng làm thuốc uống được. Súc vật ăn có thể bị chết. Tại Nghệ An và một số tỉnh Hoa Nam Trung Quốc, người ta dùng rễ cây này chỉ vắt lấy nước, dùng nước này tẩm gạo, phơi khô, gạo khô lại tẩm, làm như vậy 3 lần. Rang gạo thơm, chuột ăn sẽ chết.

Bài viết cùng chuyên mục

Cây mắc kẹn

Cây nhỏ cao 3 - 5cm. Lá kép chân vịt, có cuống chung dài tới 25cm, lá chét hình mác thuôn, dài 20cm, rộng 6cm, dai, nhẵn, mép có răng cưa nhỏ. Hoa trắng.

Cây ngọt nghẹo

Cây ngọt nghẹo là một loại cây sống lâu do thân rễ gồm một chuỗi củ mẫm, hình cung, từ những nơi nhô lên mọc các thân cao tới 3 - 6m, nhẵn mềm, phía đỉnh có cạnh.

Cây củ đậu

Cây củ đậu được trồng khắp nơi ở Việt Nam vùng đồng bằng cũng như miền núi để lấy rẽ củ ăn, hạt dùng làm thuốc, nhưng ít dùng vì có độc. Mùa thu hoạch hạt tháng 11, 12.

Cây cổ giải

Cổ giải là một loại cây sống ở nhừng núi đá vôi tại các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang. Có thấy mọc cả ở núi đất.

Cây lim

Lim là một cây mọc phổ biến ở Việt Nam nhất là tại những khu rừng miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Còn thấy ở Lào, miền nam Trung Quốc.

Cây hương lâu

Cây mọc hoang dại trên các đồi hoang khô nơi nhiều nắng, trơ đất đá, xen lẫn cây bụi thấp. Được trồng để khai thác tại nhiều nước như Ấn Độ, Inđônêxya.

Cây tỏi độc

Lá cây tỏi độc to, dài, đầu lá hẹp nhọn, khi quả chín thì lá héo đi và trên mặt đất hầu như không còn dấu vết gì của cây nữa cho đến khi mùa thu tới lại thấy hoa từ dưới đất.

Cây hồi núi

Hiện nay không thấy nhân dân ta sử dụng cây hồi núi, thường chỉ do dùng nhầm gây ra những vụ ngộ độc vì quả có chất độc. Nêu lên ở đây để cần chú ý tránh nhầm lẫn.

Cây sở

Cây dầu sở được trồng nhiều nhất ở tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ rồi đến các tỉnh khác có ít hơn như Hòa Bính, Hà Tây, vùng huyện Nho Quan thuộc Ninh Bình.

Cây chẹo

Chẹo là một cây nhỡ cao chừng 8m cành, và cuống lá thường mền yếu, lá kép lông chim nhẵn thường gồm 2 đến 5 đôi lá chét hình trứng dài, dai, có cuống.

Cây trẩu

Trẩu là một cây to, cao có thể tới 8m hay nhiều hơn, thân nhẵn. Lá đa dạng, khi thì có thùy sâu, khi xẻ nông, khi thì nguyên và hình tim, mặt trên bóng, màu sẫm.

Cúc trừ sâu

Cúc trừ sâu là một cây ưa khô, chịu hạn được một thời gian dài có thể chịu mùa đông rất lạnh, nó ưa bóng vừa phái và có thể trồng xen với một số cây to nhưng nó rất sợ ẩm ướt.

Cây thuốc lá

Hoa nhiều, tập hợp thành chùy ở ngọn. Đài có lông, tràng màu trắng hay hồng hoặc tím nhạt. Quả nang có 2 ô, có đài tồn tại bọc ở ngoài, hạt bé, nhiều, màu đen.

Cây lá ngón

Trong cây lá ngón Bắc Mỹ, thành phần chủ yếu là chất gelmixin có độc tính rất mạnh, với liều thấp trên động vật có vú, trước khi thấy hiện tượng ức chế hô hấp.

Cây sui

Cây sui là một loại cây lớn, có thể cao tới 30m, có gốc rất lớn. Lá nhị lộ, có cuống dài 8-10m, phiến lá dài chừng 6cm, rộng khoảng 5,5cm. Cả hai mặt lá đều hơi nháp.

Cây thàn mát

Trong nhân dân chỉ mới thấy dùng hạt thân mát để đuốc cá. Tán nhỏ, trộn với tro bếp, rắc vào dòng nước suối đã ngân lại, cá sẽ chết, nổi lên chỉ việc vớt về.

Cây hột mát

Hiện cây này không được dùng làm thuốc. Nhân dân chỉ dùng hạt tán nhỏ, cho xuống nước để duốc cá. Có thể nghiên cứu để làm thuóc trừ sâu bọ hại hoa màu.