Cây trẩu

2017-05-28 09:58 PM

Trẩu là một cây to, cao có thể tới 8m hay nhiều hơn, thân nhẵn. Lá đa dạng, khi thì có thùy sâu, khi xẻ nông, khi thì nguyên và hình tim, mặt trên bóng, màu sẫm.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Còn gọi là cây dầu sơn, ngô đồng, mộc đu thụ, thiên niên đồng, bancoulier, abrasin.

Tên khoa học Aleurìtes montana (Lour.) Wils.

Thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae.

Cây trẩu cho ta một loại dầu sơn rất quý dùng trong nước và xuất khẩu. Khô dầu trẩu là một nguồn phàn bón ruộng, có tác dụng trừ sâu.

Mô tả cây

Cây trẩu

Cây trẩu

Trẩu là một cây to, cao có thể tới 8m hay nhiều hơn, thân nhẵn. Lá đa dạng, khi thì có thùy sâu, khi xẻ nông, khi thì nguyên và hình tim, mặt trên bóng, màu sẫm, mặt dưới mờ, màu nhạt. Các lá đa dạng đều có một đặc điểm chung.

Ở gốc phiến lá và kẽ thùy bao giờ cũng có 2 tuyến đỏ nổi rõ, cuống lá dài 7-10cm. Hoa đơn tính, cùng gốc, có khi khác gốc. Tràng 5, màu trắng, đốm tía ở móng tràng. Quả hình trứng, màu lục, đường kính 3-5cm, mặt ngoài nhăn nheo, cấu tạo bởi 3 mảnh vỏ, mỗi mảnh có 1 đường gân nổi cao, 3 hạt có nội nhũ to chứa có lá xẻ thùy nhiều dầu. Mùa hoa tháng 3-4, thường ra hoa trước khi lá non xuất hiện. Thường tháng 9 lại có 1 vụ hoa nữa. Quả của lứa hoa truớc chín vào khoảng tháng 10.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây trẩu mọc hoang và được trồng ở nhiều vùng từ cao đến thấp, miền núi cũng như đồng bằng ở khắp Việt Nam. Trẩu ưa đất mát, thoát nước, trên các dốc. Hầu hết các tinh đều có trẩu, miền Bắc như Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Hòa Bình, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Cao Bàng, Lạng Sơn, miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Tại Hoa Nam Trung Quốc trẩu mọc và được trồng ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây.

Tuy trẩu không đòi hỏi đất lắm nhưng những nơi nào đất không có độ xốp vừa phải, đất không mát và không tốt thì cây trẩu chóng chết. Ở những đất thích hợp, cây trẩu mọc rất nhanh, ra hoa ngay vào năm thứ 2 hay thứ 3, cành mọc thành tầng ngang, đều, ngay khi còn ít năm đã có thể cao tới 12 - 15m. Có thể trồng để che phủ chè, dứa, hoàng tinh hay cà phê. 100kg hạt cho trung bình 52kg nhân, 46,74kg vỏ hạt (hao hụt chừng 1,26%). Một tạ hạt (cả vỏ) cho chừng 19 - 20kg dầu và 60 - 65kg khô (bã).

Thành phần hóa học

Hạt trẩu có chứa tới 50 - 70% dầu. Dầu trẩu lỏng màu vàng nhạt, chóng khô. Trong dầu trẩu có chừng 70 đến 79% axit stearic, 8 - 12% axit linoleic, 10 - 15% axit oleic.

Dầu trẩu mau khô, khi kết thành màng có tính chất chống ẩm chịu được thời tiết biến đổi cao, sức co giãn tốt, có tác dụng chống gỉ.

Trong lá và hạt có saponorit độc, không thê dùng làm thức ăn cho gia súc được.

Công dụng và liều dùng

Hiện nay công dụng chủ yếu của trẩu chỉ là dùng hạt ép dầu để pha sơn, quét lên vải cho khỏi mưa ướt. Giá trị xuất khẩu rất cao. Khô trẩu chỉ mới dùng làm phân bón ruộng. Làm thuốc người ta dùng nhân hạt trẩu đốt thành than, tán bột hòa với mỡ lợn bôi chữa chốc lờ, mụn nhọt. Vỏ cây trẩu sắc với nước dùng ngậm chữa đau và sâu răng. Ngày ngậm nhiều lần, nhổ nước đi không được nuốt.

Bài viết cùng chuyên mục

Cây cổ giải

Cổ giải là một loại cây sống ở nhừng núi đá vôi tại các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang. Có thấy mọc cả ở núi đất.

Cây hồi núi

Hiện nay không thấy nhân dân ta sử dụng cây hồi núi, thường chỉ do dùng nhầm gây ra những vụ ngộ độc vì quả có chất độc. Nêu lên ở đây để cần chú ý tránh nhầm lẫn.

Cây thàn mát

Trong nhân dân chỉ mới thấy dùng hạt thân mát để đuốc cá. Tán nhỏ, trộn với tro bếp, rắc vào dòng nước suối đã ngân lại, cá sẽ chết, nổi lên chỉ việc vớt về.

Hương bài

Chưa thấy nhân dân ta dùng cây hương bài làm thuốc. Chỉ mới thấy dùng rẽ phơi khô trộn với nhiều vị thơm khác như hồi, quế chi và bã mía để làm hương thắp.

Cây mắc kẹn

Cây nhỏ cao 3 - 5cm. Lá kép chân vịt, có cuống chung dài tới 25cm, lá chét hình mác thuôn, dài 20cm, rộng 6cm, dai, nhẵn, mép có răng cưa nhỏ. Hoa trắng.

Cây thuốc lá

Hoa nhiều, tập hợp thành chùy ở ngọn. Đài có lông, tràng màu trắng hay hồng hoặc tím nhạt. Quả nang có 2 ô, có đài tồn tại bọc ở ngoài, hạt bé, nhiều, màu đen.

Cây lá ngón

Trong cây lá ngón Bắc Mỹ, thành phần chủ yếu là chất gelmixin có độc tính rất mạnh, với liều thấp trên động vật có vú, trước khi thấy hiện tượng ức chế hô hấp.

Cây lim

Lim là một cây mọc phổ biến ở Việt Nam nhất là tại những khu rừng miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Còn thấy ở Lào, miền nam Trung Quốc.

Cây hột mát

Hiện cây này không được dùng làm thuốc. Nhân dân chỉ dùng hạt tán nhỏ, cho xuống nước để duốc cá. Có thể nghiên cứu để làm thuóc trừ sâu bọ hại hoa màu.

Cây ngọt nghẹo

Cây ngọt nghẹo là một loại cây sống lâu do thân rễ gồm một chuỗi củ mẫm, hình cung, từ những nơi nhô lên mọc các thân cao tới 3 - 6m, nhẵn mềm, phía đỉnh có cạnh.

Cây chẹo

Chẹo là một cây nhỡ cao chừng 8m cành, và cuống lá thường mền yếu, lá kép lông chim nhẵn thường gồm 2 đến 5 đôi lá chét hình trứng dài, dai, có cuống.

Cây sui

Cây sui là một loại cây lớn, có thể cao tới 30m, có gốc rất lớn. Lá nhị lộ, có cuống dài 8-10m, phiến lá dài chừng 6cm, rộng khoảng 5,5cm. Cả hai mặt lá đều hơi nháp.

Cây hương lâu

Cây mọc hoang dại trên các đồi hoang khô nơi nhiều nắng, trơ đất đá, xen lẫn cây bụi thấp. Được trồng để khai thác tại nhiều nước như Ấn Độ, Inđônêxya.

Cây củ đậu

Cây củ đậu được trồng khắp nơi ở Việt Nam vùng đồng bằng cũng như miền núi để lấy rẽ củ ăn, hạt dùng làm thuốc, nhưng ít dùng vì có độc. Mùa thu hoạch hạt tháng 11, 12.

Cúc trừ sâu

Cúc trừ sâu là một cây ưa khô, chịu hạn được một thời gian dài có thể chịu mùa đông rất lạnh, nó ưa bóng vừa phái và có thể trồng xen với một số cây to nhưng nó rất sợ ẩm ướt.

Cây tỏi độc

Lá cây tỏi độc to, dài, đầu lá hẹp nhọn, khi quả chín thì lá héo đi và trên mặt đất hầu như không còn dấu vết gì của cây nữa cho đến khi mùa thu tới lại thấy hoa từ dưới đất.

Cây sở

Cây dầu sở được trồng nhiều nhất ở tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ rồi đến các tỉnh khác có ít hơn như Hòa Bính, Hà Tây, vùng huyện Nho Quan thuộc Ninh Bình.