Cây thàn mát

2015-11-03 01:42 PM

Trong nhân dân chỉ mới thấy dùng hạt thân mát để đuốc cá. Tán nhỏ, trộn với tro bếp, rắc vào dòng nước suối đã ngân lại, cá sẽ chết, nổi lên chỉ việc vớt về.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Còn gọi là mác bát, hột mát, duốc cá, thân mút.

Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).

Tên khoa học Millelia ichthyochtona Drake.

Hạt cây thân mát được nhân dân miển núi nước ta dùng đế duốc cá (làm cho cá say thuốc mà bắt).

Mô tả cây

 Cây thàn mát

Cây thàn mát

Thàn mát là một cây to, cao chừng 5-10m, có lá kép 2 lần lông chim lẻ, sớm rụng, lá non dài 12cm, cuống chung dài 7-8cm, gầy, cuống lá chét dài 3- 4mm, lá chét 5-6cm, rộng 15-25mm. Hoa trắng, mọc thành chùm, thường mọc trước lá làm cho cây có một dáng đặc biệt trong rừng. Quả là một giáp, dài 13cm (cuống 1cm), rộng 2-3cm, từ 1/3 phía trên hẹp lại trông giống con dao mã tấu lưỡi rộng, trong chứa một hạt hình đĩa màu vàng nhạt nủu, đường kính 20mm. Thường người ta thu hoạch hạt vào tháng tu.

Phân bố

Cây mọc hoang tại các tỉnh miền thượng du Việt Nam: Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Tây và Bắc Cạn, Thái Nguyên. Tại một vài nơi ở Hà Nội cũng có trồng để làm cảnh và lấy bóng mát.

Thành phân hóa học

Trong hạt mác bát hay thân mát có chúa tới 38- 40% dầu. Ngoài ra trong hạt còn chứa các chất độc đối với cá như rotenon, sapotoxin, chất gôm và các chất anbumin.

Tác dụng dược lý

Đối với người và động vật máu nóng, rotenon uống vào không gầy triệu chứng ngộ độc nào.

Nhưng đối với người thợ phụ trách tán bột thuốc này thì có thể gây chảy nước mắt, hắt hơi và buồn nôn.

Đối với động vật khác cũng không thấy gây các triệu chứng khó chịu: người ta có thể cho chó uống tới liều 150mg cho một kg thể trọng.

Nếu tiêm mạch máu, rotenon và những chất cùng loại như deguelin gây tê liệt do nguồn gốc thẩn kình trung ương: Con vật ngạt mà chết.

Triệu chứng ngộ độc như sau: Khó thờ, thở hổn hển, nôn mửa, cơ liệt, liệt dần và cuối cùng ngạt thở.

Với liều gây chết, mạch chậm, tim loạn nhịp, cuối cùng liệt tâm thất.

Đối với cá-Cá rất nhậy cảm đối với rotenon. Một dung dịch 75mg trong 100 lít nước ở nhiệt độ 23° đủ giết cá vàng trong vòng 2 giờ, với triệu chứng ngừng thở và trước khí chết có một thời kỳ bị kích thích.

Tổ thuốc trừ sâu Học viện nông lâm (1960) đã thí nghiệm giã nhỏ hạt thân mát rồi ngâm với nước lã từ 4-12 giờ sau đó pha loãng với nồng độ khác nhau, phun lên cây thấy hạt thân mát có thể dùng làm thuốc để trừ nhiều loại sâu như Cirphis salehrosa hại ngô, sâu keo Spodoptera mauritia, rệp khoai, nhậy hại bông v.v...

Công dụng và liều dùng

Trong nhân dân chỉ mới thấy dùng hạt thân mát để đuốc cá. Tán nhỏ, trộn với tro bếp, rắc vào dòng nước suối đã ngân lại, cá sẽ chết, nổi lên chỉ việc vớt về.

Gần đây nhiều nơi đã dùng làm thuốc trừ sâu bọ hại mùa màng: Giã nhỏ hạt, pha thêm nước với tỷ lệ 4-16% phun lên cây. Rất có hiệu quả đối vói nhiều loại sâu bọ.

Bài viết cùng chuyên mục

Cây ngọt nghẹo

Cây ngọt nghẹo là một loại cây sống lâu do thân rễ gồm một chuỗi củ mẫm, hình cung, từ những nơi nhô lên mọc các thân cao tới 3 - 6m, nhẵn mềm, phía đỉnh có cạnh.

Hương bài

Chưa thấy nhân dân ta dùng cây hương bài làm thuốc. Chỉ mới thấy dùng rẽ phơi khô trộn với nhiều vị thơm khác như hồi, quế chi và bã mía để làm hương thắp.

Cây hương lâu

Cây mọc hoang dại trên các đồi hoang khô nơi nhiều nắng, trơ đất đá, xen lẫn cây bụi thấp. Được trồng để khai thác tại nhiều nước như Ấn Độ, Inđônêxya.

Cây thuốc lá

Hoa nhiều, tập hợp thành chùy ở ngọn. Đài có lông, tràng màu trắng hay hồng hoặc tím nhạt. Quả nang có 2 ô, có đài tồn tại bọc ở ngoài, hạt bé, nhiều, màu đen.

Cây trẩu

Trẩu là một cây to, cao có thể tới 8m hay nhiều hơn, thân nhẵn. Lá đa dạng, khi thì có thùy sâu, khi xẻ nông, khi thì nguyên và hình tim, mặt trên bóng, màu sẫm.

Cúc trừ sâu

Cúc trừ sâu là một cây ưa khô, chịu hạn được một thời gian dài có thể chịu mùa đông rất lạnh, nó ưa bóng vừa phái và có thể trồng xen với một số cây to nhưng nó rất sợ ẩm ướt.

Cây sở

Cây dầu sở được trồng nhiều nhất ở tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ rồi đến các tỉnh khác có ít hơn như Hòa Bính, Hà Tây, vùng huyện Nho Quan thuộc Ninh Bình.

Cây lim

Lim là một cây mọc phổ biến ở Việt Nam nhất là tại những khu rừng miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Còn thấy ở Lào, miền nam Trung Quốc.

Cây tỏi độc

Lá cây tỏi độc to, dài, đầu lá hẹp nhọn, khi quả chín thì lá héo đi và trên mặt đất hầu như không còn dấu vết gì của cây nữa cho đến khi mùa thu tới lại thấy hoa từ dưới đất.

Cây lá ngón

Trong cây lá ngón Bắc Mỹ, thành phần chủ yếu là chất gelmixin có độc tính rất mạnh, với liều thấp trên động vật có vú, trước khi thấy hiện tượng ức chế hô hấp.

Cây sui

Cây sui là một loại cây lớn, có thể cao tới 30m, có gốc rất lớn. Lá nhị lộ, có cuống dài 8-10m, phiến lá dài chừng 6cm, rộng khoảng 5,5cm. Cả hai mặt lá đều hơi nháp.

Cây củ đậu

Cây củ đậu được trồng khắp nơi ở Việt Nam vùng đồng bằng cũng như miền núi để lấy rẽ củ ăn, hạt dùng làm thuốc, nhưng ít dùng vì có độc. Mùa thu hoạch hạt tháng 11, 12.

Cây hột mát

Hiện cây này không được dùng làm thuốc. Nhân dân chỉ dùng hạt tán nhỏ, cho xuống nước để duốc cá. Có thể nghiên cứu để làm thuóc trừ sâu bọ hại hoa màu.

Cây chẹo

Chẹo là một cây nhỡ cao chừng 8m cành, và cuống lá thường mền yếu, lá kép lông chim nhẵn thường gồm 2 đến 5 đôi lá chét hình trứng dài, dai, có cuống.

Cây cổ giải

Cổ giải là một loại cây sống ở nhừng núi đá vôi tại các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang. Có thấy mọc cả ở núi đất.

Cây mắc kẹn

Cây nhỏ cao 3 - 5cm. Lá kép chân vịt, có cuống chung dài tới 25cm, lá chét hình mác thuôn, dài 20cm, rộng 6cm, dai, nhẵn, mép có răng cưa nhỏ. Hoa trắng.

Cây hồi núi

Hiện nay không thấy nhân dân ta sử dụng cây hồi núi, thường chỉ do dùng nhầm gây ra những vụ ngộ độc vì quả có chất độc. Nêu lên ở đây để cần chú ý tránh nhầm lẫn.

VIDEO: HỎI ĐÁP Y HỌC