- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc và vị thuốc có chất độc
- Cây ngọt nghẹo
Cây ngọt nghẹo
Cây ngọt nghẹo là một loại cây sống lâu do thân rễ gồm một chuỗi củ mẫm, hình cung, từ những nơi nhô lên mọc các thân cao tới 3 - 6m, nhẵn mềm, phía đỉnh có cạnh.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Còn gọi là nghẽo nghọt, roi, cỏ củ nhú nhoái, vinh quang rực rỡ, phan ma ha (Lào), var sleng đông đang (Campuchia)...
Tên khoa học Gloriosa superha L. (G.simpleX Don).
Thuộc họ Hành tỏi Liliaceae.
Cây ngọt nghẹo là một nguồn conchixin.
Mô tả cây
Cây ngọt nghẹo
Cây ngọt nghẹo là một loại cây sống lâu do thân rễ gồm một chuỗi củ mẫm, hình cung, từ những nơi nhô lên mọc các thân cao tới 3 - 6m, nhẵn mềm, phía đỉnh có cạnh. Lá mọc so le, hay mọc đối, đôi khi mọc vòng, không cuống hay cuống ngắn, phiến lá hình mác trên đầu tận cùng bằng một tua cuộn lại hình xoắn ốc, toàn bộ dài 7 - 12cm, rộng 2 - 3cm, gân dọc rất xít nhau. Hoa mọc đơn độc hoặc gần nhau thành ngù giả ở đầu cành, hoa to rất đẹp, cuống dài 10 - 15cm, dáng đặc biệt, cánh hoa vàng đỏ đẹp ở 2/3 trên, phía dưới màu vàng tươi. Nhị 6 bao phấn đính ở giữa. Bầu 3 ngăn, nhiều tiểu noãn. Quả nang hình chùy dài 5 - 6cm chứa nhiêu hạt khi chín có màu đò tươi. Mùa hoa tháng 5 - 6. Mùa quả tháng 6 - 8.
Phân bố, thu hái và chế biến
Theo tài liệu, cây này được phát hiện tại nhiều nơi ở miền Nam Việt Nam, nơi có nhiều ánh sáng: Huế, Đà Nẵng, Phan Thiết, Phan Rang, Nha Trang, Quảng trị. Tại miền Bắc cho đến nay chúng ta chưa thấy. Năm 1967 chúng tôi đã xin được giống (hạt và thân rễ) từ Liên Xô cũ về để trồng thí nghiệm và đã theo dõi trong khoảng thời gian từ tháng 8 - 1967 tới 5 - 1976 (Đỗ Tất Lợi). Hàng năm cây mọc tốt, năm 1968 bắt đầu ra hoa kết quả bình thường.
Còn mọc ở Ấn Độ, Miến Điện, Malaixia, Phi Châu, Thái Lan, Inđônêxya.
Cho đến nay chưa thấy ai dùng cây này làm thuốc, ở Việt Nam chỉ mới thấy ghi rằng thân rễ rất độc.
Thân rễ thưòng gồm 2 củ dính nhau thành hình thước thợ, một củ nhỏ hơn, thân rễ thường, dài 15 - 20cm, đường kính 2 - 2,5cm. Khi tươi củ mẫm, ngọt, trên mặt phủ một lớp vỏ màu nâu nhạt, dưới lớp vỏ là một lớp màu vàng nhạt như sáp, điểm những đốm màu vàng sẫm. Phía trong màu trắng gồm những tế bào chứa tinh bột. Dịch thân rễ nhầy, hơi đắng, trong những thân rễ lâu năm tinh bột ít đi. Sấy khô trông dấng tinh bột, nhưng sau khi đồ rồi mới phơi thì vết bè trong cứng.
Thành phần hóa học
Thân, rễ tươi chứa khoảng 80% nước, nung cho 4,58% tro kiềm trong đó có nhiều kali 1,53%, tro không tan trong nước, tro thêm axit có sủi bọt.
Năm 1880, Warden phân tích thấy một chất nhựa, một chất đắng mà Warden coi là hoạt chất, đặt tên là supecbin và tác giả cho là giống hoạt chất trong củ hành biển (Scilla marìtima), một ít axit tanic, tinh bột và đường khử.
Clever, Stanley và Tutin (1915, London J. Chem. Soc.) nghiên cứu thân rễ ngọt nghẹo gốc Xây lan (Xrilanca) dã phát hiện cochixìn với tỳ lệ 0,3%; chất supecbin của Warden chính là conchixin (có trong tỏi độc với tỷ lệ 0,2% đến 0,8%).
Năm 1941 Current Sci. Inde 10 (10) cũng thấy 0,3% conchixin trong dịch chiết bằng cồn từ thân rễ khô.
Chetteji s. K. và H. D. Ganguili (1948) nghiên cứu bột khô của thân rễ ngọt nghẹo đã đi tới những kết luận sau đây:
1. Trong quá trình chiết theo phương pháp Stass-Otto, cả ête kiềm, ête axit và clorofoc kiềm cũng không lấy hết chất độc.
2. Clorofoc axit là dung môi tốt nhất và cặn còn lại có những đặc điểm sau: Vị đắng, phản ứng Maye âm tính, với axit clohydric và axit sulfuric cho màu vàng đậm, với axit sulfuric và kali nitrat tinh thể cho màu tím rồi đỏ, với axit sulfuric và kali bicromat không cho màu, với axit nitric đặc cho màu tím đậm với dìa màu vàng, với dịch Fehling chỉ hơi có tác dụng khử; tiêm vào ếch thì ếch chết.
Năm 1952, Subbaratnam (7. Sci. Industr Ris B. Ấn Độ, 11 (10): 446-447) báo cáo đã chiết được từ thân rễ ngoài conchixin ra, còn lấy được chất ancaloit khác gọi là gloriosin có tinh thể hình phiến chữ nhật, không cho màu với sắt clorua III.
Tác dụng dược lý
Một ít bột thân rễ cho vào chậu nuôi cá, cá chết rất nhanh.
Mặc dầu thân rễ có vị rất đắng nhưng vì miếng thái rất giống gừng cho nên tại Campuchia người ta thường phát hiện một số trường hợp ngộ độc chết người do ăn nhầm thân rễ này.
Công dụng và liều dùng
Như trên đã nói chúng tôi chưa thấy nhân dân ta dùng cây này làm thuốc. Sở dĩ giới thiệu ở đây là vì đây là một nguồn conchixin có thể dễ trồng và dễ kiếm ở Việt Nam, thay cho việc trồng cây Colchicum autumnale (tỏi độc) vừa khó trồng, vừa hiệu suất thấp.
Theo Chopra và Badhvvar (1940, Ind. J. Agric Sci., 10.41) tại Ấn Độ thân rễ thưòng được dùng để tự tử hoặc để gây sẩy thai, dịch chiết từ lá dùng diệt chấy.
Cũng theo tài liệu ấn Độ, ngưòi ta dùng thân rễ tươi giã nát đắp lên phía trên mu âm hộ để giúp cho dễ đẻ, hoặc để cho nhau thai chóng ra. Có khi người ta chỉ dấp lên trên gan bàn tay bàn chân cũng có kết quả. Cần chú ý nghiên cứu.
Bài viết cùng chuyên mục
Cúc trừ sâu
Cúc trừ sâu là một cây ưa khô, chịu hạn được một thời gian dài có thể chịu mùa đông rất lạnh, nó ưa bóng vừa phái và có thể trồng xen với một số cây to nhưng nó rất sợ ẩm ướt.
Cây lá ngón
Trong cây lá ngón Bắc Mỹ, thành phần chủ yếu là chất gelmixin có độc tính rất mạnh, với liều thấp trên động vật có vú, trước khi thấy hiện tượng ức chế hô hấp.
Cây củ đậu
Cây củ đậu được trồng khắp nơi ở Việt Nam vùng đồng bằng cũng như miền núi để lấy rẽ củ ăn, hạt dùng làm thuốc, nhưng ít dùng vì có độc. Mùa thu hoạch hạt tháng 11, 12.
Cây thàn mát
Trong nhân dân chỉ mới thấy dùng hạt thân mát để đuốc cá. Tán nhỏ, trộn với tro bếp, rắc vào dòng nước suối đã ngân lại, cá sẽ chết, nổi lên chỉ việc vớt về.
Cây mắc kẹn
Cây nhỏ cao 3 - 5cm. Lá kép chân vịt, có cuống chung dài tới 25cm, lá chét hình mác thuôn, dài 20cm, rộng 6cm, dai, nhẵn, mép có răng cưa nhỏ. Hoa trắng.
Cây chẹo
Chẹo là một cây nhỡ cao chừng 8m cành, và cuống lá thường mền yếu, lá kép lông chim nhẵn thường gồm 2 đến 5 đôi lá chét hình trứng dài, dai, có cuống.
Hương bài
Chưa thấy nhân dân ta dùng cây hương bài làm thuốc. Chỉ mới thấy dùng rẽ phơi khô trộn với nhiều vị thơm khác như hồi, quế chi và bã mía để làm hương thắp.
Cây tỏi độc
Lá cây tỏi độc to, dài, đầu lá hẹp nhọn, khi quả chín thì lá héo đi và trên mặt đất hầu như không còn dấu vết gì của cây nữa cho đến khi mùa thu tới lại thấy hoa từ dưới đất.
Cây hương lâu
Cây mọc hoang dại trên các đồi hoang khô nơi nhiều nắng, trơ đất đá, xen lẫn cây bụi thấp. Được trồng để khai thác tại nhiều nước như Ấn Độ, Inđônêxya.
Cây cổ giải
Cổ giải là một loại cây sống ở nhừng núi đá vôi tại các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang. Có thấy mọc cả ở núi đất.
Cây hột mát
Hiện cây này không được dùng làm thuốc. Nhân dân chỉ dùng hạt tán nhỏ, cho xuống nước để duốc cá. Có thể nghiên cứu để làm thuóc trừ sâu bọ hại hoa màu.
Cây thuốc lá
Hoa nhiều, tập hợp thành chùy ở ngọn. Đài có lông, tràng màu trắng hay hồng hoặc tím nhạt. Quả nang có 2 ô, có đài tồn tại bọc ở ngoài, hạt bé, nhiều, màu đen.
Cây lim
Lim là một cây mọc phổ biến ở Việt Nam nhất là tại những khu rừng miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Còn thấy ở Lào, miền nam Trung Quốc.
Cây sui
Cây sui là một loại cây lớn, có thể cao tới 30m, có gốc rất lớn. Lá nhị lộ, có cuống dài 8-10m, phiến lá dài chừng 6cm, rộng khoảng 5,5cm. Cả hai mặt lá đều hơi nháp.
Cây trẩu
Trẩu là một cây to, cao có thể tới 8m hay nhiều hơn, thân nhẵn. Lá đa dạng, khi thì có thùy sâu, khi xẻ nông, khi thì nguyên và hình tim, mặt trên bóng, màu sẫm.
Cây hồi núi
Hiện nay không thấy nhân dân ta sử dụng cây hồi núi, thường chỉ do dùng nhầm gây ra những vụ ngộ độc vì quả có chất độc. Nêu lên ở đây để cần chú ý tránh nhầm lẫn.
Cây sở
Cây dầu sở được trồng nhiều nhất ở tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ rồi đến các tỉnh khác có ít hơn như Hòa Bính, Hà Tây, vùng huyện Nho Quan thuộc Ninh Bình.