- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc và vị thuốc chữa bệnh lỵ
- Cây điều nhuộm
Cây điều nhuộm
Bixin kết tinh trong axit axetic thành hình phiến màu đỏ tươi, tan trong các dung môi hữu cơ, trong dầu khi thêm axit sunfuric đặc sẽ chuyển thành xanh.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Còn gọi là xiêm phung, cham pou, champuk shralok (Campuchia), som hu, som phu, kam tai, kam set (Lào), rocouyer-annato.
Tên khoa học Bi xa oreliana L.
Thuộc họ Điều nhuộm Bixaceae.
Mô tả cây
Cây điều nhuộm
Cây nhỏ đẹp, cao 4-5m. Lá đơn mềm, nhan, hơi hình ba cạnh, đầu nhọn, phía cuống hình tim, dài 12cm, rộng 7cm hay hơn, cuổng lá phình ở đấu, dài 34cm. Hoa khá lớn, màu tía, hay trắng, mọc thành chùy ngắn ở đầu cành. Bầu hai lá noãn với hai giá noãn mang nhiều noãn. Quả to, đỏ tía, hình cáu, trên mặt có gai mềm, mở bằng hai van, mỗi mảnh mang ở trong rất nhiều hạt. Hạt hơi hình lập phương trên một cuống ngắn, xung quanh tễ nở ra thành một thứ áo hạt ngắn màu đỏ.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây nguồn gốc ở các vùng nhiệt đới châu Mỹ, hiện được trồng phổ biến ở Ấn Độ và nhiều nước khác.
Tại Việt Nam, Lào, Campuchia nhiều gia đình trồng lấy chất nhuộm màu. Người ta thu hái hạt, cho ngay vào nước thật nóng, khuấy mạnh rồi dể hạt lên một cái rây để xát, tách hết hạt và những tạp chất. Được thứ cơm hạt để yên cho lên men và loại chất nhầy. Màu lắng xuống dưới, gạn lấy chất màu này, để cho hơi khô thì gói vào lá chuối thành từng bánh 1 đến 2kg. Chúng ta có chất màu mểm, mặt ngoài hơi xỉn, nhưng khi cắt thì giữa có màu tươi hcm. Chất màu này trên thị trường quốc tế trước đây người ta gọi là Rôcu (Rocou hay Acnato-Arnatto của người Anh, Orlean của người Đức). Việt Nam hầu như chưa sản xuất loại chất màu này. Có khi để cho màu giữ được tươi, người ta cho thêm vào một ít nước tiểu.
Lá tươi được hái và dùng làm thuốc.
Thành phần hóa học
Trong cơm của hạt điều nhuộm có 20-30% nước, đường, một ít tinh dầu, tanin, 4-5% hợp chất carotenoit được Chereuil nghiên cứu từ 1833 và chiết được hai chất chủ yếu là bixin và orelin.
Bixin là este monometylic của một axit di- carboxylic gọi là norbixin. Hợp chất bíxin thiên nhiên cis so với nối kép 3, không vững bền, dể chuyển thành trans hay isobixin.
Bixin kết tinh trong axit axetic thành hình phiến màu đỏ tươi, tan trong các dung môi hữu cơ, trong dầu khi thêm axit sunfuric đặc sẽ chuyển thành xanh. Thủy phân kiềm cho norbixin.
Hiện đã tổng hợp được bixin.
Năm 1937, Bachster và Cavallini còn chiết được từ dầu hạt có chứa bixin 2,5g chất không xà phòng hóa được và phần khống hấp thụ trên alumin hoạt hóa chiếm 0,58% chất dầu lục nhạt, vị và mùi đặc biệt, các tác giả đặt tên là bixola. Đây là một ancol olefinic sesquitecpenic có 4 nối kép gần như chất bixin, các chất tecpen.
Bixin là một chất màu đỏ tươi, có tinh thể, orelin có màu vàng, không tinh thể. Khi thêm axit sunfuric thì cả hai chất đểu cho màu xanh.
Công dụng và liều dùng
Trước đây khi chưa có màu tổng hợp anilin, thì rôcu là một chất màu quan trọng vì tươi đẹp, xà phòng không làm sạch, nhưng chịu ánh sáng thì kém. Hiện nay một số nơi còn dùng nhuộm len, lụa, và sợi bông.
Còn dùng trong công nghiệp vecni, xi đánh sàn, và nhất là do độ tan trong chất béo, lại không độc và có tính chất của vitamin A, rồcu được-dùng để nhuộm bơ, phó mát (ngâm trong dầu vừng 2 đến 3 giọt cho lkg bơ). Nếu nhuộm nước thì dùng muối kiềm của norbixín.
Tại quê hương châu Mỹ, cơm và hạt được dùng làm thuốc tẩy giun.
Một số nơi dùng lá chữa lỵ, chữa sốt, sốt rét. Có khi sắc uống nhưng có khi người ta chỉ nấu nước cho bệnh nhân tắm, thuốc thấm qua da mà tác dụng. Ngày uống 20-30g lá tươi sao khô. Dùng nấu nước tắm chữa sốt không kể liều lượng.
Bài viết cùng chuyên mục
Cây cẩm xà lặc
Mọc hoang ồ khắp các tỉnh miền Bấc nước ta, đôi khi được trồng làm hàng rào vì rắt nhiều gai nhọn. Còn thấy mọc ở Hoa Nam, Trung Quốc, các nước nhiệt đới châu Á.
Cây vàng đằng
Nhân dân những vùng có cây vàng đằng mọc hoang dại thường dùng thân và rễ cây này đé nhuộm màu vàng và dùng làm thuốc như vị hoàng đằng làm thuốc chữa sốt.
Cây bàng
Do chỉ số iốt thấp và do không cho phản ứng hexabromua cho nèn người ta có thể kết luận dầu bàng không có glyxerit linoleic và thuộc loại dầu không khô.
Cây gừng dại
Cây này hầu như chưa thấy sử dụng ở miền Bắc Việt Nam, Dân tộc Bana huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định rất hay dùng thân rễ gừng dại với tên ngải, zơrong để chữa lỵ mãn.
Cây tỏi
Chất alixin rất dễ mất ỏxy và do đó mất tác dụng kháng sinh, vì vậy người ta cho rằng tấc dụng kháng sinh của alixin là do nguyên tử ôxy trong phân tử.
Cỏ sữa nhỏ lá
Mặc dầu có những tài liệu nghiên cứu dược lý kể trên, thực tế lâm sàng không thấy có triệu chứng độc trong và sau khi uống thuốc. Thời gian điều trị thường từ 5, 7 ngày.
Cây hoàng liên ô rô
Năm 1967, cây này mới được đoàn điều tra dược liệu của tỉnh Lào Cai, do Trường đại học dược khoa giúp về chuyên môn phát hiôn lần đầu tiên ở vùng núi cao.
Cây thổ hoàng liên
Mô vỏ phần ngoài gồm những tế bào nhiều cạnh, hoặc hình chữ nhật, kéo dài đường tiếp tuyến, những tế bào phía trong nhiều cạnh, to nhỏ không đều, xếp lung tung.
Cây san sư cô
Theo tài liệu cổ San sư cô có vị đắng, tính lạnh, vào 3 kinh tâm, phế và vị. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chủ trị yết hầu sưng đau, ho nhiệt mất tiếng.
Mộc nhĩ
Mọc hoang trên những cây, cành gỗ mục, ở trong rừng hay ở vùng đồng bằng trên một số cây như cây sung, cây duối, cây sắn, hòe, dâu tằm. Hiện được sản xuất công nghiệp.
Cây vọng cách
Vọng cách chỉ mới thấy được dùng trong phạm vi kinh nghiệm nhân dân. Ngoài công dụng làm thuốc, lá vọng cách được nhân dân dùng ăn gỏi cá.
Cây ba chẽ
Ba chẽ là một cây mọc hoang ở nhiều nơi nhất là đồi núi ít cây vùng trung du. Nhân dân địa phương cắt cây về làm phân xanh hoặc làm củi đun. Có thể trồng bằng hạt.
Cây hoàng liên gai
Hoàng liên gai được dùng làm thuốc chữa đi lỵ, đau mắt, ăn uống kém tiêu. Dùng dưới dạng thuốc sắc, mỗi ngày uống 4 đến 6 gam. Có thể tán bột mà uống.
Cây đơn trắng (hé mọ)
Rễ được dùng làm thuốc chữa đau răng, đau viêm tai. Còn dùng làm thuốc chữa băng huyết, đái ra máu, đắp vết thương, vết loét, chữa lỵ, rắn cắn.
Cây phượng nhỡn thảo
Cây mọc hoang dại phổ biến ở những vùng núi cao tỉnh Lào Cai, đặc biệt quanh vùng Sapa. Còn mọc ở Trung Quốc. Người ta còn di thực cây này sang một số nước châu Âu.
Cây rau sam
Rau sam mọc hoang ở khấp những nơi ẩm ướt của Việt Nam. Còn thấy mọc ở nhiều nước khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Chàu Âu. Tại nhiều nước châu Âu.
Cây hoàng đằng chân vịt
Người ta dùng thân cây và rễ cây hoàng đằng chân vịt. Thu hái gần như quanh năm. Hái về thái mỏng, phơi hoặc sấy khô. Không phải chế biến gì đặc biệt.
Cây hoàng đằng
Mùa thu hoạch gần quanh năm. Có thể thu hoạch cả cây, cắt thành từng đoạn thân hoặc có thể chỉ lấy rễ thôi. Nhưng thường dùng cả thân và rể cắt thành từng đoạn.
Cây mộc hoa trắng
Với liều cao, tác dụng cùa nó gần giống mocphin, nó gây liệt đối với trung tâm hô hấp. Nếu tiêm, nó gây tê tại chỗ nhưng lại kèm theo hiện tượng hoại thư.
Cây đậu rựa
Hạt đậu rựa lần đầu tiên thấy ghi trong Bản thảo cương mục làm thuốc với tên đao đậu. Bản thào cương mục thập di ghi rễ dùng làm thuốc vứi tên dao đậu căn.
Cây seo gà
Rễ, lá sao vàng, tán nhỏ đun với dầu vừng thành thuốc dầu bôi chữa một số bệnh ngoài da của trẻ em. Ngày uống cừ 12 đến 24g rễ hoặc lá khô.
Cây chè
Chè là một cây nguồn gốc Trung Quốc. Nhân dân Trung Quốc đã biết dùng chè từ 2.500 năm trước công nguyên, sau tới Nhật Bản và nhiều nước châu Á khác.
Cây săng lẻ
Theo kính nghiệm của nhãn dân, săng lẻ được áp dụng chữa bệnh nấm ngoài da bôi lên nơi tổn thương, ngày 2 lần, kết quả thu được rõ hơn là dùng cồn chút chít và bạch hạc.
Cây hoàng bá
Vỏ thân thường hái vào mùa hạ, cạo sạch vỏ ngoài, chỉ còn lớp trong dày chừng 1cm, sau đó cắt thành từng miếng dài 9cm, rộng 6cm, phơi khô.
Cây mơ tam thể
Có tác giả lấy được từ cây này hai chất aricaloit là paederin α và β, một chất tan trong ête kết tinh dưới dạng kim nhố, một chất vô định hình hơi tan trong rượu amylic.