Cisaprid
Cisaprid là một thuốc tăng vận động cơ trơn có cấu trúc hóa học giống metoclopramid. Thuốc có tác dụng tăng cường giải phóng acetylcholin từ đầu tận cùng dây thần kinh sau hạch.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Tên chung quốc tế: Cisapride.
Loại thuốc: Thuốc gây tiết acetylcholin, thuốc tăng vận động dạ dày.
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén 10 mg, 20 mg.
Hỗn dịch để uống 1 mg/ml (450 ml).
Dược lý và cơ chế tác dụng
Cisaprid là một thuốc tăng vận động cơ trơn có cấu trúc hóa học giống metoclopramid. Thuốc có tác dụng tăng cường giải phóng acetylcholin từ đầu tận cùng dây thần kinh sau hạch của đám rối lớp cơ ruột trong cơ trơn đường tiêu hóa và có tính chất đối kháng với thụ thể serotonin 5 - HT3 và là chất chủ vận thụ thể serotonin 5 - HT4. Khác với metoclopramid, cisaprid không có tác dụng trực tiếp tiết acetylcholin, chống tiết dopamin hay không chống nôn và không có ảnh hưởng đến tiết dịch vị hay prolactin huyết thanh. Cisaprid tăng áp lực của cơ thắt thực quản dưới và không giống như metoclopramid, nó kích thích vận động tất cả các phần của đường tiêu hóa, kể cả thực quản và ruột già. Thuốc không có tác dụng lên chức năng dạ dày bình thường và không vượt quá cơ chế nội môi bình thường.
Cisaprid làm tăng nhu động thực quản và trương lực cơ thắt tâm vị ở người bệnh trào ngược dạ dày - thực quản. Cũng như metoclopramid, cisaprid tăng cường đẩy thức ăn ra khỏi dạ dày và tăng cường vận chuyển ở ruột từ tá tràng đến van hồi - manh tràng, do tác dụng kích thích cơ trơn của thuốc phối hợp sự vận động của dạ dày, môn vị và tá tràng. Tuy nhiên, không như metoclopramid, cisaprid cũng làm tăng vận động đại tràng và tăng đẩy thức ăn qua manh tràng và đại tràng lên đồng thời có thể làm tăng số lần đại tiện ở cả người khoẻ và người bị táo bón, một phần cũng có thể do thuốc làm giảm trương lực cơ thắt hậu môn.
Dược động học
Cisaprid được hấp thu nhanh sau khi uống, nồng độ đỉnh huyết tương đạt được sau 1 - 1,5 giờ. Khả dụng sinh học tuyệt đối của cisaprid từ 35 - 40%. Thức ăn làm tăng khả dụng sinh học của thuốc, nhưng không tăng mức độ hấp thu. Có tới 98% cisaprid liên kết với protein huyết tương, chủ yếu với albumin. Thể tích phân bố khoảng 2,4 lít/kg. Ðộ thanh thải là 6,0 lít/giờ. Cisaprid được chuyển hóa nhiều nhờ CYP 3A4, thoạt đầu thành norcisaprid, có tác dụng bằng khoảng 1/6 thuốc mẹ. Cisaprid bài tiết qua nước tiểu dưới dạng không đổi với tỷ lệ < 1%. Norcisaprid được bài tiết qua đường thận và có tích lũy khi thận bị suy nặng.
Nồng độ cân bằng động lực trong huyết thanh người già cao hơn, vì nửa đời của cisaprid và/hoặc norcisaprid kéo dài vừa phải.
Nửa đời của thuốc ở người khỏe mạnh là 8,5 ± 1,5 giờ, kéo dài ở người bị suy gan nặng, nhưng tăng không đáng kể ở người suy thận.
Chỉ định
Chứng ợ nóng về đêm, viêm thực quản do trào ngược dạ dày - thực quản. Ðiều trị duy trì viêm thực quản do trào ngược dạ dày.
Táo bón mạn tính và loạn tiêu hóa chức năng.
Liệt nhẹ dạ dày triệu chứng.
Chứng giả tắc ruột kiểu thần kinh.
Chống chỉ định
Quá mẫn với cisaprid hoặc thành phần khác của thuốc.
Chảy máu đường tiêu hóa, tắc cơ học đường tiêu hóa.
Thủng đường tiêu hóa hoặc trường hợp bị nguy hiểm khi kích thích vận động đường tiêu hóa.
Dùng đồng thời với ketoconazol, itraconazol, miconazol, fluconazol, erythromycin, clarithromycin, troleandomycin và ritonavir.
Người bệnh đã có khoảng Q - T kéo dài, người bệnh có nguy cơ bị kéo dài khoảng Q - T, như do bị giảm kali huyết hoặc thiếu magnesi, hoặc khi điều trị đồng thời với thuốc khác, có thể gây tăng khoảng Q - T.
Thận trọng
Người mang thai, người cho con bú, trẻ đẻ non, có triệu chứng tắc cơ học.
Khi kích thích đường tiêu hóa có thể bị nguy hiểm như tắc, thủng và chảy máu đường tiêu hóa.
Những thông số cần theo dõi:
Theo dõi nồng độ thuốc trong huyết thanh khi bắt đầu và khi ngừng điều trị vì thuốc có khoảng điều trị hẹp.
Ở những người bệnh đang uống thuốc chống đông, theo dõi thời gian prothrombin trong vài ngày khi bắt đầu điều trị hoặc khi ngừng cisaprid.
Thời kỳ mang thai
Cisaprid gây độc với bào thai chuột cống và thỏ. Chưa có đủ nghiên cứu trên người mang thai. Chỉ nên dùng cisaprid cho người mang thai khi hiệu quả điều trị hơn hẳn rủi ro có thể xảy ra với bào thai.
Thời kỳ cho con bú
Cisaprid được bài tiết qua sữa mẹ, vậy nên thận trọng khi dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú. Tác dụng trên trẻ em chưa được rõ.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Các tác dụng phụ xuất hiện đôi khi phụ thuộc vào liều dùng, đôi khi không phụ thuộc. Thường gặp nhất là ỉa chảy và đau bụng (khoảng 10%).
Những phản ứng này thường xảy ra do tác dụng dược lý của cisaprid và dần sẽ hết.
Thường gặp, ADR > 1/100
Tiêu hóa: ỉa chảy, đau bụng, đầy hơi.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Toàn thân: Ðau đầu thoáng qua, chóng mặt.
Tiêu hóa: Buồn nôn.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
Toàn thân: Phản ứng quá mẫn, đỏ bừng da, ngứa, thở ngắn, sưng mặt.
Hệ thần kinh trung ương: Triệu chứng ngoài bó tháp, cơn động kinh.
Nội tiết: Bệnh to vú ở đàn ông, tiết nhiều sữa.
Gan: Tăng enzym gan.
Tiết niệu: Tiểu tiện nhiều lần.
Chú ý: Một số ít trường hợp có khoảng cách Q - T kéo dài và/ hoặc có xoắn đỉnh đã thấy ở những người đã bị bệnh tim hoặc có nguy cơ loạn nhịp.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Theo dõi tác dụng phụ, đặc biệt là ỉa chảy và co cứng bụng.
Cần giảm liều khi thấy ỉa chảy ở trẻ em nhỏ. Nếu có đau bụng, với liều 20 mg/kg, thì liều khuyến cáo dùng trong 24 giờ nên giảm 1/2.
Liều lượng và cách dùng
Người lớn:
Ðiều trị triệu chứng ợ nóng về đêm hoặc viêm thực quản do trào ngược dạ dày - thực quản:
10 mg, 4 lần/ngày, uống 15 phút trước khi ăn và trước khi ngủ; có thể tăng liều tới 20 mg, 4 lần/ngày, nếu cần.
Ðiều trị duy trì viêm thực quản do trào ngược dạ dày - thực quản: 10 - 20 mg, hai lần/ngày, tùy thuộc vào mức độ viêm nặng hay nhẹ lúc đầu.
Loạn tiêu hóa chức năng hoặc táo bón mạn tính: 5 - 10 mg, 3 lần/ngày.
Liệt nhẹ dạ dày triệu chứng: 10 mg, 3 - 4 lần/ngày.
Trẻ em: (< 18 tuổi) độ an toàn và hiệu quả chưa được xác định; 0,15 - 0,3 mg/kg, 3 - 4 lần; tối đa 10 mg/liều.
Chú ý: Với người bệnh suy gan nặng, giảm liều hàng ngày bằng 50% liều thông thường.
Với người bệnh suy thận, không cần điều chỉnh liều, tuy nhiên, theo một số tác giả nên giảm liều 50% vì thuốc có thể tích lũy ở thận. Sau thẩm tách máu, không cần phải tăng liều cisaprid.
Tương tác thuốc
Cisaprid làm tăng tác dụng an thần của các benzodiazepin và rượu.
Sự tăng đẩy nhanh thức ăn khỏi dạ dày có thể ảnh hưởng đến mức độ hấp thu (tăng hoặc giảm) những thuốc uống khác.
Cisaprid có thể làm tăng thời gian đông máu ở người bệnh uống các thuốc chống đông.
Những thuốc ức chế CYP 3A4 ở gan có thể làm tăng đáng kể nồng độ cisaprid huyết thanh và làm kéo dài khoảng Q - T, dẫn đến loạn nhịp thất, xoắn đỉnh và thậm chí có thể tử vong.
Warfarin, diazepam, cimetidin, ranitidin, thuốc ức chế thần kinh trung ương, erythromycin, và các macrolid và các chất chống nấm triazol như ketoconazol hoặc miconazol làm tăng nồng độ cisaprid.
Ðộ ổn định và bảo quản
Bảo quản ở 15 - 25 độ C, tránh ẩm và ánh sáng.
Quá liều và xử trí
Triệu chứng: Nôn oẹ, sôi bụng, đầy bụng, đại, tiểu tiện nhiều lần.
Ðiều trị: Rửa dạ dày và/hoặc cho dùng than hoạt, theo dõi người bệnh chặt chẽ và điều trị hỗ trợ toàn thân.
Bài viết cùng chuyên mục
Mục lục các thuốc theo vần C
C - Flox 250 - xem Ciprofloxacin, C - Flox 500 - xem Ciprofloxacin, C - Hist - xem Cetirizin hydroclorid, Các chất ức chế HMG - CoA reductase, Các gonadotropin
Citrarginine
Thận trọng khi dùng ở bệnh nhân tiểu đường, cần lưu ý trong mỗi ống thuốc có chứa 4,4 g saccharose.
Cotrimoxazol
Cotrimoxazol là một hỗn hợp gồm sulfamethoxazol (5 phần) và trimethoprim (1 phần). Sulfamethoxazol là một sulfonamid, ức chế cạnh tranh sự tổng hợp acid folic của vi khuẩn.
Capreomycin
Capreomycin là kháng sinh polypeptid, chiết xuất từ Streptomyces capreolus, có tác dụng kìm khuẩn.
Comfrey: thuốc điều trị bổ sung
Comfrey là một chất bổ sung thảo dược được sử dụng cho các tình trạng như viêm phế quản, vết bầm tím, ung thư, ho, gãy xương, loét dạ dày tá tràng, thấp khớp, loét da, bong gân, vết thương chữa lành.
Cefradin
Cefradin là một kháng sinh cephalosporin bán tổng hợp. Căn cứ vào hoạt phổ, cefradin được xếp vào loại cephalosporin thế hệ 1. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn Cefradin là một kháng sinh cephalosporin bán tổng hợp
Carisoprodol: thuốc điều trị các bệnh lý về xương khớp
Carisoprodol là một loại thuốc theo toa được sử dụng để điều trị các các bệnh lý về xương khớp. Carisoprodol có sẵn dưới các tên thương hiệu khác như Soma.
Calcitriol: thuốc điều trị thiếu canxi
Calcitriol là một phiên bản tổng hợp của Vitamin D3 được sử dụng để điều trị chứng thiếu canxi với suy tuyến cận giáp, giảm chức năng của tuyến cận giáp, và bệnh xương chuyển hóa ở những người bị suy thận mãn tính.
Calcinol
Dùng cho tình trạng thiếu calci như còi xương, loãng xương, suy dinh dưỡng và trường hợp gia tăng nhu cầu calci (như trẻ em đang lớn, mẹ mang thai, mẹ cho con bú).
Calcipotriol: thuốc điều trị vảy nến, dẫn chất vitamin D3
Calcipotriol là một dẫn chất tổng hợp của vitamin D3, có tác dụng điều trị vảy nến, cơ chế tác dụng chính xác đối với bệnh vảy nến của calcipotriol chưa được hiểu đầy đủ.
Carbonyl Iron: thuốc điều trị thiếu máu do thiếu sắt
Carbonyl Iron được sử dụng như một chất bổ sung sắt trong chế độ ăn uống và để điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Carbonyl Iron có sẵn dưới các tên thương hiệu khác như Feosol (Carbonyl Fe), Icar C, Icar Pediatric, và Irco.
Cariprazine: thuốc điều trị tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực
Cariprazine là một loại thuốc kê đơn được sử dụng để điều trị tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực I. Cariprazine có sẵn dưới các tên thương hiệu khác như Vraylar.
Ciclosporin
Ciclosporin là một sản phẩm chuyển hóa của nấm, có tác dụng giảm miễn dịch mạnh, hầu như không độc hại với tủy nhưng độc hại với thận rõ rệt.
Celecoxib: Agcel, Agilecox, Aldoric, Aldoric fort, Armecocib, Artose, Asectores, thuốc ức chế chọn lọc COX 2
Celecoxib là một thuốc chống viêm không steroid, ức chế chọn lọc cyclooxygenase, có các tác dụng chống viêm, giảm đau, hạ sốt
Claforan
Claforan là một kháng sinh bán tổng hợp thuộc họ bêtalactamin, nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3.
Cisplatin
Cisplatin là hợp chất của platin gồm 1 nguyên tử platin nối với 2 nguyên tử clo và 2 phân tử amoniac ở vị trí cis, có tác dụng độc với tế bào, chống u và thuộc loại các chất alkyl hóa.
Chitosan: thuốc điều trị bệnh mỡ máu cao
Chitosan được dùng cho việc điều trị bệnh mỡ máu cao (tăng cholesterol trong máu), viêm nha chu, chạy thận nhân tạo (mãn tính), giảm cân và bệnh Crohn.
Cholestyramine: thuốc điều trị tăng lipid máu
Cholestyramine là một loại thuốc kê đơn được sử dụng để điều trị tăng lipid máu. Cholestyramine có sẵn dưới các tên thương hiệu khác như Prevalite, Questran, Questran Light, LoCholest.
Cyplosart Plus
Phản ứng phụ nhẹ, thoáng qua: Đau bụng, phù, suy nhược, nhức đầu; tim đập nhanh; tiêu chảy, buồn nôn; đau lưng; chóng mặt; khô miệng, viêm xoang, viêm phế quản, viêm hầu, nhiễm trùng hô hấp trên; nổi mẩn.
Clofibrat
Clofibrat là thuốc chống tăng lipid máu. Thuốc làm hạ lipid huyết thanh bằng cách giảm lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL) giầu triglycerid.
Canxi axetat: thuốc bổ xung can xi điều chỉnh phốt phát máu
Canxi axetat là một chất bổ sung canxi được sử dụng để kiểm soát mức độ phốt phát trong máu cho những bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo do bệnh thận nặng.
Cyclo Progynova
Viên thuốc màu trắng được uống hằng ngày trong suốt 11 ngày đầu tiên, uống tiếp viên màu nâu nhạt trong 10 ngày sau. Sau thời gian 21 ngày uống thuốc sẽ ngừng uống trong 7 ngày.
Cetornan
Sau khi uống Cétornan 10 g, hàm lượng omithine oxolate không thay đổi; ngược lại, hàm lượng của acide glutamique, proline và đặc biệt là của ornithine được tăng lên.
Cyclophosphamid
Cyclophosphamid là một tác nhân alkyl hóa kìm tế bào, thuộc nhóm oxazaphosphorin, một hợp chất tương tự với khí mù-tạt nitơ.
Cefuroxime Actavis: thuốc kháng sinh nhóm betalactam
Cefuroxime Actavis được sử dụng để điều trị các nhiễm trùng: Phổi hoặc ngực. Đường tiết niệu. Da hoặc mô mềm. Vùng bụng. Phòng ngừa nhiễm trùng trong khi phẫu thuật.