Ceporex

2011-11-17 03:52 PM

Ceporex! Céfalexine là một kháng sinh diệt khuẩn có hoạt tính lên nhiều loại vi khuẩn gram dương và gram âm.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Viên nang 250 mg: Hộp 100 viên.

Viên nang 500 mg: hộp 100 viên.

Thuốc tiêm 1 g: Hộp 1 ống thuốc.

Thành phần

Mỗi 1 viên nang

Céfalexine 250mg; 500mg.

Mỗi 1 ống thuốc

Céfalexine 1g.

Dược lực học

Céfalexine là một kháng sinh diệt khuẩn có hoạt tính lên nhiều loại vi khuẩn gram dương và gram âm.

Céfalexine bền vững với tác động của pénicillinase của Staphylococcus, và do đó, kháng lại các chủng Staphylococcus aureus không nhạy cảm với pénicilline (hay ampicilline) do có khả năng sản xuất enzyme p nicillinase. C falexine cũng có hoạt tính lên đa số các E. coli đề kháng ampicilline.

Dược động học

Céfalexine hầu như được hấp thu hoàn toàn, ngay cả khi có sự hiện diện của thức ăn, và không bị ảnh hưởng bởi các bệnh đường tiêu hóa, sau khi cắt một phần dạ dày, chứng thiếu acide chlorhydrique, vàng da hay bệnh có túi thừa (ở tá tràng hay hổng tràng). Thuốc được đào thải với nồng độ cao qua nước tiểu.

Thời gian bán hủy thường khoảng 1 giờ, nhưng lâu hơn ở trẻ sơ sinh (xem Liều lượng). Ceporex có mức độ an toàn cao.

Chỉ định

Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Viêm phế quản cấp và mãn và giãn phế quản có bội nhiễm.

Nhiễm khuẩn tai mũi họng: Viêm tai giữa, viêm xương chũm, viêm xoang, viêm amygdale và viêm họng.

Nhiễm trùng đường tiểu: Viêm bể thận cấp và mãn, viêm bàng quang và viêm tuyến tiền liệt.

Dự phòng nhiễm khuẩn đường niệu tái phát.

Nhiễm khuẩn sản và phụ khoa.

Nhiễm khuẩn da, mô mềm và xương.

Bệnh lậu và giang mai (khi dùng pénicilline không phù hợp)

Trong nha khoa: Thay thế tạm thời điều trị phòng ngừa với pénicilline cho bệnh nhân mắc bệnh tim phải điều trị bệnh răng.

Chống chỉ định

Mẫn cảm với céphalosporine.

Thận trọng

Ceporex thường được dung nạp tốt ở bệnh nhân dị ứng p nicilline, tuy nhiên cũng có một số rất ít phản ứng chéo xảy ra. Giống như những kháng sinh được đào thải chủ yếu qua thận, khi chức năng thận suy yếu, nên giảm bớt liều lượng Ceporex cho thích hợp (xem Liều lượng). Ở bệnh nhân dùng Ceporex, có thể gây phản ứng dương tính giả tạo trong xét nghiệm glucose niệu với dung dịch Benedict hay dung dịch Fehling hoặc có dương tính giả tạo với các viên nén "Clinitest" nhưng không có tác dụng này với các xét nghiệm dựa trên cơ sở enzyme. Ceporex có thể ảnh hưởng lên xét nghiệm créatinine bằng picrate kiềm, cho một kết quả cao giả, tuy nhiên mức độ tăng cao hầu như không quan trọng trên lâm sàng.

Có thai

Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và kinh nghiệm trong lâm sàng không cho thấy bằng chứng về tác động gây quái thai, tuy nhiên nên thận trọng khi dùng trong những tháng đầu của thai kỳ như đối với mọi loại thuốc khác.

Tác dụng phụ

Một số ít bệnh nhân dùng Ceporex có thể bị rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Như với những kháng sinh phổ rộng khác, Ceporex có thể gây tăng trưởng vi khuẩn cộng sinh (đôi khi có thể xuất hiện Candida albicans dưới dạng viêm âm đạo). Một số rất ít bệnh nhân có xảy ra giảm bạch cầu trung tính có hồi phục. Ít khi có nổi ban do thuốc, mề đay và dát sần.

Liều lượng

Đa số trường hợp nhiễm trùng ở người lớn đáp ứng với liều uống 1-2 g/ngày chia làm nhiều lần. Đối với hầu hết các nhiễm trùng, chế độ liều lượng đơn giản như sau có thể thỏa đáng:

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 500 mg x 3 lần mỗi ngày.

Trẻ em 5-12 tuổi: 250 mg x 3 lần mỗi ngày.

Trẻ em 1-5 tuổi: 125 mg x 3 lần mỗi ngày. Dưới 1 tuổi: 125 mg x 2 lần mỗi ngày.

Để phù hợp hoàn cảnh, đặc biệt với bệnh nhân đi lại thường xuyên, lượng dùng hàng ngày có thể chia làm 2 liều bằng nhau, nghĩa là 1 g x 2 lần mỗi ngày cho người lớn mắc bệnh nhiễm trùng đường niệu.

Cũng nên xem xét cân nhắc các thông tin sau:

Người lớn :

Nhiễm trùng nặng hay khu trú sâu, đặc biệt trong những trường hợp vi khuẩn kém nhạy cảm : nên tăng liều đến 1 g x 3 lần mỗi ngày, hay 1,5 g x 4 lần mỗi ngày.

Dự phòng nhiễm trùng đường tiểu tái phát: Liều khuyến cáo nên dùng là 125 mg mỗi tối và có thể dùng liên tục trong vài tháng.

Trẻ em: nên tính toán liều lượng dựa trên trọng lượng cơ thể, đặc biệt ở các trẻ nhỏ. Các khuyến cáo về liều lượng sau cho trẻ em dựa trên liều lượng bình thường 25-60 mg/kg/ngày. Đối với các nhiễm trùng mãn, nhiễm trùng trầm trọng hay khu trú sâu, liều lượng này nên tăng đến 100 mg/kg/ngày (dùng tối đa 4 ngày).

Trẻ nhỏ hơn hoặc 3 tháng tuổi: 62,5-125 mg x 2 lần mỗi ngày.

Trẻ 4 tháng-2 năm: 62,5-125 mg x 4 lần mỗi ngày hay 125-500 mg x 2 lần mỗi ngày.

Trẻ 3-6 tuổi: 125-250 mg x 4 lần mỗi ngày hay 250-500 mg x 2 lần mỗi ngày.

Trẻ em 7-12 tuổi: 250-500 mg x 4 lần mỗi ngày hay 500-1 g x 2 lần mỗi ngày. Chú ý : đối với hầu hết các nhiễm trùng cấp, nên tiếp tục điều trị ít nhất hai ngày sau khi các dấu hiệu trở lại bình thường và triệu chứng giảm bớt, nhưng trong các nhiễm trùng đường niệu và giang mai phức tạp, tái phát hay mãn tính nên điều trị 2 tuần (dùng 500 mg x 4 lần mỗi ngày). Đối với bệnh lậu, thường dùng liều duy nhất 3 g với 1 g probenecide cho đàn ông và 2 g với 0,5 g probénécide cho phụ nữ. Dùng kết hợp với probénécide sẽ làm kéo dài thời gian đào thải của c falexine và làm tăng nồng độ trong huyết thanh đến 50-100%. Cho đến nay, Ceporex chưa cho thấy có độc tính lên thận, tuy nhiên như đối với những kháng sinh đào thải chủ yếu do thận, có thể xuất hiện sự tích tụ không cần thiết khi chức năng thận giảm dưới một nửa mức bình thường. Do đó, liều lượng tối đa được khuyến cáo (nghĩa là 6 g/ngày cho người lớn và 4 g/ngày cho trẻ em) nên giảm cho phù hợp ở những bệnh nhân này.

Ở người già, nên xem xét cân nhắc khả năng suy thận.

Người lớn đang điều trị thẩm phân từng đợt nên dùng thêm 500 mg sau mỗi đợt thẩm phân, nghĩa là liều tổng cộng tối đa 1 g vào ngày đó. Đối với trẻ em, nên dùng liều bổ sung là 8 mg/kg.

Quá liều

Nồng độ trong huyết thanh của céfalexine có thể giảm một phần lớn do thẩm phân phúc mạc hay thẩm phân máu.

Bảo quản

Nên bảo quản tránh ánh sáng cho viên nang.

Xirô pha xong có thể giữ tính năng của thuốc trong vòng 10 ngày nếu bảo quản nơi lạnh, thích hợp nhất là giữ trong tủ lạnh. Thuốc có thể pha loãng với nước (không phải dạng xirô BP) sau đó nên dùng trong vòng 7 ngày.

Bài viết cùng chuyên mục

Clotrimazol

Clotrimazol là thuốc chống nấm phổ rộng được dùng điều trị các trường hợp bệnh ngoài da do nhiễm các loài nấm gây bệnh khác nhau và cũng có tác dụng trên Trichomonas, Staphylococcus và Bacteroides.

Calcinol

Dùng cho tình trạng thiếu calci như còi xương, loãng xương, suy dinh dưỡng và trường hợp gia tăng nhu cầu calci (như trẻ em đang lớn, mẹ mang thai, mẹ cho con bú).

Chlorpromazine: thuốc chống loạn thần

Chlorpromazine sử dụng để điều trị các triệu chứng của tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần, buồn nôn và nôn mửa, cảm giác lo lắng trước khi phẫu thuật, an thần trong phẫu thuật, nấc cụt và rối loạn chuyển hóa cấp tính.

Clopidogrel: thuốc ức chế kết tập tiểu cầu

Clopidogrel là một chất ức chế thụ thể adenosin diphosphat, chất chuyển hóa có hoạt tính của clopidogrel gắn chọn lọc và không cạnh tranh với ái lực thấp vào vị trí P2Y12 của thụ thể ADP trên bề mặt tiểu cầu

Cetornan

Sau khi uống Cétornan 10 g, hàm lượng omithine oxolate không thay đổi; ngược lại, hàm lượng của acide glutamique, proline và đặc biệt là của ornithine được tăng lên.

Canxi Citrate: thuốc điều trị nồng độ canxi máu thấp

Canxi citrate được sử dụng để ngăn ngừa hoặc điều trị nồng độ canxi trong máu thấp ở những người không nhận đủ canxi từ chế độ ăn uống. Thuốc có thể được sử dụng để điều trị các tình trạng do lượng canxi thấp.

Cinacalcet: thuốc điều trị triệu chứng cường cận giáp

Cinacalcet là một loại thuốc theo toa được sử dụng để điều trị các triệu chứng của cường cận giáp nguyên phát, cường cận giáp thứ phát và ung thư biểu mô tuyến cận giáp.

Chloroquin

Cloroquin có tác dụng tốt trên các thể hồng cầu của P. vivax, P. malariae và hầu hết các chủng P. falciparum (trừ thể giao tử).

Crestor: thuốc làm giảm mỡ máu

Crestor điều trị tăng cholesterol máu nguyên phát hoặc rối loạn lipid máu hỗn hợp. Điều trị rối loạn bêta lipoprotein máu nguyên phát. Crestor được chỉ định như liệu pháp điều trị bổ trợ cho chế độ ăn kiêng ở những bệnh nhân người lớn có tăng triglycerid.

Chloral hydrate: thuốc an thần gây ngủ

Cloral hydrat là thuốc an thần gây ngủ thuộc nhóm các tác nhân gây ức chế hệ thần kinh trung ương không chọn lọc, thuốc có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương tương tự paraldehyd và barbiturat

Cefazolin Meiji

Nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm: Nhiễm trùng đường hô hấp, đường tiết niệu-sinh dục, da và mô mềm, đường mật, xương và khớp, nhiễm trùng máu và viêm nội tâm mạc.

COVID 19 vaccine viral vector Janssen: chủng ngừa bệnh Coronavirus

Vắc xin COVID-19, vector vi rút -Janssen (Investigational) được sử dụng như là chủng ngừa để ngăn ngừa bệnh Coronavirus. Vắc xin COVID-19, vector vi rút-Janssen có sẵn dưới các tên thương hiệu khác nhau sau: Ad26.COV2.S (Johnson & Johnson).

Cisatracurium: thuốc phong tỏa thần kinh cơ

Cisatracurium là một loại thuốc kê đơn được sử dụng để phong tỏa thần kinh cơ như một chất hỗ trợ cho việc gây mê toàn thân để tạo điều kiện đặt nội khí quản hoặc thư giãn cơ xương trong khi phẫu thuật.

Cholera Vaccine: thuốc chủng ngừa dịch tả

Cholera Vaccine được sử dụng để chủng ngừa chủ động chống lại bệnh do vi khuẩn Vibrio cholerae nhóm huyết thanh O1 gây ra ở người lớn từ 18 đến 64 tuổi đi du lịch đến các khu vực có dịch tả.

Chamomile: thuốc điều trị đầy hơi và chống viêm

Chamomile điều trị đầy hơi, rối loạn viêm đường tiêu hóa, co thắt đường tiêu hóa, viêm da hoặc màng nhầy, mất ngủ, đau bụng kinh và say tàu xe. Chamomile để sử dụng tại chỗ được đề xuất sử dụng bao gồm cho bệnh trĩ và viêm niêm mạc.

Chlorpromazin hydrochlorid

Clorpromazin là một dẫn chất của phenothiazin với tác dụng chính là hướng thần, ngoài ra, thuốc có tác dụng an thần, chống nôn, kháng histamin và kháng serotonin.

Ceftazidim

Ceftazidim có tác dụng diệt khuẩn do ức chế các enzym tổng hợp vách tế bào vi khuẩn. Thuốc bền vững với hầu hết các beta - lactamase của vi khuẩn trừ enzym của Bacteroides.

Clarithromycin

Clarithromycin là kháng sinh macrolid bán tổng hợp. Clarithromycin thường có tác dụng kìm khuẩn, mặc dù có thể có tác dụng diệt khuẩn ở liều cao hoặc đối với những chủng rất nhạy cảm.

Capsicum: thuốc điều trị đau

Capsicum là một chất bổ sung thảo dược được sử dụng để điều trị đau sau herpes, các vấn đề về tuần hoàn, rối loạn đông máu, tiêu chảy, các vấn đề tiêu hóa, đau cơ xơ hóa, bệnh tim, đau dây thần kinh, bệnh thần kinh, hội chứng đau.

Chloramphenicol

Cloramphenicol là kháng sinh, ban đầu được phân lập từ Streptomyces venezuelae, nay được sản xuất bằng phương pháp tổng hợp. Cloramphenicol thường có tác dụng kìm khuẩn, nhưng có thể diệt khuẩn ở nồng độ cao hoặc đối với những vi khuẩn nhạy cảm cao.

Certican

Dự phòng thải tạng ghép ở bệnh nhân người lớn có nguy cơ về miễn dịch từ thấp đến trung bình đang ghép thận/tim cùng loài khác gen. Nên phối hợp với ciclosporin vi nhũ tương và corticosteroid.

Colatus: thuốc chữa ho xung huyết chảy nước mũi

Colatus kết hợp hiệu quả của paracetamol chất giảm đau hạ sốt, với chlorpheniramin maleat là một kháng histamin, đối kháng thụ thể H1, và dextromethorphan HBr. Giảm các triệu chứng cảm kèm ho, xung huyết mũi, chảy nước mũi, đau đầu và sốt.

Calcitonin Salmon: thuốc điều trị loãng xương sau mãn kinh

Calcitonin Salmon là một loại thuốc theo toa được sử dụng để điều trị Tăng canxi huyết, Bệnh Paget và Loãng xương sau khi mãn kinh. Calcitonin Salmon có sẵn dưới các tên thương hiệu khác như Miacalcin.

Ceftazidime: thuốc điều trị nhiễm trùng nhóm Cephalosporin thế hệ 3

Ceftazidime điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, bao gồm nhiễm trùng xương khớp, phụ khoa và ổ bụng, phổi, viêm màng não, da, tiết niệu, nhiễm trùng đe dọa tính mạng và nhiễm trùng gây ra bởi các sinh vật nhạy cảm.

Cefamandol

Cefamandol là kháng sinh cephalosporin bán tổng hợp phổ rộng. Giống như các cephalosporin thế hệ 2 hiện có, cefamandol có tác dụng tương tự hoặc thấp hơn đối với các cầu khuẩn Gram dương.