- Trang chủ
- Thuốc A - Z
- Thuốc gốc và biệt dược theo vần C
- Ceftazidime Kabi: thuốc kháng sinh nhóm beta-lactam cephalosporin thế hệ 3
Ceftazidime Kabi: thuốc kháng sinh nhóm beta-lactam cephalosporin thế hệ 3
Ceftazidime thể hiện hoạt tính kháng khuẩn bằng cách gắn và ức chế tác động của một số enzyme tham gia vào sự sinh tổng hợp thành của vi khuẩn, những enzyme này được gọi là protein gắn với penicillin.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhà sản xuất
Fresenius Kabi.
Thành phần
Mỗi lọ: Ceftazidime (dưới dạng ceftazidime pentahydrate) 1000mg.
Mô tả
Bột có màu trắng đến vàng.
Phổ kháng khuẩn
Vi khuẩn hiếu khí gram dương
Streptococcus agalactiae
Streptococcus pyogenes
Vi khuẩn hiếu khí gram âm
Haemophilus influenzae
Neisseria meningitidis
Proteus mirabilis
Proteus vulgaris
Providencia spp.
Các chủng mà đề kháng mắc phải có thể là vấn đề trong trị liệu
Vi khuẩn hiếu khí gram âm
Acinetobacter baumannii
Escherichia coli
Klebsiella oxytoca
Klebsiella pneumoniae
Morganella morganii
Pseudomonas aeruginosa
Staphylococcus aureus
Stenotrophomonas maltophilia
Streptococcus pneumoniae
Các chủng vốn đã đề kháng
Vi khuẩn hiếu khí gram dương
Enterococcus spp.
Listeria monocytogenes
Vi khuẩn kỵ khí
Các chủng Bacteroides spp.
Clostridium spp.
Fusobacterium spp.
Peptostreptococcus spp.
Các chủng khác
Chlamydia spp.
Campylobacter spp.
Legionella spp.
Mycobacterium spp.
Mycoplasma spp.
Dược lực học
Nhóm dược lý trị liệu: Kháng sinh nhóm beta-lactam cephalosporin thế hệ 3.
ATC code: J01DD02.
Cơ chế tác động
Ceftazidime là kháng sinh tổng hợp nhóm cephalosporin. Tương tự như các kháng sinh nhóm beta-lactam khác, ceftazidime thể hiện hoạt tính kháng khuẩn bằng cách gắn và ức chế tác động của một số enzyme tham gia vào sự sinh tổng hợp thành của vi khuẩn, những enzyme này được gọi là protein gắn với penicillin. Sự ức chế 1 hoặc nhiều protein này sẽ làm gián đoạn sự tổng hợp thành vi khuẩn (peptidoglycan), gây ly giải vi khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn.
Cơ chế đề kháng
Vi khuẩn đề kháng với ceftazidime có thể bằng một trong các cơ chế sau:
Tiết enzyme beta-lactamase thủy phân ceftazidime. Ceftazidime có thể bị thủy phân bởi một số enzyme như beta-lactamase phổ mở rộng (ESBL) và enzyme mã hóa ở nhiễm sắc thể (AmpC) được tạo ra hoặc ức chế bởi một số vi khuẩn hiếu khí gram âm.
Giảm ái lực của ceftazidime gắn với các protein.
Không cho thuốc thấm qua màng ngoài của vi khuẩn từ đó làm giảm sự gắn kết ceftazidime với các protein trong các vi khuẩn gram âm.
Sử dụng cơ chế bơm thuốc ra ngoài.
Có thể xảy ra cùng lúc nhiều cơ chế đề kháng trên 1 loại vi khuẩn. Tùy thuộc vào cơ chế hiện diện, vi khuẩn có thể biểu hiện sự đề kháng chéo đến một số hoặc tất cả các kháng sinh nhóm beta-lactam và/hoặc các kháng sinh nhóm khác.
Nồng độ phân biệt mức độ nhạy cảm
Mức độ đề kháng mắc phải có thể thay đổi theo mặt địa lý và thời gian đối với một số chủng chọn lọc, và thông tin tại chỗ về mức độ đề kháng là rất quan trọng, đặc biệt khi điều trị nhiễm trùng nặng. Cần tham khảo ý kiến các chuyên gia, nếu mức độ đề kháng tại chỗ có thể là vấn đề trong việc sử dụng kháng sinh để điều trị một vài loại nhiễm trùng.
Dược động học
Giá trị Cmax của ceftazidime sau khi sử dụng các liều khác nhau và các cách sử dụng khác nhau cho đối tượng có chức năng thận bình thường.
Nhìn chung, nồng độ trong huyết tương ở thời điểm 8 giờ sau khi tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp ceftazidime liều từ 500mg trở lên, vượt quá ngưỡng 2 mg/L. Sau khi tiêm tĩnh mạch ceftazidime nhiều lần ở liều 1g và 2g mỗi 8 giờ trong 10 ngày, không có bằng chứng cho thấy sự tích tụ ceftazidime trong huyết thanh của những đối tượng có chức năng thận bình thường.
Phân bố
Nồng độ có hiệu quả về mặt trị liệu vẫn duy trì trong huyết thanh sau 8-12 giờ tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Dưới 10% ceftazidime gắn với protein huyết tương và mức độ gắn với protein không lệ thuộc vào nồng độ.
Nồng độ ceftazidime vượt quá ngưỡng MIC của những chủng gây bệnh thông thường, có thể đạt được trong các mô như xương, tim, mật, đờm, thể dịch nước, hoạt dịch, dịch màng phổi và dịch màng bụng.
Thuốc có thể thấm qua nhau thai.
Ceftazidime ít thấm qua màng não không bị tổn thương và hiện diện ở nồng độ thấp trong dịch não-tủy nếu không có tình trạng viêm. Nồng độ trị liệu từ 4-20 mg/L hoặc hơn có thể đạt được trong dịch não tủy nếu màng não bị viêm.
Đào thải
Ceftazidime không bị chuyển hóa trong cơ thể. Khoảng 80-90% liều ceftazidime sử dụng được bài tiết ở dạng không chuyển hóa qua thận trong 24 giờ, bởi lọc cầu thận, và đạt nồng độ cao trong nước tiểu.
Ở đối tượng có chức năng thận bình thường, thời gian bán thải của ceftazidime là khoảng 2 giờ sau khi tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Rối loạn chức năng gan không ảnh hưởng đến dược động học của ceftazidime ở những đối tượng sử dụng ceftazidime 2g tiêm tĩnh mạch mỗi 8 giờ trong 5 ngày. Vì thế không cần điều chỉnh liều lượng ở những bệnh nhân có rối loạn chức năng gan, trừ phi chức năng thận cũng bị suy giảm.
Có dưới 1% ceftazidime đào thải qua mật, nên lượng thuốc bài tiết qua đường tiêu hóa là không có ý nghĩa.
Chỉ định và công dụng
Ceftazidime được chỉ định trong điều trị nhiễm trùng một hoặc nhiều loại vi khuẩn gây bởi các chủng nhạy cảm với ceftazidime (xem Dược lực học)
Nhiễm trùng đường hô hấp dưới, kể cả bệnh nhân nhiễm trùng trong xơ nang phổi;
Viêm màng não do vi khuẩn hiếu khí gram âm;
Điều trị cho các bệnh nhân bị giảm bạch cầu trung tính trầm trọng, Ceftazidime Kabi có thể được sử dụng phối hợp với một kháng sinh aminoglycoside hoặc một beta-lactam khác.
Cần tuân thủ các hướng dẫn chính thức về việc sử dụng kháng sinh một cách hợp lý. Để hạn chế kháng thuốc, chỉ dùng ceftazidime trong các trường hợp nhiễm khuẩn nặng, đã điều trị bằng kháng sinh thông thường nhưng không đỡ.
Liều lượng và cách dùng
Ceftazidime sử dụng qua đường tĩnh mạch, liều lượng sử dụng tùy thuộc vào mức độ trầm trọng, sự nhạy cảm, loại và vị trí nhiễm trùng, thể trọng và chức năng thận của bệnh nhân.
Ceftazidime có thể sử dụng phối hợp với các kháng sinh khác khi điều trị các nhiễm trùng do những chủng nhạy cảm và những chủng đề kháng. Ví dụ: trị liệu phối hợp một kháng sinh có hiệu quả trên vi khuẩn kỵ khí cần phải tính đến khả năng nhiễm cả vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí (như Bacteroides fragilis).
Người lớn
Khoảng liều sử dụng của ceftazidime trên người lớn là từ 3-6 g mỗi ngày, chia làm 2-3 liều, tiêm tĩnh mạch cách nhau từ 8-12 giờ hoặc tiêm bắp sâu.
Không khuyến cáo tiêm bắp sâu nếu liều lượng sử dụng trên 1g.
Trong phần lớn các trường hợp nhiễm trùng, cần sử dụng liều 1g mỗi 8 giờ hoặc 2g mỗi 12 giờ.
Trong trường hợp nhiễm trùng nặng, đặc biệt ở bệnh nhân bị giảm bạch cầu trung tính nặng, cần sử dụng liều 2g mỗi 8 giờ hoặc 3g mỗi 12 giờ.
Ở người lớn bị xơ nang phổi có chức năng thận bình thường có nhiễm trùng phổi do Pseudomonas, cần sử dụng liều cao từ 100-150 mg/kg/ngày chia làm 3 liều và có thể sử dụng liều lên đến 9 g/ngày.
Trẻ nhỏ (>2 tháng tuổi), trẻ em và thiếu niên
Khoảng liều thường sử dụng trên trẻ sơ sinh, trẻ em và thiếu niên là từ 30-100 mg/kg/ngày chia làm 2-3 liều.
Liều sử dụng có thể lên đến 150 mg/kg/ngày (liều tối đa là 6g mỗi ngày) chia làm 3 lần, có thể sử dụng cho bệnh nhân nhi bị giảm bạch cầu trung tính, bệnh nhân nhi bị xơ nang phổi hoặc bệnh nhi bị viêm màng não.
Trẻ sơ sinh đủ tháng và trẻ đến 2 tháng tuổi
Do chưa có đủ kinh nghiệm sử dụng trên lâm sàng, khuyến cáo sử dụng liều 25-60 mg/kg/ngày chia làm 2 lần và cho hiệu quả tốt.
Ở trẻ sơ sinh đủ tháng, thời gian bán thải của ceftazidime trong huyết thanh dài hơn người lớn từ 3-4 lần.
Bệnh nhân cao tuổi
Trên quan điểm về sự giảm thanh thải ceftazidime ở bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh cấp tính, khuyến cáo không sử dụng vượt quá liều 3g mỗi ngày, đặc biệt ở bệnh nhân trên 80 tuổi.
Bệnh nhân suy thận
Ceftazidime được bài tiết ở thận qua lọc cầu thận, vì thế cần giảm liều ceftazidime ở các bệnh nhân suy thận để bù trừ cho sự bài tiết chậm, ngoại trừ trường hợp suy thận nhẹ, ví dụ tốc độ lọc cầu thận > 50 mL/phút.
Ở bệnh nhân nghi ngờ suy giảm chức năng thận, liều khởi đầu có thể là 1g. Sau đó, cần ước lượng tốc độ lọc cầu thận để có thể xác định chính xác liều duy trì.
Đối với các bệnh nhân suy thận được thẩm phân máu hoặc được lọc máu tốc độ cao trong khoa chăm sóc đặc biệt, liều lượng khuyến cáo là 1g mỗi ngày chia làm nhiều lần. Đối với lọc máu tốc độ thấp, liều lượng khuyến cáo sử dụng theo mức sử dụng cho bệnh nhân suy thận.
Tương tự như ở người lớn, ở bệnh nhân nhi, sự thanh thải creatinine cần được điều chỉnh theo diện tích da của cơ thể hoặc trọng lượng cơ thể (không tính phần mỡ) và tần suất liều lượng cần giảm nếu có suy thận.
Thẩm phân máu:
Thời gian bán thải của ceftazidime trong huyết thanh trong quá trình thẩm phân máu thay đổi từ 3-5 giờ. Liều lượng duy trì thích hợp của ceftazidime cần được lập lại sau mỗi chu kỳ thẩm phân.
Thẩm phân phúc mạc:
Có thể sử dụng ceftazidime ở bệnh nhân đang thẩm phân phúc mạc và bệnh nhân đang thẩm phân phúc mạc lưu động ở liều được điều chỉnh theo chức năng thận. Trong những bệnh nhân này, liều ban đầu của ceftazidime là 1g, sau đó là 500mg mỗi 24 giờ. Ngoài ra, trong trường hợp nhiễm trùng trong phúc mạc, có thể sử dụng ceftazidime trong dịch thẩm phân (thường sử dụng liều 125-250 mg cho 2 lít dịch thẩm phân).
Lọc máu tĩnh mạch-tĩnh mạch hoặc thẩm phân máu tĩnh mạch-tĩnh mạch:
Ở các bệnh nhân đang lọc máu hoặc thẩm phân máu qua tĩnh mạch-tĩnh mạch, liều lượng sử dụng phải tuân theo liều khuyến cáo. Những chế độ trị liệu này giúp duy trì nồng độ ceftazidime trong huyết thanh cao hơn nồng độ tối thiểu ức chế 90% vi khuẩn (MIC90) trên các chủng nhạy cảm trong khoảng 80% thời gian giữa các liều.
Thời gian điều trị được căn cứ trên sự tiến triển về mặt lâm sàng và mức độ diệt trừ vi khuẩn. Điều trị cần được tiến hành liên tục thêm trong 48 giờ sau khi đã hết các triệu chứng lâm sàng.
Cách sử dụng
Bột pha dung dịch tiêm Ceftazidime Kabi 1g có thể được sử dụng qua đường tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp sâu.
Tiêm bắp sâu được tiến hành trên các khối cơ lớn như một phần tư trên cơ mông hoặc cơ hông đùi. Tuy nhiên chỉ tiêm bắp sâu trong một số trường hợp lâm sàng đặc biệt.
Hướng dẫn pha thuốc
Tiêm tĩnh mạch
Để tiêm tĩnh mạch trực tiếp, cần pha thuốc với dung môi là nước cất pha tiêm (xem bảng dưới). Dung dịch sau khi pha chế được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch, tiêm chậm trong 5 phút hoặc tiêm qua cổng dẫn.
Tiêm bắp sâu
Cần pha ceftazidime với dung môi là nước cất pha tiêm hoặc dung dịch lidocaine hydrochloride 10 mg/mL (1%) pha tiêm, theo hướng dẫn trong bảng dưới. Cần tham khảo thông tin về lidocaine nếu sử dụng dung dịch lidocaine để pha chế thuốc.
Truyền tĩnh mạch (xem liều lượng và cách dùng)
Để truyền tĩnh mạch, cần pha 2g ceftazidime với 10mL nước cất pha tiêm (nếu tiêm tĩnh mạch) và 50mL nước cất pha tiêm (nếu truyền tĩnh mạch) hoặc pha với các dung dịch tiêm truyền không gây tương kỵ khác. Cũng có thể sử dụng lọ 500mg hoặc lọ 1g để pha chế và tính toán liều thích hợp rồi pha loãng với các dung dịch tiêm truyền không gây tương kỵ. Truyền tĩnh mạch trong vòng 15-30 phút. Truyền tĩnh mạch gián đoạn qua cổng chữ Y cũng có thể được thực hiện cùng với các dung dịch tiêm truyền không gây tương kỵ. Tuy nhiên khi truyền tĩnh mạch ceftazidime, cần ngưng truyền các loại dung dịch khác.
Các dịch truyền không gây tương kỵ:
Ceftazidime ở nồng độ từ 40 mg/mL đến 260 mg/mL có thể pha trong các dung dịch tiêm truyền sau:
Dung dịch NaCl 9 mg/mL (0,9%) (dung dịch muối sinh lý)
Dung dịch Ringer Lactate
Dung dịch glucose 100 mg/mL (10%)
Khi pha chế để tiêm bắp sâu, Ceftazidime Kabi bột pha tiêm có thể được pha loãng trong dung dịch lidocaine 10 mg/mL (1%).
Khi hòa tan ceftazidime, CO2 sẽ được phóng thích ra và có thể tạo 1 áp lực bên trong lọ. Để tiện sử dụng, cần áp dụng kỹ thuật dưới đây khi pha chế.
Hướng dẫn pha chế
Đối với hàm lượng 0,5g IM/IV và 1g IM/IV
1. Tiêm dung môi pha loãng vào lọ thuốc và lắc đều để hòa tan. Lọ thuốc đã được hút chân không để giúp cho việc tiêm dung môi vào dễ dàng hơn.
2. CO2 được phóng thích ra khi kháng sinh được hòa tan, tạo 1 áp lực trong lọ. Dung dịch sẽ trở nên trong suốt sau 1-2 phút.
3. Đảo ngược lọ thuốc, ấn đầu pít-tông của syringe lên hết toàn bộ trước khi đâm kim tiêm vào lọ thuốc.
4. Đâm kim xuyên qua nút đậy bằng cao su, đảm bảo cho kim vẫn ngập trong dung dịch và bắt đầu rút dung dịch ra. Áp lực trong lọ sẽ giúp việc rút dung dịch ra dễ dàng hơn.
5. Dung dịch rút ra có thể chứa bọt CO2, và cần phải loại bỏ khỏi syringe trước khi tiêm.
Đối với lọ 2g dùng để tiêm truyền
1. Tiêm 10mL dung dịch pha loãng vào lọ thuốc và lắc đều để hòa tan. Lọ thuốc đã được hút chân không để giúp cho việc tiêm dung môi vào dễ dàng hơn.
2. CO2 được phóng thích ra khi kháng sinh được hòa tan, tạo 1 áp lực trong lọ. Dung dịch sẽ trở nên trong suốt sau 1-2 phút.
3. Dùng 1 kim tiêm để giải phóng áp suất trong lọ thuốc trước khi thêm dung dịch pha loãng vào. Thêm dung dịch pha loãng vào và sau đó lấy kim tiêm đã đâm vào trước đó ra.
4. Áp lực trong lọ thuốc có thể được tiếp tục gia tăng, đặc biệt khi bảo quản, vì thế cần loại bỏ áp lực này trước khi truyền cho bệnh nhân.
LƯU Ý: Để đảm bảo tính vô khuẩn của chế phẩm, cần lưu ý không đâm kim tiêm vào lọ để loại bỏ áp lực trong lọ trước khi thuốc được hòa tan. Sự pha loãng thuốc phải được tiến hành trong điều kiện vô khuẩn.
Cảnh báo
Thận trọng khi chỉ định thuốc cho bệnh nhân đã có phản ứng dị ứng với penicillin hoặc bất kỳ kháng sinh nhóm beta-lactam nào khác do có thể xảy ra dị ứng chéo (xem mục Chống chỉ định nếu trước đó có phản ứng quá mẫn).
Nếu xảy ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng (phản vệ), cần ngưng sử dụng ngay ceftazidime và sử dụng các biện pháp cấp cứu cần thiết.
Viêm kết tràng liên quan đến kháng sinh đã được ghi nhận với ceftazidime. Cần phải cân nhắc đến trường hợp này nếu bệnh nhân xuất hiện triệu chứng tiêu chảy trong hoặc ngay sau khi trị liệu. Cần ngưng sử dụng ceftazidime nếu bệnh nhân bị tiêu chảy nặng hoặc tiêu chảy có máu và cần áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp. Không sử dụng các thuốc ức chế nhu động ruột.
Thận trọng khi sử dụng ceftazidime trên các đối tượng có tiền sử bệnh ở đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm kết tràng.
Ceftazidime không gây độc tính trên thận. Tuy nhiên, tổng liều sử dụng phải giảm bớt nếu sử dụng ceftazidime cho bệnh nhân suy thận cấp tính hoặc suy thận mạn tính, để tránh các hậu quả trên lâm sàng, ví dụ như động kinh (xem Liều lượng và cách dùng).
Thận trọng khi sử dụng kháng sinh nhóm cephalosporin trên các bệnh nhân đang sử dụng các thuốc gây độc tính trên thận, ví dụ như các kháng sinh nhóm aminoglycoside hoặc thuốc lợi tiểu mạnh (như furosemide), do sự phối hợp này có thể gây tác dụng có hại trên chức năng thận. Các aminoglycoside cũng gây độc tính trên tai (xem Tương tác).
Không pha trộn ceftazidime và aminoglycoside trong cùng 1 dung dịch do có thể gây kết tủa.
Nôn mửa và tiêu chảy do trị liệu bằng ceftazidime (xem Tác dụng không mong muốn) có thể tác động đến hiệu quả của các thuốc khác sử dụng cùng lúc với ceftazidime, ví dụ như thuốc tránh thai đường uống.
Có thể sử dụng ceftazidime trong thời gian chờ kết quả thử độ nhạy kháng sinh, nhưng cần phải thay đổi trị liệu cho hợp lý khi có kết quả về độ nhạy của kháng sinh. Điều này đặc biệt quan trọng khi sử dụng ceftazidime ở dạng đơn trị.
Cũng như các kháng sinh phổ rộng khác, sử dụng ceftazidime lâu ngày có thể gây sự phát triển quá mức của các chủng không nhạy cảm (như Candida, Enterococcus và Serratia spp.) và điều này có thể gây gián đoạn trị liệu hoặc phải bỏ qua một trị liệu thích hợp. Vì thế luôn cần đánh giá tình trạng của bệnh nhân một cách thích hợp.
Trong thời gian trị liệu dài hạn với ceftazidime, cần theo dõi công thức máu và chức năng thận, gan trong những khoảng thời gian thích hợp.
Cần lưu ý đến hàm lượng natri trong chế phẩm (52mg Na trong 1000mg ceftazidime) khi sử dụng cho bệnh nhân có chế độ hạn chế Na.
Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc
Chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc trên khả năng lái xe và vận hành máy. Cần cân nhắc đến khả năng xảy ra hoa mắt và động kinh khi lái xe và vận hành máy.
Quá liều
Khi quá liều ceftazidime có thể xuất hiện triệu chứng đau, viêm và viêm tĩnh mạch tại vị trí tiêm.
Các bất thường trong xét nghiệm khi quá liều ceftazidime bao gồm sự gia tăng creatinine, BUN, enzyme gan và bilirubin, phản ứng Coomb dương tính, tăng tiểu cầu, tăng bạch cầu ưa acid, giảm bạch cầu và kéo dài thời gian prothrombin.
Áp dụng các biện pháp điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng, cùng với các trị liệu đặc hiệu để kiểm soát động kinh. Trong trường hợp quá liều nặng, đặc biệt ở bệnh nhân suy thận, cần thẩm phân máu kết hợp với truyền máu, nếu đáp ứng với các trị liệu bảo tồn thất bại.
Thông tin bổ sung trên nhóm đối tượng đặc biệt
Quá liều hoặc sử dụng liều cao không hợp lý trong các bệnh nhân suy thận có thể gây di chứng thần kinh như chóng mặt, dị cảm, nhức đầu, bệnh não, co giật và hôn mê.
Chống chỉ định
Quá mẫn với ceftazidime hoặc bất kỳ kháng sinh nhóm cephalosporin.
Đã bị phản ứng quá mẫn tức thời hoặc phản ứng quá mẫn nghiêm trọng với penicillin hoặc bất kỳ kháng sinh nhóm beta-lactam.
Sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai: Các nghiên cứu trên sinh sản cho thấy thuốc không gây suy giảm khả năng thụ tinh hoặc gây độc tính trên bào thai. Tuy nhiên các nghiên cứu về độc tính trên sinh sản ở động vật có thể không tiên đoán được đáp ứng trên người. Vì thế, chỉ sử dụng ceftazidime trong thời kỳ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ và trong thời kỳ đầu cho con bú, sau khi đã đánh giá giữa lợi ích và nguy cơ.
Phụ nữ cho con bú: Ceftazidime được bài tiết trong sữa mẹ ở nồng độ thấp. Hậu quả là có thể gây nguy cơ tiêu chảy, gây mẫn cảm và nhiễm nấm niêm mạc ở trẻ bú sữa. Chỉ sử dụng ceftazidime cho phụ nữ đang cho con bú chỉ khi thật cần thiết.
Tương tác
Độc tính trên thận đã được ghi nhận khi sử dụng đồng thời cephalosporin và aminoglycoside hoặc thuốc lợi tiểu mạnh như furosemide. Cần theo dõi chức năng thận, đặc biệt khi sử dụng aminoglycoside ở liều cao hoặc khi sử dụng kéo dài, do nguy cơ gây độc tính trên thận và tai của aminoglycoside.
Sử dụng ceftazidime có thể gây phản ứng Coomb dương tính trên khoảng 5% bệnh nhân và điều này có thể ảnh hưởng đến sự tương thích về nhóm máu.
In vitro, chloramphenicol có tác động đối kháng với ceftazidime và các cephalosporin khác. Ý nghĩa lâm sàng của hiện tượng này chưa được xác định, tuy nhiên nếu sử dụng đồng thời ceftazidime và chloramphenicol (hoặc các thuốc kìm khuẩn khác như tetracycline hoặc sulfonamide) có thể xảy ra đối kháng.
Ceftazidime không ảnh hưởng đến thử nghiệm glucose trong nước tiểu bằng phương pháp enzyme, tuy nhiên có ảnh hưởng nhẹ đến phương pháp khử đồng (Benedict's, Fehling's, Clinitest).
Ceftazidime không ảnh hưởng đến xét nghiệm creatinine trong định lượng picrate kiềm.
Tác dụng không mong muốn
Tần suất xuất hiện các tác dụng không mong muốn ở mức "rất thường xảy ra" đến mức "ít khi xảy ra" được thu nhập từ các thử nghiệm lâm sàng (đã công bố và lưu hành nội bộ). Tần suất các tác dụng bất lợi ở mức "hiếm khi xảy ra" được thu nhập từ các báo cáo sau khi lưu hành thuốc.
Rất thường xảy ra: (≥1/10)
Thường xảy ra: (≥1/100 đến <1/10)
Ít khi xảy ra: (≥1/1.000 đến <1/100)
Hiếm khi xảy ra: (≥1/10.000 đến <1/1.000)
Rất hiếm khi xảy ra: (<1/10.000)
Không xác định (không thể ước tính từ các dữ liệu có sẵn)
Thận trọng
Không pha trộn ceftazidime với các dung dịch có pH trên 7,5 như dung dịch tiêm, tiêm truyền NaHCO3. Không pha trộn ceftazidime với aminoglycoside trong cùng 1 dung dịch vì có thể gây ra kết tủa.
Cần phải rửa sạch canula và catheter tĩnh mạch bằng dung dịch muối giữa các đợt truyền ceftazidime và vancomycin để tránh kết tủa xảy ra.
Thuốc pha chế xong cần sử dụng ngay. Chỉ sử dụng dung dịch trong suốt, không có chứa phần tử lạ.
Thuốc chỉ sử dụng 1 lần. Phần thuốc thừa không sử dụng đến cần loại bỏ.
Dung dịch thuốc có màu từ vàng nhạt đến màu hổ phách tùy thuộc vào nồng độ, dung môi pha loãng và điều kiện bảo quản. Hoạt tính của thuốc không bị ảnh hưởng bởi sự biến đổi màu như trên.
Bảo quản
Bảo quản thuốc trong hộp để tránh ánh sáng. Không bảo quản ở nhiệt độ trên 25oC.
Trình bày và đóng gói
Bột pha dung dịch tiêm: hộp 1 lọ x 10mL.
Bài viết cùng chuyên mục
Cimetidin
Cimetidin ức chế cạnh tranh với histamin tại thụ thể H2 của tế bào bìa dạ dày, ức chế tiết dịch acid cơ bản (khi đói) ngày và đêm của dạ dày và cả tiết dịch acid được kích thích bởi thức ăn, histamin, pentagastrin, cafein và insulin.
Concor: thuốc điều trị tăng huyết áp và đau thắt ngực
Bisoprolol, hoạt chất chính của Concor 5mg, là thuốc chẹn thụ thể β1 giao cảm chọn lọc, không có tính ổn định màng và hoạt tính giống giao cảm nội tại. Bisoprolol cho thấy ít có tác dụng trên thụ thể β2 của cơ trơn phế quản và mạch máu.
Cetaphil: thuốc duy trì độ ẩm tự nhiên của da mà không gây kích ứng
Cetaphil Moisturizing Cream: Phục hồi & duy trì độ ẩm tự nhiên của da mà không gây kích ứng kể cả trường hợp làn da đang bị bệnh như mụn trứng cá, chàm, nám da, đang bị dị ứng.
Cefazolin
Cefazolin là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 1, tác động kìm hãm sự phát triển và phân chia vi khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp vỏ tế bào vi khuẩn.
Cystine B6: thuốc điều trị rụng tóc
Cystine B6 điều trị mọi vấn đề liên quan đến tóc: Rụng tóc, tóc chẻ, tóc dễ gãy…; đặc biệt, rụng tóc từng mảng, rụng tóc lan tỏa cấp tính (sau sang chấn, phẫu thuật, nhiễm trùng, hậu sản, dùng một số thuốc), rụng tóc do nội tiết tố nam.
Comiaryl: thuốc điều trị đái tháo đường type 2
Comiaryl điều trị đái tháo đường type 2 kết hợp với chế độ ăn kiêng và luyện tập thể dục: Trong trường hợp điều trị đơn độc với glimepirid hoặc metformin không kiểm soát được đường huyết.
Clorazepat: Tranxene, thuốc giải lo âu, an thần nhóm benzodiazepin
Clorazepat là một benzodiazepin tác dụng kéo dài, thuốc có tác dụng an thần, gây ngủ, giải lo âu, chống động kinh và giãn cơ, nhưng chủ yếu được dùng điều trị ngắn ngày trạng thái lo âu
Cefuro B: thuốc kháng sinh diệt khuẩn
Đợt kịch phát cấp của viêm phế quản mạn hoặc viêm phế quản cấp nhiễm khuẩn thứ phát hoặc nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng.
Cefoperazon
Cefoperazon là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3, có tác dụng diệt khuẩn do ức chế sự tổng hợp thành của tế bào vi khuẩn đang phát triển và phân chia.
Chamomile: thuốc điều trị đầy hơi và chống viêm
Chamomile điều trị đầy hơi, rối loạn viêm đường tiêu hóa, co thắt đường tiêu hóa, viêm da hoặc màng nhầy, mất ngủ, đau bụng kinh và say tàu xe. Chamomile để sử dụng tại chỗ được đề xuất sử dụng bao gồm cho bệnh trĩ và viêm niêm mạc.
Cefazolin Actavis: thuốc kháng sinh nhóm betalactam
Cefazolin Actavisdùng để điều trị nhiễm trùng do các vi khuẩn nhạy cảm kháng sinh. Nhiễm trùng đường hô hấp. Nhiễm trùng đường tiết niệu. Nhiễm trùng da và cấu trúc da. Nhiễm trùng xương khớp. Nhiễm trùng huyết. Viêm nội tâm mạc.
Cyclophosphamid
Cyclophosphamid là một tác nhân alkyl hóa kìm tế bào, thuộc nhóm oxazaphosphorin, một hợp chất tương tự với khí mù-tạt nitơ.
Cavinton
Cavinton cải thiện chuyển hóa não, làm tăng tiêu thụ oxygen của não, làm tăng sức chịu đựng sự thiếu oxygen của tế bào não. Một mặt, do ức chế sự kết tụ tiểu cầu và làm giảm sự tăng sức kháng của mạch.
Choragon
Tạo sự trưởng thành cuối cùng của nang noãn & hoàng thể hóa, Gây rụng trứng và hoàng thể hóa: tiêm IM, 1 hoặc 2 ống, sử dụng 24 - 48 giờ sau khi đạt kích thích phát triển nang noãn tối ưu.
Comfrey: thuốc điều trị bổ sung
Comfrey là một chất bổ sung thảo dược được sử dụng cho các tình trạng như viêm phế quản, vết bầm tím, ung thư, ho, gãy xương, loét dạ dày tá tràng, thấp khớp, loét da, bong gân, vết thương chữa lành.
Cefadroxil
Cefadroxil là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 1, có tác dụng diệt khuẩn, ngăn cản sự phát triển và phân chia của vi khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn.
Conjugated Estrogens Vaginal: thuốc điều trị các triệu chứng mãn kinh
Conjugated Estrogen, Vaginal là một loại thuốc kê đơn được sử dụng để điều trị các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa và những thay đổi ở âm đạo.
Cranberry: thuốc phòng nhiễm trùng đường tiết niệu
Cranberry phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, khử mùi đường tiết niệu, để điều trị bệnh tiểu đường loại 2, hội chứng mệt mỏi mãn tính, bệnh còi, viêm màng phổi, như một loại thuốc lợi tiểu, sát trùng, hạ sốt và điều trị ung thư.
Cyramza: thuốc điều trị ung thư
Thuốc Cyramza điều trị ung thư dạ dày đơn trị hoặc kết hợp với paclitaxel, ung thư phổi không tế bào nhỏ phối hợp với docetaxel, ung thư đại trực tràng phối hợp với FOLFIRI.
Cavinton Forte: thuốc điều trị rối loạn tuần hoàn
Cavinton Forte là một hợp chất có cơ chế tác động phức hợp, có tác động thuận lợi trên chuyển hóa ở não và lưu lượng máu não, cũng như lên những đặc tính lưu biến của máu.
Cancetil Plus
Tránh dùng chung chế phẩm bổ sung K, muối chứa K, HCTZ có thể gây phản ứng đặc ứng khi mới bắt đầu dùng thuốc.
Corifollitropin Alfa: thuốc kích thích nang trứng điều trị vô sinh
Corifollitropin alfa đang được phát triển để sử dụng như một chất chủ vận hormone kích thích nang trứng tác dụng kéo dài để điều trị vô sinh.
Claforan
Claforan là một kháng sinh bán tổng hợp thuộc họ bêtalactamin, nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3.
Cefepim
Cefepim là thuốc kháng sinh bán tổng hợp nhóm cephalosporin và được coi là thuộc thế hệ 4 do có phổ tác dụng rộng hơn các cephalosporin thế hệ 3. Thuốc được dùng theo đường tiêm.
Clamisel
Nhiễm trùng hô hấp mắc phải trong cộng đồng, chống lại các tác nhân gây viêm phổi không điển hình. Phối hợp omeprazol điều trị tiệt căn loét dạ dày tá tràng do H. pylori.